Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
ホアンアン
Xem chi tiết
nguyễn phương thảo
Xem chi tiết
Lê Thanh Trà
29 tháng 12 2017 lúc 20:36

Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

nguyễn phương thảo
4 tháng 1 2018 lúc 19:37

thank you

nguyễn phương thảo
4 tháng 1 2018 lúc 19:54

bn Lê Thanh Trà ơi câu nào là câu so sánh,câu nào là câu nhân hóa

Jjjamongus
Xem chi tiết
︵✰Ah
17 tháng 1 2022 lúc 22:16

Tham Khảo

Qua truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên với đầy đủ phẩm chất của một con người.  Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”(lời dẫn trực tiếp). Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo(lời dẫn trực tiếp).. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người ”, (Câu ghép) lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu , lòng mến khách, nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ

Lương Ngọc Minh Khang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Tuyến
18 tháng 2 2022 lúc 17:30

hihihi mik mới c lớp 5 nên hong giúp đc

Lương Ngọc Minh Khang
Xem chi tiết
Hợp Nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
27 tháng 1 2023 lúc 20:42

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu thời gian Tết đến xuân về.

Thân đoạn:

- Không khí, tiết trời:

+ Mát mẻ, se lạnh bởi các cơn gió bấc.

+ Đâu đò mùi hoa nhè nhẹ thơm thơm.

+ ...

- Miêu tả:

+ Cây cối tươi tốt bởi ánh sáng ấm áp từ ông mặt trời.

+ Tiếng nhạc Tết từ nhà bên cạnh vang lên làm em yêu đời hơn.

+ Chú chim hót líu lo trên cành cây, bện cạnh là cái tổ của nó.

+ Chú gà trống cất tiếng gáy.

+ Ngoài đường phố đông đúc những dòng xe chạy dào dạt.

+ ...

- Cảm nhận của em về mùa Xuân:

+ Xuân mang đến cho người ta cảm giác an ủi từ người thân, cảm giác được nghỉ ngơi sau 1 năm làm lụng.

+ Đây là khoảng thời gian mà ai cũng đón chờ, em cũng thế.

Kết đoạn:

- Tình cảm em dành cho mùa Xuân.

minh nguyet
27 tháng 1 2023 lúc 20:57

Gợi ý cho em các ý:

Mở bài: Giới thiệu về thời điểm đầu năm (Mùa xuân)

Thân bài:

Em hãy kể về thiên nhiên khi Tết đến, xuân về:

+ Cây cối đâm chồi nảy lộc

+ Các loài hoa thi nhau khoe sắc

+ Từng đàn chim tránh rét trở về

+ Không khí ấm áp, trong lành, tràn đầy sức sống

...

- Con người:

+ Vui mừng, náo nức chuẩn bị Tết

+ Quên hết đi bao muộn phiền

+ Trở về nhà đoàn viên

+ Ước mong nhiều điều tốt đẹp cho năm mới

...

Nêu cảm xúc của mình về mùa xuân?

Kết bài.

Bày tỏ một suy nghĩ của em về mùa xuân.

_mingnguyet.hoc24_

Mai Hoàng Khánh
28 tháng 1 2023 lúc 19:22

Viết đoạn văn tả buổi sơ kết kì 1 ở lớp

Vu Quynh Ly
Xem chi tiết
Lương Quang Huy
Xem chi tiết
MinMin
4 tháng 10 2021 lúc 18:47

Tham khảo:

Vũ Nương quả là 1 người phụ nữ lí tưởng : xinh đẹp, nết na, đảm đang, hiếu thuận, thủy chung,Khi Trương Sinh đi lính, nàng hết mực chăm lo, săn sóc mẹ chồng hệt như mẹ đẻ của mình. Đến khi bà ấy chết, nàng lo ma chay tử tế. Tối đến, nangf thường chỉ bóng mình trên tường và bảo với đứa con rằng đó là cha nó,… Một con người như thế đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết 1 cách oan uổng, đau đớn.(câu ghép) Nàng phải chịu nỗi kỉ oan, bị chồng nghi oan là thất tiết, bị đối xử bất công, tàn nhẫn đến mức nàng phải tìm đến cái chết để giải tỏ tấm lòng mình. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương là từ chiếc bóng trên vách và lời nói của bé Đản. Nhưng nguyên nhân sâu xa không phải từ đó mà trước hết là từ người chồng đa nghi và thô bạo.(câu phủ định) Trương Sinh được giới thiệu từ đầu là 1 người “có tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức” và là con nhà hào phú nhưng không có học. Đó chính là mầm mống của bi kịch. Tiếp theo đó là sự xử xự hồ đồ, độc đoán, phũ phàng của Trương Sinh khi ghen tuông mù quáng. Trương Sinh đã phớt lờ tất cả các cơ hội để tránh được thảm kịch và mắng nhiếc, đuổi đánh Vũ Nương đi. Nguyên nhân tiếp theo là lễ giáo phong kiến hà khắc, không chấp nhận sự lầm lỡ của người phụ nữ, coi người phụ nữ không giữ được tiết hạnh là mắc vào điều ô nhục nhất. Tất cả những cái đó đã bức tử Vũ Nương, khiến nàng phải chết. Vũ Nương chính là một nạn nhân của xã hội phong kiến

Lương Quang Huy
4 tháng 10 2021 lúc 19:07

Cảm ơn bạn ( hoặc anh/ hoặc chị)

Dang Tran
Xem chi tiết
nthv_.
11 tháng 9 2021 lúc 8:32

Tham khảo:

“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã bị lâng lâng bởi khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. (câu bị động) Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: "Hôm nay tôi đi học” (câu ghép). Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.