hãy kể lại một cuộc gặp gỡ của em với những chú bộ đội
Đề 1: Kể về một người bạn của em.
Đề 2 : Kể về một cuộc gặp gỡ (với các chú bộ đội, với thầy cô giáo cũ, với người thân lâu ngày gặp lại,...)
Đề 3 : Kể về một việc tốt mà em đã làm.
Năm tháng cứ trôi và không ai có thể níu kéo được thời gian, chính thời gian là thước đo tốt nhất của tình cảm bạn bè. Trong suốt thời gian học tập, có lẽ Mỹ Tâm là người bạn thân nhất của em, bạn ấy đã học với em từ những năm tiểu học tới bây giờ.
Mỹ Tâm có dáng người cao nhưng cân đối, khoẻ mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn mỗi khi có công việc gì cần thiết bạn đi một chốc là xong ngay. Bạn có gương mặt bầu bĩnh với nước da trắng hồng. Hai má lúm đồng tiền khiến bạn thật duyên dáng. Đôi mắt Mỹ Tâm to tròn, đen láy như hai hòn bi ve. Đôi lông mi dài lúc nào cũng cong vút lên khiến đôi mắt càng long lanh như hai viên ngọc. Chiếc mũi không cao lắm như nhỏ và thẳng. Đặc biệt Mỹ Tâm có đôi môi hình trái tim, chúm chím như nụ hoa hồng. Mỗi khi cười, khuôn miệng của bạn cũng tạo thành hình trái tim, trông rất ngộ nghĩnh. Từ lúc quen Mỹ Tâm, em chưa thấy bạn để tóc dài bao giờ. Mái tóc bạn màu hạt dẻ, mượt mà, luôn để xoã ngang vai. Có lúc bạn buộc gọn lên cao trông rất cá tính. Hai bàn tay búp măng với những ngón tay thon dài, trắng muốt. Cả hai bàn tay đều có hoa tay ở hai ngón áp út. Đó là vì sao Mỹ Tâm viết chữ rất đẹp và còn vẽ rất giỏi nữa. Bạn đã giành được giải cao trong các kì thi viết chữ đẹp cấp thành và cấp tỉnh năm lớp 3.
Mỹ Tâm là một cô bé rất hoà đồng lại vui tính nên bạn bè ai cũng quý mến. Có việc gì khó khăn mà các bạn cần giúp đỡ, Mỹ Tâm đều sẵn sàng. Không chỉ là một học trò ngoan khi ở trường mà về nhà, bạn còn là một người con hiếu thảo. Tuy chỉ mới 12 tuổi nhưng bạn đã biết giúp bố mẹ làm việc nhà như nấu cơm, quét dọn, giặt quần áo. Hai bác chưa bao giờ than phiền về bạn mà ngược lại còn rất tự hào khi có một người con ngoan ngoãn, học giỏi, biết vâng lời.
Em và Mỹ Tâm chơi thân với nhau từ lúc mới bước vào lớp Một. Em còn nhớ hôm đó, sau khi dẫn em vào đến cửa lớp, mẹ chào cô giáo rồi ra về. Em rất sợ hãi vì mọi thứ quá xa lạ đối với em. Em oà khóc nức nở, mặc cho cô giáo dỗ thế nào cũng không nín. Lúc đó Mỹ Tâm bước đến bên cạnh, cất giọng thân thiết: "Chào bạn, mình tên là Đỗ Mỹ Tâm, mình làm quen nhé". Em ngẩng mặt lên thì thấy một cô bạn dễ thương vô cùng. Em lau nước mắt rồi gật đầu nhận lời. Thấy thế Mỹ Tâm mỉm cười thật tươi rồi quay sang nói với cô giáo: "Cô ơi, cô cho em ngồi với bạn nhé cô? ". Từ đó một tình bạn trong sáng đã nảy nở.
Em và bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. Vì cùng đường đến trường, sáng nào Mỹ Tâm cũng qua nhà em để rủ em đi học, đến chiều hai đứa lại cùng nhau đi về. Con đường đi học đã in dấu chân của 2 đứa em suốt mấy năm tiểu học và bây giờ đã sang cả cấp 2. Mỹ Tâm học rất giỏi các môn tự nhiên, còn em thì giỏi xã hội nên chúng em không lo bị hổng kiến thức vì luôn có một người bạn để chỉ dạy ân cần. Cuối tuần em hay sang nhà Mỹ Tâm chơi. Hai đứa học bài xong thì cùng ra khu vườn trước nhà để tưới tắm cho những chậu hoa do chính tay bạn trồng. Nắng nhảy nhót, đùa nghịch trong những vòm lá. Những hạt nước còn đọng lại long lanh như hạt ngọc. Chị gió thỉnh thoảng khẽ thổi xào xạc như vui cùng chúng em.
Em rất hạnh phúc khi có một người bạn như Mỹ Tâm. Sau này có thể chúng em sẽ không học cùng với nhau nữa, nhưng em sẽ mãi nhớ về bạn, nhớ về những năm tháng tuổi thơ tươi đẹp được dệt nên bởi kỉ niệm của hai chúng em.
kể lại cuộc gặp gỡ của em với các chú bộ đội
Để chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, nhà trường tổ chức cuộc gặp gỡ, nói chuyện giữa các chú cựu chiến binh tham gia kháng chiến chống Mỹ với học sinh chúng tôi. Đó là một buổi nói chuyện đầy xúc động. Với tôi, cuộc gặp gỡ này càng đặc biệt hơn, bởi vì tôi được vinh dự đại diện cho các bạn học sinh phát biểu những suy nghĩ về tình cảm và trách nhiệm của thế hệ sau với thế hệ cha anh đi trước.
Tôi đã có mặt tại trường từ sáng sớm. Sao tôi thấy hồi hộp quá! Sân trường hôm nay được trang hoàng thật rực rỡ. Phía khán đài, tấm phông xanh nổi bật lên hàng chữ trắng: “Chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 – 22/12/2009”. Bên dưới là dòng chữ in nghiêng: “Gặp gỡ với những chứng nhân lịch sử”. Dường như một bầu không khí thiêng liêng và vô cùng trang trọng đang bao trùm cả sân trường.
Đúng 7 giờ 30 phút, buổi lễ chính thức được bắt đầu. Tất cả các học sinh đều mặc đồng phục, xếp hàng ngay ngắn. Trên khán đài, thầy hiệu trưởng cùng các thầy cô giáo đã có mặt đông đủ. Cả trường bỗng vang lên tiếng vỗ tay giòn giã. Toàn thể học sinh đứng dậy để chào đón một đoàn khách đặc biệt. Đó là các chú bộ đội, những người trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Sau nghi thức lễ chào cờ, thấy hiệu trưởng đọc bài diễn văn chào mừng ngày 22/12. Cả sân trường im lặng lắng nghe. Thỉnh thoảng, từng tràng vỗ tay nồng nhiệt vang lên, góp phần làm cho buổi lễ thêm phần sôi nổi. Giây phút chờ đợi rồi cũng tới. Một sĩ quan quân đội trong bộ quân phục màu xanh lá cây bước lên trò chuyện với toàn trường. Gương mặt chú kiên nghị và đôn hậu. Giọng nói của chú ấm áp và thân tình. Chú ôn lại những kí ức hào hùng của thế hệ các chú trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Có lẽ phần thú vị nhất mà chúng tôi được nghe là những kỉ niệm có thật và xúc động vô cùng giữa thời chiến.
- Với chú, kỉ niệm sâu sắc nhất là trong lúc tham gia chiến dịch ở Nam Lào. Đó là một đêm mưa tầm tã. Đơn vị chú trên đường hành quân qua cánh đồng thì bị địch phát hiện và bắn phá dữ dội. Chú bị thương và lạc đơn vị. Do mất máu quá nhiều nên chú ngất đi. Tỉnh dậy, chú thấy mình nằm trên chiếc chõng tre. Bên cạnh là một bà má với nét mặt lo lắng, đang ngồi chườm khăn lên trán chú. Má đã tận tình chăm sóc chú cho đến khi chú hồi phục trở lại.
Chú im lặng một lúc rồi xúc động nói tiếp:
- Sau này chú mới biết má cũng có con tham gia quân giải phóng và đã hi sinh. Má xem các chú bộ đội như con của mình, luôn chăm sóc các chú rất tận tình. Mấy năm sau, trở lại ngôi làng xưa, chú không còn được gặp má nữa. Má đã mất cách đó không lâu do tuổi già sức yếu.
Mắt chú như nhòa đi. Giọng chú nghẹn ngào, xúc động. Cả trường cũng im lặng hồi lâu.
Sau đó, chúng tôi đã hỏi các chú rất nhiều điều chúng tôi băn khoăn về thời chiến. Các bạn trong lớp tôi rất sôi nổi và hào hứng khi được đối thoại với các chú. Qua đó, chúng tôi đã hiểu hơn rất nhiều về những con người của thế hệ trước, về cuộc kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc, về những mất mát đau thương mà cả dân tộc ta đã phải trải qua.
Cuối cùng, tôi thay mặt cho các bạn học sinh đứng lên phát biểu suy nghĩ của mình. Dù rất xúc động và hồi hộp, tôi vẫn nhận thấy ánh mắt khích lệ mà các thầy cô giáo và các bạn cùng lớp dành cho tôi. Điều đó đã giúp tôi thêm tự tin để bước lên, phát biểu bằng chính cảm xúc đang dâng trào trong tôi.
- Thưa các bác, các chú!
