Người hay giúp bạn khác trả lời bài tập sẽ trở thành học sinh giỏi. Người hay hỏi bài thì không. Còn bạn thì sao?
tung đồng thời 2 con súc sắc .tính xác xuất :
a,2 con súc sắc cùng xuất hiện mặt lẻ
b, tổng số chấm trên 2 con súc sắc là số lẻ
1 câu trả lời

â. Số phần tử của không gian mẫu là:
n(Ω) = 62 = 36
Gọi A là biến cố "2 con súc sắc cùng xuất hiện mặt lẻ". Số phần tử của biến cố A là:
B1: Gieo con súc sắc thứ nhất, có 3 cách xuất hiện mặt lẻ.
B2: Gieo con súc sắc thứ 2, có 3 cách xuất hiện mặt lẻ.
=> Theo quy tắc nhân: n(A) = \(3.3=9\)
=> Xác suất của biến cố A là: P(A) = \(\dfrac{9}{36}=\dfrac{1}{4}\)
b. Gọi B là biến cố: " Tổng số chấm trên 2 con súc sắc là số lẻ".
Ta có : số lẻ + số chẵn = số lẻ
TH1: Con súc sắc thứ nhất là số chẵn, con súc sắc thứ 2 là số lẻ: có 3.3 = 9 cách
TH2: Con súc sắc thứ nhất mang số lẻ, con súc sắc thứ 2 mang số lẻ: có 3.3 = 9 cách.
=> Theo quy tắc cộng: n(B) = 9 + 9 = 18 cách.
=> Xác suất của biến cố B là: P(B) = \(\dfrac{18}{36}=\dfrac{1}{2}\)
Một xạ thủ bắn lần lượt viên đạn vào một con thú và con thú chỉ chết khi bị trúng 2 viên đạn. Xác suất viên đạn thứ nhất trúng con thú là 0.8 . Nếu viên thứ nhất trúng con thú thì xác suất trúng của viên thứ hai là 0.7 và nếu trượt thì xác suất trúng của viên thứ hai là 0.1 . Biết rằng con thú còn sống. Xác suất để viên thứ hai trúng con thú là bao nhiêu?
1 câu trả lời

vì còn thú còn sống => lần 1 trượt lần 2 trúng
=> xác xuất để viên 1 trượt là 1-0,8=0,2
=> xác xuất để viên 2 trúng còn thú là P=0,2.0.1
một xạ thủ bắn lần lượt 2 viên đạn vào 1 con thú và con thú chỉ chết khi bị trúng 2 viên đạn. Xác suất viên đạn thứ nhất trúng con thú là 0,8. Nếu viên đạn thứ nhất trúng con thú thì xác suất trúng của viên đạn thứ hailà 0,7 và nếu trượt thì xác suất cuả viên thứ hai là 0,1. Biết rằng con thú còn sống. Xác suất để viên thứ hai trúng con thú là
giúp e với ạ
Được cập nhật 13 tháng 1 lúc 19:33 0 câu trả lời

Tìm tất cả các số tự nhiên n để:
\(n^{2003}+n^{2002}\)+1 là số nguyên tố
Được cập nhật 10 tháng 1 lúc 21:28 0 câu trả lời

Giúp e!
Trên sân ga có 4 hành khách muốn đi tàu, một đoàn tàu có 3 toa trống, mỗi toa trống ít nhất 4 chỗ. Hỏi có bao nhiêu cách để hành khách lên tàu sao cho có ít nhất 1 toa không có hành khách nào lên?
2 câu trả lời

5 = 1+4=1+2+2 = 1+1+1+2
TH1: cả 5 người cùng lên 1 toa => 4C1 = 4 cách
TH2: 4 khách lên 1 toa và khách còn lại lên toa khác=> 5C4 .4 .3 = 60 cách
TH3: Chọn 1 trong 5 khách xếp vào 1 trong 4 toa : 5C1.4
Số cách chọn 1 toa không khách là 3 cách.
Chọn 2 trong 4 khách còn lại xếp vào 1 trong 3 toa còn lại: 4C2 .
=>Có: 360 cách
TH4: Chọn 2 khách trong 5 khách xếp vào 1 trong 4 toa : 5C2 . 4
3 khách còn lại, mỗi người lên 1 toa : 3!
=>Tổng tất cả 4 TH: 664 cách
Cái này mk tìm trên mạng về đấy. Có j bn thử tham khảo ở đây nha: https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20110810074330AAxSFio.
Chúc bn học tốt! <3

