natri khi ở trong nước sẽ ntn giải thích rõ
Nếu em hát ở trong phòng rộng và trong phòng hẹp thì nơi nào sẽ nghe rõ hơn? Giải thích tại sao ?
Hát ở phòng hẹp thì ta sẽ nghe rõ hơn. Vì trong phòng hẹp âm phản xạ gần như đến tai cùng lúc với âm trực tiếp, khiến âm to và rõ hơn. Trong phòng rộng, âm sẽ bị phản xạ tạo thành tiếng vang rền kéo dài, vì vậy nên nghe sẽ không rõ bằng.
Quan sát Hình 20.10, giải thích tại sao ta thấy phần cánh quạt ở gần trục quay rõ hơn phần ở xa trục quay? Biết rằng khi vật chuyển động càng nhanh, mắt ta sẽ càng khó để nhìn.
- Trong chuyển động tròn, mỗi điểm trên bán kính đều có cùng tốc độ góc, nhưng vì mỗi điểm này có quãng đường khác nhau nên vận tốc khác nhau.
- Những điểm thuộc phần trục quay có quãng đường nhỏ hơn những điểm ở xa trục trục quay nên vận tốc của những điểm ở gần trục quay nhỏ hơn vận tốc ở những điểm xa trục quay
=> Phần cánh quạt ở gần trục quay rõ hơn phần ở xa trục quay.
Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ một phía ta sẽ không quan sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa?
. Sau khi cắt phần ngọn ta sẽ không thấy rõ hiện tượng hướng sáng vì:
- Auxin được sản xuất ở đỉnh thân và cành di chuyển từ ngọn xuống rễ, cắt ngọn làm giảm lượng auxin.
- Ở thân các tế bào đã phân hoá, tốc độ phân chia kém => sự sinh trưởng 2 phía thân không có sự chênh lệch lớn.
6. Quan sát Hình 20.10, giải thích tại sao ta thấy phần cánh quạt ở gần trục quay rõ hơn phần ở xa trục quay? Biết rằng khi vật chuyển động càng nhanh, mắt ta sẽ càng khó để nhìn.
Vì các điểm gần trục quay sẽ có bán kính nhỏ hơn các điểm ở xa trục quay. Khi đó tốc độ của các điểm gần trục quay nhỏ hơn tốc độ các điểm xa trục quay, dẫn đến chúng chuyển động coi như chậm hơn nên nhìn những điểm gần trục quay rõ nét hơn.
Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra khi cho clo (thường ở dạng Cl 2 ) tác dụng với natri và hãy giải thích sự hình thành liên kết ion trong phân tử NaCl
Ta đã biết natri là một kim loại có khuynh hướng nhường electron để trở thành một ion dương có cấu hình electron vững bền và clo là một phi kim có khuynh hướng nhận electron để trở thành một ion âm có cấu hình electron vững bền. Vì vậy khi cho clo tiếp xúc với natri thì trước hết có hiện tượng chuyển electron từ nguyên tử Na sang nguyên tử Cl. Từ đó xuất hiện các ion tích điện khác dấu (âm và dương) và sau đó do lực hút tĩnh điện giữa các ion nên liên kết ion được hình thành.
Phản ứng hoá học giữa natri và clo có thể được diễn tả bằng phương trình hoá học :
Nước vôi trong khi để lâu ngày trong không khí thì sẽ có hiện tượng xuất hiện 1 lớp váng mỏng ở trên bề mặt. Hãy giải thích tại sao. Viết PTHH của phản ứng xảy ra.
Nước vôi trong có CTHH là \(Ca(OH)_2\)
Do trong không khí có khí CO2 td với \(Ca(OH)_2\) tạo CaCO3 nên xuất hiện váng
\(Ca(OH)_2 + CO_2 \rightarrow CaCO_3 + H_2O\)
nước vôi trong để lâu trong không khí sẽ có váng mỏng bởi cao trong nước vôi sẽ phản ứng với co2 trong không khí tạo thành muối ( CaCO3)
PTHH:
CaO + Co2 -----> CaCO3
đây nha
Điều gì sẽ xảy ra với cây khi lượng nước cây hấp thụ được ở rễ bằng, lớn hơn hoặc bé hơn lượng nước mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá? Giải thích.
- Khi lượng nước cây hấp thụ được ở rễ bằng hoặc lớn hơn lượng nước mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá thì cơ thể thực vật đủ nước để sinh trưởng, phát triển, thực hiện các phản ứng hóa học trong tế bào nên cây phát triển bình thường.
- Khi lượng nước cây hấp thụ được ở rễ bé hơn lượng nước mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá thì cây bị thiếu hụt nước nghiêm trọng dẫn đến các hoạt động sống của cây đều bị ngưng trệ. Kết quả khiến cho cây bị héo và chết.
a) Có thể đếm đc số hạt cát trong mẫu cát này không? Tại sao?
b) Có thể đếm đc số nguyên tử natri trong mẫu natri ko? Vì sao?
c) Trong 1 lít nước này có bao nhiêu phân tử nước ? Tại sao ?
d) Nếu không dùng cân, có thể xác định được khối lượng khí trong bình này không ? Giải thích
đ) Kim của cân sẽ lệch về bên nào ? Giải thích
Câu hỏi:
Làm thế nào để :
- Tính đc số nguyên tử , số phân tử các chất trong một mẫu chất có khối lượng , thể tích cho trc ;
- Tính đc thể tích của một lượng khí ( mà k phải đo );
- So sánh đc khối lượng của cùng một thể tích của 2 khí ở cùng điều kiện về nht độ , áp suất ( mà ko phải cân ).
Ở người, khi ăn mặn sẽ có cảm giác khát nước nhiều hơn so với bình thường. Hiện tượng này được giải thích như thế nào?
Tham khảo: Natri trong muối sẽ giúp cân bằng dịch lỏng trong cơ thể. Tuy nhiên, khi tiêu thụ quá nhiều muối sẽ khiến cơ thể có nhu cầu bổ sung nhiều nước hơn để đào thải muối ra ngoài. Đây chính là lý do tại sao mỗi khi bạn ăn món mặn thường cảm thấy nhanh khát nước hơn bình thường.
Hai vật đều bị nhiễm điện được đặt gần nhau, chúng tác dụng lên nhau ntn? Hãy giải thích vì sao khi cọ xát hai mép túi nilon dính nhau chúng sẽ dễ dàng tách ra?
Hai vật đều bị nhiễm điện được đặt gần nhau, chúng tác dụng lên nhau:
-Nếu cùng loại thì chúng sẽ đẩy nhau
-Nếu khác loại thì sẽ hút nhau
-Vì khi cọ xát chúng với nhau thì chúng tạo ra cùng 1 dòng điện mà khi cùng 1 dòng điện thì chúng sẽ đẩy nhau chứ không phải hút nhau nên khi cọ xát vào hai mép túi nilon đang dính chặt vào nhau, ta có thể dễ dàng tách chúng ra
Hai vật đều bị nhiễm điện được đặt gần nhau, chúng tác dụng lên nhau:
-Nếu cùng loại thì chúng sẽ đẩy nhau
-Nếu khác loại thì sẽ hút nhau
-Vì khi cọ xát chúng với nhau thì chúng tạo ra cùng 1 dòng điện mà khi cùng 1 dòng điện thì chúng sẽ đẩy nhau chứ không phải hút nhau nên khi cọ xát vào hai mép túi nilon đang dính chặt vào nhau, ta có thể dễ dàng tách chúng ra.
(KO CHÉP CỦA BN LINH ĐÂU NHA)