Chúng cháu là thế hệ may mắn được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, thống nhất. Tuy nhiên, qua buổi gặp gỡ và trò chuyện hôm nay, chúng cháu đã phần nào biết được sự gian khổ và mất mát hi sinh của những người đi trước. Hiểu được điều ấy, chúng cháu càng khâm phục, ngưỡng mộ và tự hào về thế hệ cha anh. Chúng cháu càng trân trọng những giá trị của cuộc sống tự do mà chúng cháu đang được hưởng. Chúng cháu xin hứa sẽ chăm chỉ học tập để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Cuối cùng, cháu xin thay mặt các bạn học sinh, kính chúc các bác, các chú và gia quyến luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Chúc các bác, các chú có một ngày 22/12 thật vui vẻ và ý nghĩa.
Tôi kết thúc bài phát biểu của mình trong tiếng vỗ tay ủng hộ của các bạn trong trường. Trong tôi dâng lên một niềm tự hào về dân tộc mình, về thế hệ cha anh đi trước của mình. Tôi tự hứa với lòng mình phải sống sao cho thật xứng đáng là con cháu của đất nước Việt Nam anh hùng.
Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng biết ngày 22-12 là ngày gì. Và ngày này có ý nghĩa lịch sử rất lớn đối với dân tộc, với đất nước và với mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó không chỉ trở thành ngày lễ của các chú, các bác trong quân ngũ mà nó còn là ngày vui chung của mọi người trên đất nước Việt Nam.
Để kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, giáo dục học sinh truyền thống lịch sử lâu dài của dân tộc, trường em đã tổ chức một buổi tham quan Viện Bảo tàng Quân đội. Chuyến đi này đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc và nhiều bài học lí thú, bổ ích. Hơn thế nữa, trong buổi tham quan này, chúng em đã được vào Phòng Truyền thống của Viện bao tàng, gặp gỡ những con người đã đi vào lịch sử dân tộc: Đại tá Bùi Quang Thận - người trực tiếp lái xe tăng tiến thẳng vào Dinh Độc lập Ngày 30-4; Đại tá Lê - người trực tiếp kéo cờ trong ngày Quốc khánh 2-9.
Cuộc trò chuyện thật là vui vẻ, bổ ích. Chúng em quây quanh hai bác.
Gương mặt ai ai cũng hớn hở lạ thường; bởi trong lòng mỗi người đều có niềm hãnh diện đã được gặp mặt những người anh hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Linh Hương - lớp trưởng đứng lên thay mặt cả lớp hỏi thăm sức khỏe của các bác. Nhìn những tấm huân chương sáng lấp lánh trên ngực áo, em thấy một phần công lao của các bác trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Bác Lê dịu dàng hỏi:
- Thế nào, các cháu khỏe chứ? học tập ra sao?
- Có ạ, có ạ! Học kì một, lớp cháu hầu hết đều được học sinh giỏi, hạnh kiếm tốt đấy bác ạ. - Cả lớp nhao nhao.
- Thế là rất tốt, rất tốt. Các cháu đã thực hiện tốt năm điều Bác Hổ dạy, ngoan lắm! Bác Lê gật gù:
Bây giờ các cháu muốn hỏi gì nào?
Một loạt cánh tay giơ lên nhưng Quý nhanh nhảu giơ tay lên trước:
- Bác ơi! Tại sao có ngày 22-12 ạ?
Bác Thận gật đầu, mĩm cười rồi trả lời:
- Thế này cháu ạ! Vào ngày 7-5-1944, Tổng bộ Việt Minh ta ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”. Không khí lúc bấy giờ sôi sục trong tất cả các khu căn cứ. Chính bác cũng cảm nhận được bầu không khi bận rộn. Tình hình thời cuộc lúc này rất khẩn trương, vào khoảng tháng 10-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nêu rõ “Phe xâm lược gần đón ngày bị tiêu diệt... Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”. Sau đó, theo chỉ thị của Cụ Hồ, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ngày 22- 12-1944 nhằm phát động phong trào đấu tranh cả chính trị và quân sự để thúc đẩy quá trình cách mạng tiến lên mạnh mẽ hơn nữa. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần. Từ đó ngày 22-12-1944 đã trở thành ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. Các cháu đã rõ chưa nào?
Bây giờ thì em đã hiểu xuất xứ ngày 22-12 qua lời kể của bác Thận, hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc và đặc biệt là các chú, các bác trong quân đội. Càng hiểu nơi bắt đầu thì càng phải trân trọng, càng cần phải khắc ghi nó vào tiềm thức. Đó cũng là việc làm thể hiện lòng biết ơn của mình đối với các bậc tiền bốì đã hi sinh để ngày lễ này càng có ý nghĩa và sâu sắc.
Kế tiếp là câu hỏi của Trang dành cho bác Lê:
- Thưa bác? Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường lịch sử Ba Đình, bác là người trực tiếp kéo cờ Việt Nam lên cột cờ trong lúc mọi người hát Quốc ca. Cho cháu hỏi: Tâm trạng của bác lúc ấy như thế nào ạ?
- Đúng là lúc ấy bác giữ trọng trách nặng nề. Bác vừa mừng lại vừa lo. Các cháu có biết vì sao không? Mừng vì bác là người trực tiếp kéo cờ trong một buổi lễ hết sức quan trọng; rất vinh dự và tự hào. Lo là vì phải kéo cờ làm sao cho vừa hết bài Quốc ca thì cờ cũng phải kéo lên đỉnh cột cờ. Trong lúc đang kéo cờ thì bác có một cảm xúc rất khó tả nhưng vô cùng mãnh liệt: Sự xúc động đã lấn át trái tim bác. Lòng bác như muốn nói thật to: Việt Nam tự do! Việt Nam độc lập! Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
Khuôn mặt bác thể hiện rõ nỗi xúc động cứ đan xen vào nhau. em thấu hiếu rằng ngày 2 -9 có ý nghĩa cực kì to lớn trong mỗi con người Việt Nam, làm đẹp thêm tâm hồn con người và làm vẻ vang thêm trang sử hào hùng của dân tộc Việt. Khuôn mặt mỗi thành viên của lớp 9A6 cũng khác nhau. Có người bộc lộ nét tươi tắn, sung sướng, hãnh diện và tự hào vì đất nước ta đã giành chiến thắng từ tay thực dân Pháp bằng rất nhiều nỗ lực phi thường, cũng có bạn vẻ mặt trầm tư, suy nghĩ. Có lẽ bạn đang nghĩ, để có được hòa bình, độc lập như hôm nay, dân tộc ta đã đổ không biết bao nhiêu xương máu, bao con người đã ngã xuống cho Tổ quốc quyết sinh.
Sau đó, bác Thận lại kể cho chúng em nghe về chiến thắng lịch sử ngày 30-4. Nhờ có lời kể của bác mà chúng em biết được chiến thắng lẫy lừng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta và sự giúp đỡ to lớn của bạn bè năm châu.
Chính lúc này đây, em thật sự cảm động. Sự biết ơn, niềm tự hào, một chút hãnh diện, một chút hổ thẹn đã tạo nên trong lòng em một cảm xúc khó tả. Em đứng lên phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của mình.
Cháu xin thay mặt cho các bạn ngồi đây có đôi lời phát biểu. Thế hệ chúng cháu may mắn sinh ra đã được hưởng một nền hòa bình. Chúng cháu biết, để có được ngày hôm nay, cả dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều. Chúng cháu rất biết ơn các bác, những người đã hi sinh biết bao công sức và xương máu để bảo vệ đất nước. Chúng cháu hứa nguyện sẽ nỗ lực rèn luyện, học tập và tu dưỡng đạo đức để mai sau xây dựng đất nước vững mạnh hơn. Và ngày mai bắt đầu từ ngàv hôm nay. Ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng cháu sẽ cố gắng học tập tốt, để khi vào đời góp phần đưa nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Chúng cháu sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống mà cha anh đi trước để lại. Cuối cùng, cháu xin chúc các bác một sức khỏe dồi dào để công tác tốt.
Em vừa kết thúc câu nói, một tràng pháo tay rộn rã vang lên. Tiếp theo, chúng em cùng các bác đi thăm Viện Bảo tàng. Vừa đi, các bác vừa giảng giải cho chúng em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Trời gần trưa, ánh nắng bắt đầu gay gắt, chúng em luyến tiếc chia tay các bác để lên xe ô tô trở về trường.
Buổi ngoại khóa tuy kết thúc nhưng đã để lại trong lòng chúng em biết bao cảm xúc. Đối với riêng em, đây là một dịp để nói lên những suy nghĩ của mình với thế hệ cha anh đi trước, tăng thêm lòng quyết tâm và niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.
Kể về một cuộc gặp gỡ < đi thăm các chú bộ đội >
Dàn ý
A. Mở bài.
- Cuộc gặp gỡ diễn ra khi nào? ở đâu? với ai?
B. Thân bài.
- Kể các chi tiết trong buổi gặp gỡ ấy.
+ Mở đầu cuộc gặp gỡ như thế nào?
+ Diễn biến cuộc gặp gỡ ra sao? (các sự việc, không khí, quang cảnh,…).
+ Cuộc gặp gỡ kết thúc trong không khí như thế nào?
- Ý nghĩa của cuộc gặp gỡ là gì?
C. Kết bài.
- Cuộc gặp gỡ để lại trong em những ấn tượng gì? Giúp em mở rộng hiểu biết và quan hệ ra sao?