Xin lỗi bn nha, mk cop nhầm cái link rồi, link đúng là: https://diendan.hocmai.vn/threads/mot-bai-toan-to-hop-ve-xep-hanh-khach-len-tau.174418/
Nếu bn ko copy đc link của mk thì bn cứ copy lại cả đề bài rồi lên tìm trên google nha! Bn cứ vào của diendanhocmai ấy!
Giải hệ PT:
\(\left\{{}\begin{matrix}x+2y=3\\\sqrt{y+3}+\sqrt{x+7y+1}+y^3+y=10\end{matrix}\right.\)
0 câu trả lời


\(2cosx+3sinx+\dfrac{1}{3}cos2x-sin2x=\dfrac{8}{3}\)
\(\Leftrightarrow6cosx+9sinx+cos2x-3sin2x-8=0\)
\(\Leftrightarrow6cosx-6sinx.cosx+9sinx-9+1+1-2sin^2x=0\)
\(\Leftrightarrow6cosx\left(1-sinx\right)-9\left(1-sinx\right)+2\left(1-sinx\right)\left(1+sinx\right)=0\)
\(\Leftrightarrow\left(1-sinx\right)\left(6cosx-9+2+2sinx=0\right)\)
\(\Leftrightarrow\left(1-sinx\right)\left(6cosx+2sinx-7\right)=0\)
\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}1-sinx=0\\6cosx+2sinx=7\end{matrix}\right.\)
TH1: \(1-sinx=0\Rightarrow sinx=1\Rightarrow x=\dfrac{\pi}{2}+k2\pi\)
TH2: \(6cosx+2sinx=7\) (1)
Do \(6^2+2^2=40< 7^2=49\Rightarrow\) pt (1) vô nghiệm
Vậy pt đã cho có nghiệm \(x=\dfrac{\pi}{2}+k2\pi\)
Câu 9: Một người gọi điện thoại nhưng quên hai chữ số cuối mà chỉ nhớ hai chữ số đó phân biệt. Người đó bấm ngẫu nhiên hai số cuối. Tính xác suất để người đó gọi đúng số
1 câu trả lời

mk có bài toán !!! cũng không hay gì nhưng mk sẽ đăng lên cho mấy bn giải thử nhé . tl đúng = 1GP
Có 24 tấm thẻ được đáng số từ 1--->24 . Chọn ngẩu nhiên 3 thẻ , tính xác suất để tổng các số trên 3 tâm thẻ được chọn chia hết cho 3 .
Đ/A của mk : \(\dfrac{85}{253}\) (chưa bt đúng hay sai nhưng nắm chắc 99,9% là đúng rồi).
3 câu trả lời

kết quả thì chắc là giống nhưng cách làm không biết có khác không nếu sai bạn chỉ giùm mình nha! cám ơn nhiều
ta có n(Ω)=24C3
gọi x là biến cố:'tổng 3 số ghi trên 3 thẻ được rút chia hết cho 3 '
a,b,c lần lượt là ba số ghi trên 3 thẻ rút được.
khi đó
\(\left\{{}\begin{matrix}1< =a,b,c< =24\\\left(a+b+c\right):3\end{matrix}\right.\)
TH1: lấy 3 tấm thẻ đều chia hết cho 3: 8C3
TH2: lấy 3 tấm thẻ đều chia hết cho 3 dư 1: 8C3
TH3: lấy 3 tấm thẻ đều chia hết cho 3 dư 2: 8C3
TH4: lấy 3 tấm thẻ trong 3 TH trên : 8C1*8C1*8C1
vậy ta có: P(X)= ((8C3+8C3+8C3)+(8C1*8C1*8C1))/24C3=85/253
Có bao nhiêu sắp 4 nam và 3 nữ ngồi dãy dãy ghế 9 chổ sao cho nam ngồi gần nhau,nữ ngồi gần nhau
Được cập nhật 25 tháng 12 2018 lúc 15:04 1 câu trả lời

Lời giải:
Gộp $4$ bạn nam thành một nhóm, $3$ bạn nữ thành một nhóm.
Lúc này bài toán trở thành xếp 2 nhóm vào dãy ghế $4$ chỗ. Ta có \(A^2_4=12\) (cách xếp)
Mặt khác, Sắp xếp $4$ bạn nam ta có $4!$ cách xếp, sắp xếp $3$ bạn nữ ta có $3!$ cách xếp
Do đó số cách sắp xếp thỏa mãn là: \(12.4!.3!=1728\)
từ 40 điểm phân biệt không có ba điểm nào thẳng hàng, có thể tạo được bao nhiêu đối tượng hình học gồm: đoạn thẳng, các đa giác.
1 câu trả lời

