Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu)

Bùi Đức Vinh
Xem chi tiết
Gia Hưng Nguyễn
Xem chi tiết
ú oà
Xem chi tiết
Bạch Long Ngũ Sát
Xem chi tiết
thắng thẩm
28 tháng 10 2022 lúc 18:23

Trong mỗi chúng ta có lẽ "tình mẫu tử" vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được đền đáp, Hồng đã ở "trong lòng mẹ". Chú bé Hồng - nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.

Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa.

Đoạn trò truyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ.

- Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười "rất kịch" của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu.

 

Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót.

Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: "Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi".

Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.

Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: "Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”.

Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.

Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.

Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử" hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.

Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa...

 

Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.

Bình luận (0)
Trần Ngọc Minh Trang
Xem chi tiết
minh nguyet
28 tháng 10 2022 lúc 17:08

 

Gợi ý cho em các ý: 

Mở bài: Giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng và tác phẩm ''Trong lòng mẹ'' 

Giới thiệu về vấn đề cần nói tới (Cảm xúc của Hồng khi gặp lại mẹ) 

Thân bài: 

Hoàn cảnh của người mẹ bé Hồng: 

+ Chồng mất 

+ Phải bỏ đi tha hương cầu thực 

+ Bị những hủ tục đày đọa 

+ Phải xa con 

Cảm xúc của bé Hồng khi gặp lại mẹ: 

+ Thoáng thấy bóng vội vã chạy theo 

+ Vừa chạy theo xe vừa gọi mẹ, nhận ra mẹ rồi ngồi lên xe 

+ Vui đến ríu cả chân khi gặp lại mẹ 

+ Òa khóc khi gặp lại mẹ 

+ Cảm nhận được hơi ấm của mẹ 

+ Quên hết những lời bà cô đã nói 

... 

Kết bài. 

Bày tỏ suy nghĩ của em về cảm xúc của bé Hồng khi gặp lại mẹ. 

_mingnguyet.hoc24_ 

Bình luận (0)
Mất Tên Nam
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
26 tháng 10 2022 lúc 19:28

Gợi ý cách làm nha.

Mở đoạn:

- Giới thiệu văn bản "Trong Lòng Mẹ"

Ví dụ: Nhà văn Nguyên Hồng đã viết ra những cảm xúc vô cùng chân thật của một cậu bé xa mẹ từ nhỏ. Tuy nhiên cậu vẫn luôn yêu thương mẹ.

Thân đoạn:

- Nêu hoàn cảnh của nhà văn trong thời thơ ấu:

+ Mất bố từ nhỏ, phải xa người mẹ bất hạnh.

+ Sống trong sự giả dối của người cô, trong những lời người ta nói xấu mẹ mình.

-> Chắc chắn, cậu bé Hồng đã vô cùng tủi nhục, đau đớn nhưng cậu vẫn yêu thương mẹ vô cùng không hề oán trách mẹ. 

- Sự cay đắng của cậu bé Hồng:

+ Trước những lời nói đầy mỉa mai và giả dối của người cô, cậu cũng chẳng thể làm gì được chỉ biết khóc.

+ Trong lòng cậu khi ấy hỗn độn nhiều điều, buồn bã có và uất ức điều gì đó cũng có.

- Sự tủi cực của cậu bé Hồng:

+ Không được gần gũi với mẹ, ít khi được gặp mẹ.

+ Thường xuyên nghe những lời người ta nói xấu mẹ.

=> Thật đáng thương làm sao đối với một cậu bé còn nhỏ!

- Kết luận, nhận xét:

+ Thực, nhà văn Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực những điều đã nói trên chắc bởi lẽ chính ông là cậu bé Hồng.

+ Ông kể lại người thực, việc thực.

+ Ngoài ra, ta còn thấy được những chi tiết thể hiện tình yêu cháy bỏng của người đối với mẹ mình:

-> Khi gặp lại mẹ, cảm xúc cậu vỡ òa lên ôm chầm lấy mẹ.

-> Cậu bé Hồng cảm nhận được hơi ấm người mẹ.

-> Cậu thấy mẹ mình vô cùng đẹp.

-> Hơn thế là ở chi tiết cậu ghét cay ghét đắng những cổ tục đày đọa mẹ mình.

Kết đoạn:

- Tổng kết lại vấn đề.

Ví dụ: Khép lại, ta thấy được cậu bé Hồng rất ngoan, rất hiểu chuyện và vô cùng yêu thương người mẹ của mình. (Câu bị động)

Bình luận (0)
Mie kute hột sầu alone:)...
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 10 2022 lúc 9:36

Gợi ý cho em các ý để em tự viết:

Giới thiệu về văn bản ''Trong lòng mẹ'' và nhà văn Nguyên Hồng

Giới thiệu sơ lược về bé Hồng (Hoàn cảnh trước và hiện tại)

Nêu về những lời bà cô nói với Hồng (Dẫn chứng trong sách giáo khoa)

Tâm trạng của H khi nghe lời bà cô nói (Buồn bã, tủi cực, ước cho những hủ tục đày đọa mẹ biến thành đầu mẩu gỗ, cục thủy tinh...). 

Tình cảm của H dành cho mẹ (Không hề thay đổi, không hề ghét bỏ mẹ mà thậm chí thương mẹ nhiều hơn...)

Bày tỏ suy nghĩ của em về bà cô và tình cảm dành cho bé Hồng.

Kết bài. 

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
long
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 10 2022 lúc 22:25

Gợi ý cho em các ý để em tự viết:

Giới thiệu về văn bản ''Trong lòng mẹ'' và nhà văn Nguyên Hồng

Giới thiệu sơ lược về bé Hồng (Hoàn cảnh trước và hiện tại)

Nêu về những lời bà cô nói với Hồng (Dẫn chứng trong sách giáo khoa)

Tâm trạng của H khi nghe lời bà cô nói (Buồn bã, tủi cực, ước cho những hủ tục đày đọa mẹ biến thành đầu mẩu gỗ, cục thủy tinh...). 

Tình cảm của H dành cho mẹ (Không hề thay đổi, không hề ghét bỏ mẹ mà thậm chí thương mẹ nhiều hơn...)

Bày tỏ suy nghĩ của em về bà cô và tình cảm dành cho bé Hồng.

Kết bài. 

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
Hiền Mai
Xem chi tiết
Que Chu
Xem chi tiết