Bài làm
Tuần vừa qua, lớp tôi tổ chức một cuộc giao lưu gặp gỡ những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đang sinh sống tại tỉnh nhà. Trong buổi giao lưu, tôi đã được gặp rất nhiều những người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa, đặc biệt tôi được gặp và trực tiếp nói chuyện với một người lái xe thời chiến vui tính, quả cảm. Đối với tôi, đây là một cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa.
Vào buổi sáng hôm ấy, một buổi sáng mùa hè có nắng vàng như mật rót lên đường phố, gió theo màu nắng thổi tan cái oi bức, làm xáo động những âm thanh trong vòm cây kẽ lá. Lớp chúng em được hướng dẫn giao lưu với những cựu chiến binh trong chiến trường chống Mĩ năm xưa đang sinh sống và làm việc tại tỉnh nhà. Em cảm thấy mình rất may mắn khi trong buổi giao lưu, em vô tình ngồi cạnh một người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa, em mới có dịp để biết thêm nhiều điều. Ông tên An, là một thành viên trong tiểu đội 6 phụ trách lái xe tăng chở lương thực và vũ khí tiếp tế cho bộ đội ta ngày trước. Em trước đây đã từng nghe ông nội trong chiến trường kể về những người lính lái xe quả cảm tài năng nên khi biết ngày ấy em đã rất hứng thú:
- Ông ơi, cháu nghe nói, những người lính lái xe trong chiến trường xưa như ông vừa tài năng, vừa quả cảm, không sợ gì những mưa bom bão đạn, không sợ gì cái chết phải không ạ?
Khi nghe em nói rằng em muốn được biết về công việc của ông trong những năm tháng chống Mĩ năm xưa, em thấy ông như xúc động, ông kể một mạch như bị dòng hồi ức lôi kéo:
- Ừm, tài năng, quả cảm thì ông không dám nhận, không sợ bom đạn thì cũng không phải đâu cháu ơi. Chẳng qua chúng ta căm hận giặc Mĩ cướp nước, thương giống nòi đang trong cảnh lầm than nên dù phía trước mưa bom bão đạn đang giăng lối chúng ta cũng phải rẽ đường mở lối, hăng hái tiến về phía trước vì một độc lập dân tộc. Còn thực sự, chúng ta cũng sợ hãi cái chết lắm, ai mà không sợ hả cháu, nhất là khi ấy chúng ta là những trai tráng khỏa mạnh, còn gia đình, người thân ở nhà, ai mà chẳng ham cuộc sống này. Nhưng những chiến sĩ chúng ta là thế đấy, sợ thì sợ nhưng ý chí thì vẫn vững vàng, vẫn tự nhủ với lòng: “Nếu ngày mai ta phải hi sinh, ta cũng phải hi sinh cho xứng đáng”. Chiến trường mà, ác liệt lắm cháu ạ, có khi còn khỏe mạnh cười nói hôm nay thôi, ngày mai đã không còn thấy nhau nữa rồi.
Nói đến đây giọng ông rưng rưng, có lẽ ông đang nghĩ đến những đồng chí của ông đã hi sinh trên chiến trường chăng? Câu chuyện của ông kết thúc bằng một nụ cười trong những dòng nước mắt rung rưng cảm động.
Buổi giao lưu kết thúc để lại lòng em lắm dư vị. Quả thực đây là cuộc gặp rất ý nghĩa, gặp và được nghe những câu chuyện của ông mà em biết thêm về những người chiến sĩ trong chiến trường năm xưa. Họ không phải sắt đá quả cảm không sợ chết như trước kia em nghĩ mà họ cũng có những tình cảm rất đời, rất người, rất gần gũi, rất đáng trân trọng! Càng biết vậy, em càng yêu thêm những người chiến sĩ ấy.
Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó đã làm cho tôi hiểu thêm nhiều điều về người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa. Đó là những con người quả cảm nhưng cũng giàu tình cảm, tình người. Đây sẽ là cuộc gặp gỡ mà tôi không bao giờ quên.
# Chúc bạn học tốt #
Xe dừng bánh,cả doanh trại bộ đội rộng lớn, sạch sẽ, ngăn nắp hiện ra trước mắt. Hội trường trang hoàng lộng lẫy,các bác các chú quân phục chỉnh tề,gương mặt rạng rỡ, tự hào. Chúng em quây quanh các chiến sỹ áo xanh,mặt các bạn hớn hở, hãnh diện lạ thường! Chúng em hỏi các chú nhiều chuyện lắm, cả về lịch sử ra đời ngày 22/12 nữa. Giờ thì chúng em đã biết: Bác Hồ chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22/12 /1944. Ngay sau đó đội đánh thắng 2 trận liên tiếp tại Phăy Khắt, Nà Ngần…Đội ngày càng lớn mạnh và được đổi tên thành QĐND Việt Nam. Và từ đó lấy ngày 22/12 làm ngày truyền thống. Bây giờ thì em đã hiểu lịch sử ra đời của ngày 22/12,hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc ta. Càng hiểu em càng thấy trân trọng và muốn khắc ghi vào tiềm thức đển nhớ về một thời kì hào hùng với những con người quả cảm của một đất nước bé nhỏ mà kiên cường…
Chúng em còn được nghe kể nhiều về những chiến công anh dũng, hào hùng của những người lính cụ Hồ, về những tháng năm bôn ba chinh chiến chống kẻ thù xâm lược, những gian khổ hy sinh không thể diễn tả bằng lời. Đến thời bình, bộ đội đâu đã hết nguy nan: Những đêm tuần tra lạnh run người khi truy bắt tội phạm chống lại những lực lượng thù địch phá hoại từ bên ngoài,những lúc giúp dân chống thiên tai,lụt lội…Nhìn gương mặt rắn rỏi,xạm đen vì nắng gió, nghe những câu chuyện kể và chứng kiến vẻ bình thản của những chiến binh, em thật sự thấy rất cảm động xen lẫn cả niềm tự hào, biết ơn sâu sắc…Trong dòng cảm xúc khó tả,ấy em lại được vinh dự thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ tình cảm của mình:“Kính thưa các bác ,các chú , chúng cháu may mắn được sinh ra và lớn lên trong một dân tộc anh hùng.Chúng cháu biết để có được cuộc sống hòa bình hôm nay,dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều,bằng cả nước mắt và máu xương của bao người đã hy sinh cho Tổ quốc.Để thể hiện lòng biết ơn của thế hệ mình đối với cha anh, chúng cháu hứa sẽ nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng để trở thành những công dân có ích,góp phần nhỏ bé của mình xây dựng đất nước.Có như vậy mới xứng đáng với truyền thống cao quí cuả dân tộc, xứng đáng với sự hy sinh của bao thế hệ cha anh.”Em ngồi xuống mà thấy tay mình vẫn còn run,trái tim lâng lâng một cảm xúc bay bổng lạ kì .
Ánh nắng đã nhạt dần, chúng em chia tay với các bác, các chú trong lưu luyến.Buổi gặp gỡ đã khơi dậy những ước mơ trong em,tăng thêm lòng quyết tâm và niềm tin của em vào một tương lai tươi sáng
Mở bài Kể về chuyến thăm hay gặp gỡ các anh bộ đội
Nhân ngày hai hai tháng mười hai – ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, ngày quốc phòng toàn dân trường em đã tổ chức đưa học sinh đến thăm các chú bộ đội hải quân ở quần đảo Trường Sa của Tỉnh Khánh Hòa để hiểu rõ về công việc, nhiệm vụ mà các chú đang phải thực hiện.
Thân bài Kể về chuyến thăm hay gặp gỡ các anh bộ đội
Sau hai giờ đi tàu trên biển, cuối cùng chúng em cũng đến được quần đảo Trường Sa, nơi đóng quân của các chú bộ đội hải quân.
Ấn tượng đầu tiên về nơi đây đó là sự tĩnh lặng, trang nghiêm và khá vắng vẻ, không có nhiều người qua lại như nơi em sinh sống, cũng không có xe cộ qua lại tấp nập.
Trước cổng vào là hai chú bộ đội đang canh gác, các chú mặc quần áo của bộ đội, áo màu trắng, trên cổ có diềm màu xanh dương, đội mũ màu trắng, trên vai đeo một khẩu súng dài rất nghiêm trang, bệ vệ.
Khi nhìn thấy thầy giáo dẫn đoàn dẫn chúng em vào, các chú đã tiến lên trước một bước, để tay lên trán chào theo đúng kiểu quy định trong quân đội, đám học sinh chúng em cũng bị không khí nghiêm túc nơi đây ảnh hưởng, không còn tiếng cười đùa như còn ở trên tàu nữa, đồng loạt không ai bảo ai, chúng em cũng dơ tay lên chào lại với các chú ấy. Lúc ấy em cảm thấy mình và các bạn thật giống những chú lính nhỏ tuổi.Sau khi được sự đồng ý của các chú bộ đội gác cổng, chúng em được một chú bộ đội khác dẫn vào hội trường của đơn vị đóng quân nơi đây.Hội trường rất rộng, trên khan đài được bày một bục cao để trò chuyện, bên cạnh là ảnh bác Hồ, trên tường là mô hình của ngôi sao năm cánh và cờ đỏ búa liềm.Chúng em ai cũng ngơ ngác, liếc ngang ngó dọc khắp hội trường một cách thích thú, tò mò.
Lên trò chuyện với chúng em là một bác đại úy khá lớn tuổi- bác là một cựu chiến binh của binh đoàn hải quân ở quần đảo Trường Sa này.