Số đoạn thẳng tạo được từ 40 điểm trên là: \(C^2_{40}\)
Số đa giác tạo được từ 40 điểm phân biệt trên là: \(C^3_{40}+C^4_{40}+C^5_{40}+...+C^{40}_{40}\)
=> Từ 40 điểm phân biệt không thẳng hàng có thể lập được số đoạn thẳng và các đa giác là: \(C^2_{40}+C^3_{40}+C^4_{40}+C^5_{40}+...+C^{40}_{40}=\left(C^0_{40}+C^1_{40}+C^2_{40}+C^3_{40}+C^4_{40}+C^5_{40}+...+C^{40}_{40}\right)-C^0_{40}-C^1_{40}\\
=2^{40}-1-40=2^{40}-41\)


Có \(\left(x^5+\dfrac{1}{2}x^2\right)^7=\sum\limits^7_{k=0}.C^k_7.x^{35-5k}.2^{-k}.x^{2k}\\
=\sum\limits^7_{k=0}.C^k_7.2^{-k}.x^{35-3k}\)
Tìm hệ số lớn nhất, tức là ta phải tìm giá trị lớn nhất của ak = \(C^k_7.2^{-k}\) ( k ∈ { 0;1;2;3;4;5;6;7}
ak+1 = \(C^{k+1}_7.2^{-k+1}\)(k ∈ {0;1;2;3;4;5;6}
+) Xét ak < ak+1 (k ∈ {0;1;2;3;4;5;6}
\(< =>C^k_7.2^{-k}< C^{k+1}_7.2^{-k+1}\\ < =>\dfrac{7!}{k!\left(7-k\right)!}< \dfrac{7!.2}{\left(k+1\right)!\left(6-k\right)!}\\ < =>\dfrac{1}{\left(7-k\right)}< \dfrac{2}{\left(k+1\right)}\\ < =>\left(k+1\right)< 14-2k\\ < =>k< 4,33\\ =>\left\{{}\begin{matrix}k< 4,33\\k\in0;1;2;3;4;5;6\\k\in N\end{matrix}\right.=>k\in0;1;2;3;4\)
Do đó: a0 < a1 < a2 < a3 < a4 < a5 (1)
+) Xét ak > ak+1
\(< =>\left(k+1\right)>14-2k\\ < =>k>4,33\\ =>\left\{{}\begin{matrix}k>4,33\\k\in0;1;2;3;4;5;6\\k\in N\end{matrix}\right.=>k\in5;6\)
Do đó a5 > a6 (2)
Từ (1) và (2) => giá trị lớn nhất của a0 ; a1 ; a2 ;...; a7 là a5.
Vậy hệ số lớn nhất trong khai triển là a5
Tìm hệ số lớn nhất trong khai triển (1+2x/3)10
Được cập nhật 24 tháng 12 2018 lúc 23:08 1 câu trả lời

ta có : \(\left(1+\dfrac{2x}{3}\right)^{10}=\sum\limits^{10}_{k=0}\left(\dfrac{2}{3}\right)^k.x^k\)
vì \(0< \dfrac{2}{3}< 1\) \(\Rightarrow\left(\dfrac{2}{3}\right)^{k-1}>\left(\dfrac{2}{3}\right)^k\)
mà vì \(K\in N\)
\(\Rightarrow\) hệ số lớn nhất trong khai triển \(\left(1+\dfrac{2x}{3}\right)^{10}\) là \(\left(\dfrac{2}{3}\right)^0=1\)
...
Dưới đây là những câu hỏi có bài toán hay do Hoc24 lựa chọn.
Building.
Bảng xếp hạng môn Toán
Nguyễn Huy Tú1835GP
Akai Haruma1752GP
Nguyễn Huy Thắng1636GP
Nguyễn Thanh Hằng1056GP
Mashiro Shiina931GP
Mysterious Person903GP
soyeon_Tiểubàng giải903GP
Võ Đông Anh Tuấn804GP
Phương An797GP
Trần Việt Linh765GP
Nguyễn Trương31GP
Truong Viet Truong12GP
Khôi Bùi 7GP
Y7GP
Bastkoo4GP
Nguyễn Ngô Minh Trí4GP
Nguyen4GP
Cao Thị Ngọc Anh3GP
TRẦN MINH HOÀNG3GP
Ánh Lê3GP
Nguyễn Việt Lâm2GP
Bastkoo2GP
phynit1GP
Nguyễn Phương Trâm1GP
Y1GP
HUYNH NHAT TUONG VY1GP
Arakawa Whiter1GP
Võ Đông Anh Tuấn1GP
Phạm Thái Dương0GP
?Amanda?0GP
\(\left(-2x+1\right)^{10}\)
Số hạng tổng quát trong khai triển: \(C_{10}^k.\left(-2x\right)^k.1^{\left(10-k\right)}=C_{10}^k.\left(-2\right)^k.x^k\)
Số hạng chứa \(x^6\Rightarrow k=6\)
Hệ số: \(C_{10}^k.\left(-2\right)^6=13440\)