Bác có vóc người cao lớn, giọng nói to, hào sảng và rất nghiêm trang.Bác đã kể cho chúng em nghe về quá trình đấu tranh gian khó trong những ngày đất nước có chiến tranh rồi ý nghĩa của ngày hai hai tháng mười hai hôm nay.Chúng em đã rất chăm chú nghe và ghi nhớ những lời bác đã nói. Cũng có rất nhiều bạn đã dơ tay đứng lên hỏi bác những câu hỏi như: Vì sao lại phải thành lập quân đội nhân dân Việt Nam? Hay Ai là người chủ trương thành lập?…..Bác đã cặn kẽ giải đáp những thắc mắc của từng bạn và còn giải thích thêm để chúng em hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày này.
Khác với vẻ nghiêm trang, trịnh trọng mà chúng em cảm nhận được ban đầu, khi kể về những câu chuyện vui khi bác còn là một người lính, giọng bác trở lên rất sôi nổi, hóm hỉnh. Bác kể đời lính tuy có vất vả nhưng lại rất vui, mọi người sống cùng với nhau, sát cánh bên nhau trong những ngày gian khổ nhất. Những câu chuyện của bác kể rất thú vị và hấp dẫn, qua đó chúng em hiểu được nhiều hơn về cuộc sống của người lính trong chiến tranh giải phóng dân tộc.Sau khi trò chuyện, bác đại úy lại dẫn chúng em ra nơi các chiến sĩ hải quân đang làm nhiệm vụ canh gác, đó là một cái chòi lớn ở trên cao.Các chú bộ đội hải quân đứng nghiêm trang làm nhiệm vụ. Vì đây là đường biên giới trên biển của nước ta nên mọi hoạt động quan sát, bảo vệ đều được thực hiện rất cẩn trọng, nghiêm túc.
Các chú hải quân phải đứng trực trên đây hai tư trên hai tư, các chú luân phiên nhau trực, không có một chút lơ là, mất cảnh giác. Công việc tưởng như nhàn, chỉ việc đứng nghiêm canh gác nhưng thực chất rất khó khăn và tốn nhiều sức lực, các chú phải đứng nghiêm một tư thế mà vẫn đảm bảo quan sát được mọi tình hình diễn ra bên dưới, dù mệt nhưng cũng không được tự ý nghỉ ngơi mà phải cần có sự cho phép của cấp trên.Thời tiết ở đây rất lạnh, gió biển thổi mạnh đưa hơi nước biển tạt vào mắt làm mắt em cay xè, đôi mắt không thể mở ra nổi, nhưng các chú vẫn đứng canh gác rất hiên ngang, không hề tỏ ra mệt mỏi, uể oải. Điều này làm em rất kính phục các chú.
Khi đi quan sát nơi ở của các chú bộ đội em mới biết các chú phải sinh hoạt trong một không gian rất nhỏ,một phòng có từ bảy đến tám người, ngủ trên những chiếc giường tầng nhỏ xíu. Mọi sinh hoạt đều không được đầy đủ, tiện nghi như ở thành phố.Ở đây các chú bộ đội hải quân vừa làm nhiệm vụ vừa tham gia sản xuất, nhìn khu vườn đầy rau xanh, những con lợn béo tốt nuôi trong vườn em lại càng cảm phục tinh thần và ý thức chiến đấu, bảo vệ tổ quốc của các chú.
Kết bài Kể về chuyến thăm hay gặp gỡ các anh bộ đội
Làm việc nơi thời tiết có phần khó khăn, khắc nghiệt nhưng các chú bộ đội hải quân vẫn ngày đêm canh giữ, bảo vệ sự bình yên của dân tộc, cho đất nước.Chuyến đi ngày hôm đó làm em hiểu sâu sắc hơn về công việc của các chú bộ đội, càng lèm em thêm yêu và kính trọng các chú hơn nữa.
Hãy kể lại cuộc gặp gỡ của em với những người lính lái xe Trường Sơn trong bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.
Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam
Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:
- Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.
Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.
Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.
Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.
Hè vừa qua tôi được về thăm quê nội, điều làm tôi vô cùng bất ngờ và sung sướng đó là được ngồi cạnh một người lính mà trước đây chính là người lái xe trong đội xe được Phạm Tiến Duật miêu tả trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" năm đó.
Người lính của tiểu đội xe không kính năm đó bây giờ đã già, mái tóc đã điểm bạc, ông bùi ngùi kể cho tôi nghe những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến, về những kỉ niệm của tiểu đội xe không kính huyền thoại.
Thời điểm đó cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch luôn được bảo vệ chặt chẽ, bom đạn của kẻ thù cũng tập trung bắn phá ở những nơi đây. Ngày đó chú làm nhiệm vụ lái xe vận chuyển lương thực vũ khí cho tiền tuyến và đi qua con đường Trường Sơn lịch sử.
Với sự đánh phá dữ dội của giặc Mĩ, những chiếc xe ấy đã bị tàn phá, mất kính, mất đèn, thậm chí mất cả mui xe. Bom đạn ác liệt, ngồi trên chiếc xe không được bảo vệ nhưng lúc đó trong người những chiến sĩ chúng tôi chỉ có ý chí chiến đấu, nên vẫn ung dung, thản nhiên. Không có vật chắn, các chú càng dễ dàng nhìn mọi vật xung quanh mình, nhìn trời, nhìn sao, và thấy yêu quê hương hơn, có tinh thần chiến đấu hơn.
Lái xe không có kính nên bụi bám đầy người, mỗi khi dừng lại, đồng đội nhìn nhau thấy người nào cũng trắng xóa thì cứ cười ha ha với nhau. Đến giờ đi, các chú lại ngồi lên những chiếc xe đó. Bom đạn ngày đêm vẫn dội trên đầu, ngay sát chân, sống chết rất mong manh nhưng những người chiến sĩ ấy vẫn luôn lạc quan, yêu đời, coi cái chết nhẹ nhàng, không có gì đáng sợ cả
Người chiến sĩ ấy đã kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó chú luôn được gặp những người bạn, những người đồng đội của mình. Có những người chỉ gặp một lần rồi mãi mãi ra đi. Họ bắt tay nhau qua ô cửa kính để sưởi ấm tình đồng đội. Nhiều khi họ dùng bữa cơm cùng nhau bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát, đôi đũa dùng chung, quây quần bên nhau. Người chiến sĩ lặng người đi khi nhắc đến những kỉ niệm nghĩa tình ấy. Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa, kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua. Không chỉ kể những chuyện về tiểu đội xe của mình, người chiến sĩ còn cho tôi thấy được sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong. Nhiệm vụ của các cô là luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt.
Tôi hỏi người chiến sĩ rằng, các chú đi trên những chiếc xe trong hoàn cảnh như vậy mà các chú cứ đi phăng phăng được sao? Người chiến sĩ ấy đã nói một câu làm tôi thật sự xúc động. Các chú chạy phăng phăng để giành lại độc lập, chạy về miền Nam ruột thịt đang cần các chú ở phía trước. Tôi thấy những người lính lái xe khi ấy thật dũng cảm, họ đã sống và chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Chính ý chí và tinh thần của họ đã góp phần tạo nên thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
Đã đến lúc người chiến sĩ ấy phải xuống xe, tôi chia tay chú trong niềm nuối tiếc và xúc động. Tôi rất khâm phục những người lính lái xe khi ấy, tôi sẽ tỏ lòng biết ơn họ bằng cách học tập thật tốt, để góp phần xây dựng và bảo vệ nước nhà ngày càng giàu mạnh.
Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu của dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đã lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.
Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam
Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:
- Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.
Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt của các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua được thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.
Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.
Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.
Chọn và thực hiện 1 trong các đề văn sau :
a) Hằng ngày, em gặp hoặc nghe kể rất nhiều chuyện người thật, việc thật. Hãy kể lại 1 trong những câu chuyện đó.
b) Kể về 1 kỉ niệm đáng nhớ( được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu nhầm,...)
c) Kể về 1 cuộc gặp gỡ ( gặp lại 1 người thân, đi thăm các chú bộ đội, gặp 1 bạn thiếu nhi nghèo vượt khó,...)
(Lập dàn ý và làm bài văn luôn)
c)
Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng biết ngày 22-12 là ngày gì. Và ngày này có ý nghĩa lịch sử rất lớn đối với dân tộc, với đất nước và với mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó không chỉ trở thành ngày lễ của các chú, các bác trong quân ngũ mà nó còn là ngày vui chung của mọi người trên đất nước Việt Nam.
Để kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, giáo dục học sinh truyền thống lịch sử lâu dài của dân tộc, trường em đã tổ chức một buổi tham quan Viện Bảo tàng Quân đội. Chuyến đi này đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc và nhiều bài học lí thú, bổ ích. Hơn thế nữa, trong buổi tham quan này, chúng em đã được vào Phòng Truyền thống của Viện bao tàng, gặp gỡ những con người đã đi vào lịch sử dân tộc: Đại tá Bùi Quang Thận - người trực tiếp lái xe tăng tiến thẳng vào Dinh Độc lập Ngày 30-4; Đại tá Lê - người trực tiếp kéo cờ trong ngày Quốc khánh 2-9.
Cuộc trò chuyện thật là vui vẻ, bổ ích. Chúng em quây quanh hai bác.
Gương mặt ai ai cũng hớn hở lạ thường; bởi trong lòng mỗi người đều có niềm hãnh diện đã được gặp mặt những người anh hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Linh Hương - lớp trưởng đứng lên thay mặt cả lớp hỏi thăm sức khỏe của các bác. Nhìn những tấm huân chương sáng lấp lánh trên ngực áo, em thấy một phần công lao của các bác trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Bác Lê dịu dàng hỏi:
- Thế nào, các cháu khỏe chứ? học tập ra sao?
- Có ạ, có ạ! Học kì một, lớp cháu hầu hết đều được học sinh giỏi, hạnh kiếm tốt đấy bác ạ. - Cả lớp nhao nhao.
- Thế là rất tốt, rất tốt. Các cháu đã thực hiện tốt năm điều Bác Hổ dạy, ngoan lắm! Bác Lê gật gù:
Bây giờ các cháu muốn hỏi gì nào?
Một loạt cánh tay giơ lên nhưng Quý nhanh nhảu giơ tay lên trước:
- Bác ơi! Tại sao có ngày 22-12 ạ?
Bác Thận gật đầu, mĩm cười rồi trả lời:
- Thế này cháu ạ! Vào ngày 7-5-1944, Tổng bộ Việt Minh ta ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”. Không khí lúc bấy giờ sôi sục trong tất cả các khu căn cứ. Chính bác cũng cảm nhận được bầu không khi bận rộn. Tình hình thời cuộc lúc này rất khẩn trương, vào khoảng tháng 10-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nêu rõ “Phe xâm lược gần đón ngày bị tiêu diệt... Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”. Sau đó, theo chỉ thị của Cụ Hồ, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ngày 22- 12-1944 nhằm phát động phong trào đấu tranh cả chính trị và quân sự để thúc đẩy quá trình cách mạng tiến lên mạnh mẽ hơn nữa. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần. Từ đó ngày 22-12-1944 đã trở thành ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. Các cháu đã rõ chưa nào?
Bây giờ thì em đã hiểu xuất xứ ngày 22-12 qua lời kể của bác Thận, hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc và đặc biệt là các chú, các bác trong quân đội. Càng hiểu nơi bắt đầu thì càng phải trân trọng, càng cần phải khắc ghi nó vào tiềm thức. Đó cũng là việc làm thể hiện lòng biết ơn của mình đối với các bậc tiền bốì đã hi sinh để ngày lễ này càng có ý nghĩa và sâu sắc.
Kế tiếp là câu hỏi của Trang dành cho bác Lê:
- Thưa bác? Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường lịch sử Ba Đình, bác là người trực tiếp kéo cờ Việt Nam lên cột cờ trong lúc mọi người hát Quốc ca. Cho cháu hỏi: Tâm trạng của bác lúc ấy như thế nào ạ?
- Đúng là lúc ấy bác giữ trọng trách nặng nề. Bác vừa mừng lại vừa lo. Các cháu có biết vì sao không? Mừng vì bác là người trực tiếp kéo cờ trong một buổi lễ hết sức quan trọng; rất vinh dự và tự hào. Lo là vì phải kéo cờ làm sao cho vừa hết bài Quốc ca thì cờ cũng phải kéo lên đỉnh cột cờ. Trong lúc đang kéo cờ thì bác có một cảm xúc rất khó tả nhưng vô cùng mãnh liệt: Sự xúc động đã lấn át trái tim bác. Lòng bác như muốn nói thật to: Việt Nam tự do! Việt Nam độc lập! Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
Khuôn mặt bác thể hiện rõ nỗi xúc động cứ đan xen vào nhau. em thấu hiếu rằng ngày 2 -9 có ý nghĩa cực kì to lớn trong mỗi con người Việt Nam, làm đẹp thêm tâm hồn con người và làm vẻ vang thêm trang sử hào hùng của dân tộc Việt. Khuôn mặt mỗi thành viên của lớp 9A6 cũng khác nhau. Có người bộc lộ nét tươi tắn, sung sướng, hãnh diện và tự hào vì đất nước ta đã giành chiến thắng từ tay thực dân Pháp bằng rất nhiều nỗ lực phi thường, cũng có bạn vẻ mặt trầm tư, suy nghĩ. Có lẽ bạn đang nghĩ, để có được hòa bình, độc lập như hôm nay, dân tộc ta đã đổ không biết bao nhiêu xương máu, bao con người đã ngã xuống cho Tổ quốc quyết sinh.
Sau đó, bác Thận lại kể cho chúng em nghe về chiến thắng lịch sử ngày 30-4. Nhờ có lời kể của bác mà chúng em biết được chiến thắng lẫy lừng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta và sự giúp đỡ to lớn của bạn bè năm châu.
Chính lúc này đây, em thật sự cảm động. Sự biết ơn, niềm tự hào, một chút hãnh diện, một chút hổ thẹn đã tạo nên trong lòng em một cảm xúc khó tả. Em đứng lên phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của mình.
Cháu xin thay mặt cho các bạn ngồi đây có đôi lời phát biểu. Thế hệ chúng cháu may mắn sinh ra đã được hưởng một nền hòa bình. Chúng cháu biết, để có được ngày hôm nay, cả dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều. Chúng cháu rất biết ơn các bác, những người đã hi sinh biết bao công sức và xương máu để bảo vệ đất nước. Chúng cháu hứa nguyện sẽ nỗ lực rèn luyện, học tập và tu dưỡng đạo đức để mai sau xây dựng đất nước vững mạnh hơn. Và ngày mai bắt đầu từ ngàv hôm nay. Ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng cháu sẽ cố gắng học tập tốt, để khi vào đời góp phần đưa nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Chúng cháu sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống mà cha anh đi trước để lại. Cuối cùng, cháu xin chúc các bác một sức khỏe dồi dào để công tác tốt.
Em vừa kết thúc câu nói, một tràng pháo tay rộn rã vang lên. Tiếp theo, chúng em cùng các bác đi thăm Viện Bảo tàng. Vừa đi, các bác vừa giảng giải cho chúng em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Trời gần trưa, ánh nắng bắt đầu gay gắt, chúng em luyến tiếc chia tay các bác để lên xe ô tô trở về trường.
Buổi ngoại khóa tuy kết thúc nhưng đã để lại trong lòng chúng em biết bao cảm xúc. Đối với riêng em, đây là một dịp để nói lên những suy nghĩ của mình với thế hệ cha anh đi trước, tăng thêm lòng quyết tâm và niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.
BẠn tham khỏa nha! CHúc bn hc tốt!
b) Suốt bao năm tháng học đường, bên cạnh tôi bao giờ cũng có một hình bóng dõi theo. Chính người là nghị lực cho tôi, là nơi tôi trau dồi những kiến thức. Học giỏi suốt 3 năm liền là một niềm vui sướng nhưng bên cạnh đó vẫn là sự kính trọng, biết ơn vô vàn đối với cô. Chính vì vậy mà mấy năm xa cách tôi vẫn không quên được kỉ niệm ấy với người. Người mẹ thứ 2 của tôi, cô tâm.
Cô tâm là một giáo viên dạy toán của trường tôi. Dù không còn trẻ nhưng cô là người yêu thương học sinh, cô coi học sinh như một phần của mình. Với nhiều kinh nghiệm, căn nhà cô không bao giờ thiếu vắng bóng dáng của những đứa trẻ. Nhà tôi cách nhà cô có mấy bước chân nên từ năm lớp 6 tôi đã học thêm từ đó. Nhờ vậy suốt 3 năm, kiến thức toán của tôil uôn vững chắc. Cô coi tôi như một người cháu, cô luôn tự tin về sức học của tôi. Không phụ lòng cô, môn toán là môn tôi luôn có những số điểm khá cao. Nhưng năm lớp 8 chính tôi đã khiến cô buồn cũng là nỗi ân hận vô vàn của riêng tôi.
Năm ấy là năm tôi bước sang một lớp khác. Với nhiều kiền thức mới mẻ, cô tâm vẫn dạy một cách chu đáo, cẩn thận. Ngày tháng trôi qua, cuối cùng cũng tới thi học kỳ I. Vẫn tự tin như trước, tôi háo hức đến trường và vào phòng thi. Tin tưởng những kiến thức cô ôn luyện, tôi làm gọn mấy câu đầu chỉ sau ít phút. Đến bài cuối cùng thì suy nghĩ mãi vẫn ko ra được đáp án. Năm phút, mười phút, 30 phút… Lục tung những kiến thức trong đầu vẫn ko ra được. Bất ngờ, tiếng trống truờng vang lên, tôi cố viết những chữ cuối cùng dù biết kết quả đó ko đúng. Đêm đó, tôi trắn trọc ko ngủ, bao lo lắng về danh hiệu học sinh giỏi cả về cô khiến tôi bồn chồn không yên. Mình đã quá chủ quan ư? Bài thi dễ vậy mà ko ra được, tại sao? Hay là mình đã quá phụ thuộc vào cô, chỉ ôn luyện những gì cô dạy mà không tìm hiểu sâu hơn để ra nông nỗi này? Tôi bật khóc, tự trách chính bản thân mình.
Hôm phát bài, tay tôi run rẩy cầm bài thi lên, với số điểm 7,75 đập vào mắt khiến tôi không tin nổi. Tệ vậy ư! Chỉ có 7.75 sao? Không gian xung quanh tôi như bao trùm một màu đen xám xịt cùng nỗi lo lắng ko nguôi. Với mười mấy môn học, duy nhất môn toán là môn tôi tự tin nhất. Kiểm tra lần nào tôi cũng được 8 trở lên. Lần này lại là con số 7 sao tôi dám nói với cô đây. Bữa tới học thêm, tôi rụt rè không vào lớp, tôi sợ phải thấy tâm trạng cô nghe thấy số điểm của tôi. Có tiếng cô từ gian nhà sau vang lên: Thủy, vào đi em.
Khi tất cả đã đông đủ, công việc đầu tiên của cô là hỏi số điểm của từng em một. Giọng cô vang lên rõ to:
Trung ,thi được mấy điểm?
Dạ 10 điểm. Trung tự hào nói to
Lần lượt đến bạn này đến bạn khác ai cũng có những số điểm khá cao, đến tôi:
Thủy, mấy điểm em? Cô hỏi, vẫn giọng trìu mến đó
Dạ 7,75 cô. Giọng tôi nhỏ dần.
Giờ đây tất cả đang dồn mắt về tôi sửng sốt kèm theo là những tiếng xì xào. Còn cô không nói gì nhưng mặt cô bây giờ có cái gì đó thoáng buồn qua thì phải. Mà chắc có lẽ tôi biết, đó là sự thất vọng cô dành cho tôi, chính tôi cũng đã mất đi sự tin tưởng chính bản mình. Ai trên 8 điểm cô sẽ có một món quà nhỏ khích lệ, một phong kẹo sôcôla. Nhìn cô phát kẹo cho các bạn, tôi ao ước sao có đựoc một phong kẹo đó từ tay cô trao cho cô. Hai năm trước, tôi đã từng được cô tặng kẹo nhưng lần này lại không, cảm giác tủi thân như muốn trỗi lên, tôi co lại nơi góc tường. Mười bốn tuổi tôi có thể mua cho mình một phong kẹo như vậy chỉ với 4000 đồng, nhưng bây giờ phong kẹo đó đối với tôi là vô giá. Phong kẹo cô trao không phải là một món quà nhỏ, nó là sự tự hào, tin tưởng, quý mến nơi cô dành cho người nhận. Nhìn phong kẹo tôi khao khát muốn có được nó, càng ao ước muốn có tôi lại càng cố gắng lần thi học kỳ sau. Quả là thế, học kỳ II tôi dược 9,25 cùng với danh hiệu học sinh giỏi. Mừng rỡ, tôi chạy ùa tới nhà cô chỉ để khoe số điểm đó. Còn cô, cô đã mừng rơi nước mắt. Qua tôi biết rằng: Cô không cho kẹo không phải vì cô ích kỉ mà là động lực cho mỗi người.
Giờ đây, bước sang lớp 9 tôi không còn được học trong ngôi nhà màu hồng đầy yêu thương của cô nữa. Nhưng mỗi lần đi ngang qua nhà cô, tôi lại ghé mắt nhìn vào. Nhìn những đứa trẻ đàn sau cắp sách vở đến nhà cô, lại được cô kèm cặp, được cô yêu thương và được cô trao những phong kẹo niềm tin đó. Tôi lại càng biết ơn, quý trọng cô hơn.
Các bạn biết ko? Một đồ vật nào đó ta mua bằng tiền, bạn sẽ thấy nó rẻ rúng bình thường. Nhưng nếu nó được ai đó tặng bạn bằng tất cả tình yêu thương, bạn sẽ cảm nhận dược nó vô cùng quý giá như phong kẹo nhỏ của tôi vậy. Và chắc hẳn rằng ai trong các bạn cũng có một người lái đò riêng, nhưng bản thân tôi vô cùng may mắn khi có một người lài đò tuyệt vời như vậy. Dù không bao giờ nói thành lời nhưng sâu trong lòng tôi luôn tự nhủ: "Cô ơi ! Em cảm ơn cô nhiều lắm…"
b)
Ai cũng đầy ắp những kỉ niệm của một thời thơ ấu. Đặc biệt, những buổi đầu cắp sách đến trường, được gặp gỡ và làm quen với biết bao thầy cô, bạn bè … sẽ luôn là những kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên.
Những ngày đầu đi học, tôi luôn được cố giáo khen viết chữ đẹp và đều. Em học rất khá môn tập viết tuy nhiên lại không giỏi môn toán. Đây là môn học mà em sợ nhất. Cô giáo mặc dù đã giảng dạy, hướng dẫn em làm bài rất cẩn thận và tỉ mỉ tuy nhiên do bản thân sợ môn học này nên những lời cô giảng dạy em không hiểu hết. Biết vậy, nên cô đã đổi chỗ cho em ngồi cạnh Hà – một trong những bạn học giỏi toán nhất lớp – để học tập cùng nhau. Cùng nhau làm bài tập nhóm đã giúp cho em tiến bộ hơn rất nhiều. Em đã học được phương pháp học toán của bạn. Thậm chí, trong những bài toán khó, bạn còn hướng dẫn em cách tiếp cận vấn đề và phương pháp giải phù hợp. Từ một học sinh yếu môn toán, em đã bắt đầu có niềm đam mê và yêu thích với môn học này.
Có một lần trong một bài kiểm tra toán, em không làm được bài. Em ngồi loay hoay gần như cả buổi để giải. Hà thấy vậy liền viết viết ra một tờ nháp. Sau đó, bạn vo vo lại rồi nhẹ nhàng đưa cho em. Em cảm thấy rất vui khi được bạn giúp đỡ nhưng đồng thời cũng thấy bứt rứt trong lòng. Rồi em cầm tờ giấy đã vo nhét vào học bàn. Em chợt nhớ lời cô giáo dạy: “Thất bại là mẹ thành công”. Em không muốn bản thân mình cứ mãi yếu kém môn toán. Hà cũng thúc giục em giở tờ giấy ra chép. Nhưng bản thân em kiên quyết từ chối và tiếp tục ngồi suy nghĩ cách làm. Khi chỉ còn khoảng năm phút thì hết giờ làm bài, tự dưng những lời cô giáo giảng như hiện về trong tâm trí em. Một hồi viết nháp các công thức đã học, em chợt phát hiện ra mình đã bỏ quên mất một phép tính. Em vội vàng sửa lại bài làm. Khi trống báo hiệu kết thúc giờ kiểm tra cũng là lúc em hoàn thành bài thi.
Cô giáo trả bài kiểm tra và em được điểm 8 – một kết quả xứng đáng với sự nỗ lực của bản thân, Hà cũng rất vui khi thấy em đã học khá hơn trước. Đến bây giờ mỗi khi nhắc lại, tôi lại thấy hân hoan trong lòng.
Bạn tham khảo nhé!
Đề bài: Kể lại cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân Ngày thành lập Quân đội
A. Mở bài
Hoàn cảnh cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân ngày 22/12, trường em tổ chức tới doanh trại…
Em đại diện cho các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh bảo vệ Tổ Quốc
B. Thân bài
- Không khí phấn chấn, sôi động khi chuẩn bị cho chuyến đi
- Trên đường đi mọi người háo hức mong muốn được gặp các chú bộ đội
- Khi gặp gỡ, sau màn chào hỏi, mọi người cùng đi thăm quan phòng sinh hoạt truyền thống, nơi tập luyện, phòng ăn tập thể… của đơn vị
- Trên hội trường diễn ra cuộc gặp gỡ, giao lưu nghe các anh, các chú nói chuyện
+ Giới thiệu người giao lưu
+ Nội dung câu chuyện, kể về việc gì, kể về ai, diễn ra ở đâu, trong hoàn cảnh như thế nào
+ Các chú, các anh nói về chuyện chiến đấu trong lịch sử, về truyền thống của quân đội…
- Thay mặt các bạn em phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh dã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc
+ Phát biểu tình cảm: tự hào, biết ơn, xúc động
+ Lời hứa: phấn đấu học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng với thế hệ cha anh
C.Kết bài
Thông qua cuộc gặp gỡ để lại cho em những cảm xúc gì
Bài mẫuTrong chúng ta chắc hẳn ai cũng biết ngày 22-12 là ngày gì. Và ngày này có ý nghĩa lịch sử rất lớn đối với dân tộc, với đất nước và với mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó không chỉ trở thành ngày lễ của các chú, các bác trong quân ngũ mà nó còn là ngày vui chung của mọi người trên đất nước Việt Nam.
Để kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, giáo dục học sinh truyền thống lịch sử lâu dài của dân tộc, trường em đã tổ chức một buổi tham quan Viện Bảo tàng Quân đội. Chuyến đi này đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc và nhiều bài học lí thú, bổ ích. Hơn thế nữa, trong buổi tham quan này, chúng em đã được vào Phòng Truyền thống của Viện bao tàng, gặp gỡ những con người đã đi vào lịch sử dân tộc: Đại tá Bùi Quang Thận – người trực tiếp lái xe tăng tiến thẳng vào Dinh Độc lập Ngày 30-4; Đại tá Lê – người trực tiếp kéo cờ trong ngày Quốc khánh 2-9.
Cuộc trò chuyện thật là vui vẻ, bổ ích. Chúng em quây quanh hai bác.
Gương mặt ai ai cũng hớn hở lạ thường; bởi trong lòng mỗi người đều có niềm hãnh diện đã được gặp mặt những người anh hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Linh Hương – lớp trưởng đứng lên thay mặt cả lớp hỏi thăm sức khỏe của các bác. Nhìn những tấm huân chương sáng lấp lánh trên ngực áo, em thấy một phần công lao của các bác trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Bác Lê dịu dàng hỏi:
– Thế nào, các cháu khỏe chứ? học tập ra sao?
– Có ạ, có ạ! Học kì một, lớp cháu hầu hết đều được học sinh giỏi, hạnh kiếm tốt đấy bác ạ. – Cả lớp nhao nhao.
– Thế là rất tốt, rất tốt. Các cháu đã thực hiện tốt năm điều Bác Hổ dạy, ngoan lắm! Bác Lê gật gù:
Bây giờ các cháu muốn hỏi gì nào?
Một loạt cánh tay giơ lên nhưng Quý nhanh nhảu giơ tay lên trước:
– Bác ơi! Tại sao có ngày 22-12 ạ?
Bác Thận gật đầu, mĩm cười rồi trả lời:
– Thế này cháu ạ! Vào ngày 7-5-1944, Tổng bộ Việt Minh ta ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”. Không khí lúc bấy giờ sôi sục trong tất cả các khu căn cứ. Chính bác cũng cảm nhận được bầu không khi bận rộn. Tình hình thời cuộc lúc này rất khẩn trương, vào khoảng tháng 10-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nêu rõ “Phe xâm lược gần đón ngày bị tiêu diệt… Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”. Sau đó, theo chỉ thị của Cụ Hồ, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ngày 22- 12-1944 nhằm phát động phong trào đấu tranh cả chính trị và quân sự để thúc đẩy quá trình cách mạng tiến lên mạnh mẽ hơn nữa. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần. Từ đó ngày 22-12-1944 đã trở thành ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. Các cháu đã rõ chưa nào?
Bây giờ thì em đã hiểu xuất xứ ngày 22-12 qua lời kể của bác Thận, hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc và đặc biệt là các chú, các bác trong quân đội. Càng hiểu nơi bắt đầu thì càng phải trân trọng, càng cần phải khắc ghi nó vào tiềm thức. Đó cũng là việc làm thể hiện lòng biết ơn của mình đối với các bậc tiền bốì đã hi sinh để ngày lễ này càng có ý nghĩa và sâu sắc.
Kế tiếp là câu hỏi của Trang dành cho bác Lê:
– Thưa bác? Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường lịch sử Ba Đình, bác là người trực tiếp kéo cờ Việt Nam lên cột cờ trong lúc mọi người hát Quốc ca. Cho cháu hỏi: Tâm trạng của bác lúc ấy như thế nào ạ?
– Đúng là lúc ấy bác giữ trọng trách nặng nề. Bác vừa mừng lại vừa lo. Các cháu có biết vì sao không? Mừng vì bác là người trực tiếp kéo cờ trong một buổi lễ hết sức quan trọng; rất vinh dự và tự hào. Lo là vì phải kéo cờ làm sao cho vừa hết bài Quốc ca thì cờ cũng phải kéo lên đỉnh cột cờ. Trong lúc đang kéo cờ thì bác có một cảm xúc rất khó tả nhưng vô cùng mãnh liệt: Sự xúc động đã lấn át trái tim bác. Lòng bác như muốn nói thật to: Việt Nam tự do! Việt Nam độc lập! Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
Khuôn mặt bác thể hiện rõ nỗi xúc động cứ đan xen vào nhau. em thấu hiếu rằng ngày 2 -9 có ý nghĩa cực kì to lớn trong mỗi con người Việt Nam, làm đẹp thêm tâm hồn con người và làm vẻ vang thêm trang sử hào hùng của dân tộc Việt. Khuôn mặt mỗi thành viên của lớp 9A6 cũng khác nhau. Có người bộc lộ nét tươi tắn, sung sướng, hãnh diện và tự hào vì đất nước ta đã giành chiến thắng từ tay thực dân Pháp bằng rất nhiều nỗ lực phi thường, cũng có bạn vẻ mặt trầm tư, suy nghĩ. Có lẽ bạn đang nghĩ, để có được hòa bình, độc lập như hôm nay, dân tộc ta đã đổ không biết bao nhiêu xương máu, bao con người đã ngã xuống cho Tổ quốc quyết sinh.
Sau đó, bác Thận lại kể cho chúng em nghe về chiến thắng lịch sử ngày 30-4. Nhờ có lời kể của bác mà chúng em biết được chiến thắng lẫy lừng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta và sự giúp đỡ to lớn của bạn bè năm châu.
Chính lúc này đây, em thật sự cảm động. Sự biết ơn, niềm tự hào, một chút hãnh diện, một chút hổ thẹn đã tạo nên trong lòng em một cảm xúc khó tả. Em đứng lên phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của mình.
Cháu xin thay mặt cho các bạn ngồi đây có đôi lời phát biểu. Thế hệ chúng cháu may mắn sinh ra đã được hưởng một nền hòa bình. Chúng cháu biết, để có được ngày hôm nay, cả dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều. Chúng cháu rất biết ơn các bác, những người đã hi sinh biết bao công sức và xương máu để bảo vệ đất nước. Chúng cháu hứa nguyện sẽ nỗ lực rèn luyện, học tập và tu dưỡng đạo đức để mai sau xây dựng đất nước vững mạnh hơn. Và ngày mai bắt đầu từ ngàv hôm nay. Ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng cháu sẽ cố gắng học tập tốt, để khi vào đời góp phần đưa nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Chúng cháu sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống mà cha anh đi trước để lại. Cuối cùng, cháu xin chúc các bác một sức khỏe dồi dào để công tác tốt.
Em vừa kết thúc câu nói, một tràng pháo tay rộn rã vang lên. Tiếp theo, chúng em cùng các bác đi thăm Viện Bảo tàng. Vừa đi, các bác vừa giảng giải cho chúng em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Trời gần trưa, ánh nắng bắt đầu gay gắt, chúng em luyến tiếc chia tay các bác để lên xe ô tô trở về trường.
Buổi ngoại khóa tuy kết thúc nhưng đã để lại trong lòng chúng em biết bao cảm xúc. Đối với riêng em, đây là một dịp để nói lên những suy nghĩ của mình với thế hệ cha anh đi trước, tăng thêm lòng quyết tâm và niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.
hãy tưởng tượng nếu một ngày em được gặp một nhân vật trong tác phẩm mà em đã học em cùng người đó đi những đâu nói những chuyện gì của gặp gỡ đó để lại cho em những ấn tượng gì sâu sắc Hãy viết một đoạn văn văn tự sự kể lại cuộc gặp gỡ đó trong bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận
Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó,…).
Cấm chép mạng
ủa vậy bạn chép được hả?
bài này tụi mk làm,bạn xem thì là bạn chép mạng còn gì!
Tuần vừa qua, lớp tôi tổ chức một cuộc giao lưu gặp gỡ những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đang sinh sống tại tỉnh nhà. Trong buổi giao lưu, tôi đã được gặp rất nhiều những người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa, đặc biệt tôi được gặp và trực tiếp nói chuyện với một người lái xe thời chiến vui tính, quả cảm. Đối với tôi, đây là một cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa.
Vào buổi sáng hôm ấy, một buổi sáng mùa hè có nắng vàng như mật rót lên đường phố, gió theo màu nắng thổi tan cái oi bức, làm xáo động những âm thanh trong vòm cây kẽ lá. Lớp chúng em được hướng dẫn giao lưu với những cựu chiến binh trong chiến trường chống Mĩ năm xưa đang sinh sống và làm việc tại tỉnh nhà. Em cảm thấy mình rất may mắn khi trong buổi giao lưu, em vô tình ngồi cạnh một người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa, em mới có dịp để biết thêm nhiều điều. Ông tên An, là một thành viên trong tiểu đội 6 phụ trách lái xe tăng chở lương thực và vũ khí tiếp tế cho bộ đội ta ngày trước. Em trước đây đã từng nghe ông nội trong chiến trường kể về những người lính lái xe quả cảm tài năng nên khi biết ngày ấy em đã rất hứng thú:
- Ông ơi, cháu nghe nói, những người lính lái xe trong chiến trường xưa như ông vừa tài năng, vừa quả cảm, không sợ gì những mưa bom bão đạn, không sợ gì cái chết phải không ạ?
Khi nghe em nói rằng em muốn được biết về công việc của ông trong những năm tháng chống Mĩ năm xưa, em thấy ông như xúc động, ông kể một mạch như bị dòng hồi ức lôi kéo:
- Ừm, tài năng, quả cảm thì ông không dám nhận, không sợ bom đạn thì cũng không phải đâu cháu ơi. Chẳng qua chúng ta căm hận giặc Mĩ cướp nước, thương giống nòi đang trong cảnh lầm than nên dù phía trước mưa bom bão đạn đang giăng lối chúng ta cũng phải rẽ đường mở lối, hăng hái tiến về phía trước vì một độc lập dân tộc. Còn thực sự, chúng ta cũng sợ hãi cái chết lắm, ai mà không sợ hả cháu, nhất là khi ấy chúng ta là những trai tráng khỏa mạnh, còn gia đình, người thân ở nhà, ai mà chẳng ham cuộc sống này. Nhưng những chiến sĩ chúng ta là thế đấy, sợ thì sợ nhưng ý chí thì vẫn vững vàng, vẫn tự nhủ với lòng: “Nếu ngày mai ta phải hi sinh, ta cũng phải hi sinh cho xứng đáng”. Chiến trường mà, ác liệt lắm cháu ạ, có khi còn khỏe mạnh cười nói hôm nay thôi, ngày mai đã không còn thấy nhau nữa rồi.
Nói đến đây giọng ông rưng rưng, có lẽ ông đang nghĩ đến những đồng chí của ông đã hi sinh trên chiến trường chăng? Câu chuyện của ông kết thúc bằng một nụ cười trong những dòng nước mắt rung rưng cảm động.
Buổi giao lưu kết thúc để lại lòng em lắm dư vị. Quả thực đây là cuộc gặp rất ý nghĩa, gặp và được nghe những câu chuyện của ông mà em biết thêm về những người chiến sĩ trong chiến trường năm xưa. Họ không phải sắt đá quả cảm không sợ chết như trước kia em nghĩ mà họ cũng có những tình cảm rất đời, rất người, rất gần gũi, rất đáng trân trọng! Càng biết vậy, em càng yêu thêm những người chiến sĩ ấy.
Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó đã làm cho tôi hiểu thêm nhiều điều về người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa. Đó là những con người quả cảm nhưng cũng giàu tình cảm, tình người. Đây sẽ là cuộc gặp gỡ mà tôi không bao giờ quên
Help me !!!
Đề 1 : Kể về một cuộc gặp gỡ ( lưu ý : cuộc gặp gỡ này là cuộc gặp gỡ thầy cô giáo cũ hoặc các chú bộ đội , ko lấy cuộc gặp gỡ khác )
Đề 2 : Kể về sự đổi mới của quê hương em .
giúp mk cả hai đề nhé ! Mk cần xong 1 đề trước , đề còn lại giúp sau cx được . Mn ơi giúp mk nhá . Chj Nguyễn Phương Linh ơi , chj có không ak , nếu có chj gửi link cho em nha , thanks chj , thanks mn!!
6 năm đã trôi qua thật nhanh, em được trở về quê ngoại nơi có những cánh đồng lúa chín mùa hạ, có những kỉ niệm của em. thời thơ ấu.
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông...............
Em tự viết viết ra nha!
Bài 1:
Xe dừng bánh,cả doanh trại bộ đội rộng lớn,sạch sẽ,ngăn nắp hiện ra trước mắt.Hội trường trang hoàng lộng lẫy,các bác các chú quân phục chỉnh tề,gương mặt rạng rỡ,tự hào.Chúng em quây quanh các chiến sỹ áo xanh,mặt các bạn hớn hở, hãnh diện lạ thường!Chúng em hỏi các chú nhiều chuyện lắm,cả về lịch sử ra đời ngày 22/12 nữa.Giờ thì chúng em đã biết:Bác Hồ chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22/12 /1944.Ngay sau đó đội đánh thắng 2 trận liên tiếp tại Phăy Khắt,Nà Ngần…Đội ngày càng lớn mạnh và được đổi tên thành QĐND Việt Nam.Và từ đó lấy ngày 22/12 làm ngày truyền thống.Bây giờ thì em đã hiểu lịch sử ra đời của ngày 22/12,hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc ta.Càng hiểu em càng thấy trân trọng và muốn khắc ghi vào tiềm thức đển nhớ về một thời kì hào hùng với những con người quả cảm của một đất nước bé nhỏ mà kiên cường…
Chúng em còn được nghe kể nhiều về những chiến công anh dũng,hào hùng của những người lính cụ Hồ,về những tháng năm bôn ba chinh chiến chống kẻ thù xâm lược,những gian khổ hy sinh không thể diễn tả bằng lời.Đến thời bình,bộ đội đâu đã hết nguy nan:Những đêm tuần tra lạnh run người khi truy bắt tội phạm chống lại những lực lượng thù địch phá hoại từ bên ngoài,những lúc giúp dân chống thiên tai,lụt lội…Nhìn gương mặt rắn rỏi,xạm đen vì nắng gió,nghe những câu chuyện kể và chứng kiến vẻ bình thản của những chiến binh,em thật sự thấy rất cảm động xen lẫn cả niềm tự hào,biết ơn sâu sắc…Trong dòng cảm xúc khó tả,ấy em lại được vinh dự thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ tình cảm của mình:“Kính thưa các bác ,các chú ,chúng cháu may mắn được sinh ra và lớn lên trong một dân tộc anh hùng.Chúng cháu biết để có được cuộc sống hòa bình hôm nay,dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều,bằng cả nước mắt và máu xương của bao người đã hy sinh cho Tổ quốc.Để thể hiện lòng biết ơn của thế hệ mình đối với cha anh,chúng cháu hứa sẽ nỗ lực học tập,rèn luyện,tu dưỡng để trở thành những công dân có ích,góp phần nhỏ bé của mình xây dựng đất nước.Có như vậy mới xứng đáng với truyền thống cao quí cuả dân tộc,xứng đáng với sự hy sinh của bao thế hệ cha anh.”Em ngồi xuống mà thấy tay mình vẫn còn run,trái tim lâng lâng một cảm xúc bay bổng lạ kì .
Ánh nắng đã nhạt dần,chúng em chia tay với các bác,các chú trong lưu luyến.Buổi gặp gỡ đã khơi dậy những ước mơ trong em,tăng thêm lòng quyết tâm và niềm tin của em vào một tương lai tươi sáng .Bài 2:
Tôi từng sống với bà ngoại ở quê vì bố mẹ tôi đi làm ăn xa. Chỗ nhà tôi ở là vùng nông thôn yên bình, đường thì là đường đất chứ chưa được đổ nhựa nên có những lần tôi đi học trời mưa, đường trơn nên bị ngã mấy lần vừa bẩn quần áo lại vừa bị đau. Xung quanh nhà tôi chủ yếu là cây cối với đồng ruộng, mọi người sống bằng nghề nông nên cứ đến ngày mùa là quê tôi đông vui lắm. Tôi nhớ buổi tối cuối tuần, mấy nhà xung quanh nhà tôi đều tập trung sang nhà tôi xem phim vì hồi đó chỉ nhà tôi mới có ti vi. Mọi người dù vất vả nhưng luôn sống với nhau rất vui vẻ.
Đến khi tôi học lớp 4 thì tôi chuyển xuống Hà Nội ở cùng với bố mẹ. Mới đầu, tôi không quen không khí, cuộc sống ở đây. Ồn ào và tấp nập quá! Tôi thích sự yên bình hơn. Con người ở Hà Nội không dễ gần và dễ mến như ở trên quê tôi. Tôi ở đây ba tháng mà chưa một lần sang nhà hàng xóm chơi vì tôi cảm thấy e ngại. Mất gần một năm để tôi làm quen và thích nghi với cuộc sống nơi đây. Và đến Tết năm nay, tôi đã được bố mẹ đưa về quê thăm bà. Tôi vui lắm, vui vì được trở về với nơi đã nuôi dưỡng tuổi thơ tôi. Sau gần hai năm trở về, tôi đã nhận ra nhiều sự thay đổi.
Kể về những đổi mới ở địa phương em
Con đường mà tôi thường đi học nay đã được đổ nhựa rồi không còn ướt và bẩn như ngày trước nữa, dù có mưa to thì các bạn cũng không lo bị trơn ngã nữa. Mọi người trên nhà tôi vẫn làm nghề nông, nhưng đã có một vài nhà có ti vi rồi. Buổi tối, mọi người ở nhà xem phim rồi đi ngủ sớm chứ không sang nhà nhau chơi nhiều nữa. Chỉ những ngày trời mưa to, không ra đồng làm được thì mọi người mới tập trung sang nhà ai đó rồi vừa uống nước chè, nói chuyện vui vẻ. Buổi tối trên nhà tôi không còn tối om như hai năm về trước, đầu ngõ đã có hai, ba bóng đèn soi đường để mọi người đi lại thuận tiện hơn.
Được trở về quê, các bác, các cô ai cũng hỏi thăm tôi về chuyện học hành có tốt không? Con người Hà Nội có dễ gần không? Tôi đã chia sẻ rất nhiều về cuộc sống của tôi với mọi người. Thực sự thì tôi vẫn thích cuộc sống ở đây, chắc tại tôi quen rồi. Vì tôi thích sự yên bình và thân thiện chứ không thích sự ồn ào. Đời sống của mọi người đã khá hơn rất nhiều rồi, các bạn học sinh đi học được đi xe đạp vì đường xá thuận lợi hơn. Cách nhà tôi vài nhà cũng có nhà bác Hòa bán thức ăn, thịt, rau và mọi thứ sẵn lắm. Mọi người sẽ không phải đạp xe 2km ra chợ để mua thức ăn nữa. Nhờ đó mà bữa ăn của mọi nhà đầy đủ hơn, đầm ấm hơn. Lần này về quê, trong tôi rất nhiều cảm xúc. Tôi vui vì được gặp lại mọi người, được trở về với nơi tôi đã từng gắn bó. Tôi nhớ những ngày sống ở nơi đây, dù khó khăn, vất vả nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc.
Một sự thay đổi lớn ở quê tôi, đó là chiếc loa phát thanh của xã được đặt trên cây cột điện đầu làng. Buổi sáng, chiếc loa đánh thức và động viên tinh thần mọi người bằng một bản tin chào buổi sáng. Thông qua chiếc loa đó, mọi người được nghe những tin tức thời sự ở Việt Nam và ở tỉnh nhà. Nhờ đó, ai cũng có cảm giác yêu quê hương mình hơn và cần sống có trách nhiệm hơn. Chiếc loa phát thanh thực sự đã mang đến một không khí hoàn toàn mới cho con người nơi đây. Nó thể hiện sự văn minh trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội.
Tuổi thơ của mỗi người đều có những kỷ niệm, gắn bó với một nơi nào đó. Cuộc sống của tôi cũng vậy, cách đây hai năm và bây giờ tôi đã ở hai nơi khác nhau về cả địa danh và về mọi thứ. Tuy vậy, tôi vẫn luôn trân trọng nơi trước đây tôi từng sống và gắn bó, bởi ở đó tôi được sống với những con người thân thiện, cởi mở và dễ mến. Mong rằng, lần sau tôi trở về, quê tôi sẽ có nhiều sự thay đổi theo hướng hiện đại hơn và mọi người nơi đây sẽ luôn chào đón tôi