Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 9 2023 lúc 11:27

Tham khảo!

Con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh vì cơ thể có khả năng nhận diện, ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh, đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể, đó gọi là khả năng miễn dịch của cơ thể.

Bùi Ngọc Minh Hà
4 tháng 4 lúc 22:34
  Con người tồn tại và phát triển trong môi trường chứa vi khuẩn có hại nhờ hệ thống phòng thủ đa tầng:

Con người, dù sinh sống trong môi trường tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có hại, vẫn có khả năng duy trì sức khỏe nhờ vào hệ thống phòng thủ đa tầng, bao gồm các yếu tố sinh học và hành vi chủ động.

Hệ thống miễn dịch, đóng vai trò là lá chắn đầu tiên, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân xâm nhập. Hệ thống này bao gồm các tế bào bạch cầu, cơ quan như tủy xương, hạch bạch huyết, lá lách, thymus và các protein miễn dịch như kháng thể. Khi vi khuẩn tấn công, các tế bào bạch cầu sẽ nhận diện và tiêu diệt chúng, đồng thời kháng thể sẽ gắn kết và vô hiệu hóa vi khuẩn.

Da, rào cản vật lý quan trọng, góp phần ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Lớp biểu bì da với các tế bào sừng chết xếp chồng tạo thành lớp màng bảo vệ, chống thấm nước và hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn trên da cũng đóng vai trò bảo vệ: mồ hôi chứa chất kháng khuẩn tiêu diệt vi khuẩn, bã nhờn giúp da mềm mại và có tính axit nhẹ, tạo môi trường bất lợi cho vi khuẩn phát triển.

Hệ tiêu hóa, nơi diễn ra cuộc chiến giữa vi khuẩn có lợi và có hại. Vi khuẩn có lợi cạnh tranh với vi khuẩn có hại để giành thức ăn và không gian sống, đồng thời sản xuất các chất ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại. Axit dạ dày cũng góp phần tiêu diệt vi khuẩn trong thức ăn.

Hệ hô hấp được bảo vệ bởi các hàng rào vật lý và hóa học. Lông mũi và lông mi lọc bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí, chất nhầy trong mũi và khí quản bẫy vi khuẩn. Ho và hắt hơi là phản xạ tự nhiên giúp loại bỏ vi khuẩn và chất nhầy ra khỏi cơ thể.

Hành vi vệ sinh đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa lây lan vi khuẩn. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước là biện pháp hiệu quả nhất. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nấu chín thức ăn kỹ lưỡng, sử dụng nước an toàn là những hành vi thiết yếu cần được tuân thủ.

Nhờ hệ thống phòng thủ đa tầng này, con người có thể tồn tại và phát triển trong môi trường chứa vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng là điều kiện tiên quyết để hạn chế nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. TGH

Nguyễn Tấn Phúc
Xem chi tiết
Quỳnh Nhu
Xem chi tiết
Lê Thị Thảo Nguyên
25 tháng 10 lúc 22:31

- Miễn dịch là hiện tượng cơ thể không mắc bệnh mặc dù đang sống trong môi trường mầm bệnh.

 - Con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh vì cơ thể có khả năng nhận diện, ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh, đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể, đó gọi là khả năng miễn dịch của cơ thể.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
22 tháng 6 2019 lúc 12:04

Đáp án: D

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
15 tháng 11 2018 lúc 2:19

Xung quanh chúng ta có rất nhiều tác nhân gây bệnh (vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phân tử lạ,…) nhưng đa số cơ thể chúng ta vẫn sống khỏe mạnh do cơ thể có khả năng bảo vệ đặc biệt, khả năng đó được gọi là “miễn dịch”.

Miễn dịch chia thành 2 loại:

- Miễn dịch không đặc hiệu:

    + Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.

    + Không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên.

    + Không mang tính đặc hiệu.

    + Gồm các yếu tố tự nhiên của cơ thể như: da, niêm mạc, các dịch do cơ thể tiết ra, lông nhung,…

    + Vai trò: ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật (da, niêm mạc, nhung mao đường hô hấp); tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập (thực bào, tiết dịch phá hủy,…)

- Miễn dịch đặc hiệu:

    + Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.

    + Có tính đặc hiệu với từng loại tác nhân.

    + Thành phần của miễn dịch đặc hiệu: tế bào limphô và các sản phẩm của chúng.

    + Vai trò: tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khi chúng vượt qua được hàng rào bảo vệ của hệ thống miễn dịch không đặc hiệu.

    + Phân loại: miễn dịch tế bào, miễn dịch thể dịch.

Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
23 tháng 8 2018 lúc 6:19

1. Vắc xin.

2. Kháng thể.

3. Tiêu diệt mầm bệnh.

4. Miễn dich.

Nguyễn Hoàng Phương Thảo
Xem chi tiết
the loser
15 tháng 2 2019 lúc 20:55

bạn tham khảo link này nhé:

https://h.vn/hoi-dap/question/561636.html

học tốt

...

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
22 tháng 1 2018 lúc 17:04

* Dung tích sống:

- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thế hít vào và thở ra.

- Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cận. Dung tích phối phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong đó tuổi phát triển, sau đó độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khá nâng co tối đa của các cư thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.

- Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều dặn từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng.

* Giải thích qua ví dụ sau:

- Một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400ml không khí:

   + Khí lưu thông/phút: 400ml x 18 = 7200ml.

 + Khí vô ích ở khoảng chết: 150ml x 18 = 2700ml

   + Khí hữu ích vào tới phế nang: 7200ml - 2700ml = 4500ml - Nếu người đó thở sâu: 12 nhịp/phút, mồi nhịp hít vào 600ml

   + Khí lưu thông: 600ml x 12 = 7200ml + Khí vô ích khoảng chết: 150ml x 12 = 1800ml

   + Khí hữu ích vào tới phế nang: 7200ml - 1800ml = 5400ml Kết luận: Khi thở sâu và giám nhịp thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp.

* Biện pháp tập luyện: Tích cực tập thể dục thể thao phối hợp thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
Xem chi tiết

Câu 6: Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp. Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp.

Câu 7: Giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau giúp cây là 1 thể thống nhất

VD:

- Khi lá hoạt động yếu, thoát hơi nước ít ⇒ sự hút nước của rễ giảm đi

- Lá chế tạo chất hữu cơ cung cấp cho các bộ phận của cây giúp cây sinh trưởng phát triển, nhưng để thực hiện được nhiệm vụ đó, thì lá cần nước và muối khoáng do rễ vận chuyển qua thân

Câu 9: Rêu ở cạn nhưng lại chỉ sống được ở nơi ẩm ướt vì:

- Rêu chưa có rễ chính thức(rễ giả).

- Thân và lá chưa có mạch dẫn.

- Cây rêu sinh sản nhờ nước

=> Vì vậy chức năng hút và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh, việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể còn phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt, vì thế nên rêu chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt và sống thành từng đám, kích thước cây cũng nhỏ bé, chỉ khoảng 1 cm

Câu 10:Do cây xương rồng có những đặc điểm để thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt ở xa mạc như:-Chịu được nhiệt độ cao,khô nóng. -Là tiêu biến thành gai để chống thoát hơi nước. -Thân cây mọng nước dự trữ nước trong cơ thể dưới dạng nhựa ( thân có dạng xốp hoặc rỗng để chứa nước tại những chỗ rỗng xốp đó ). -Rễ cây thường đâm sâu vào lòng đất để tìm mạch nước ngầm và cũng toả ra trên phạm vi rộng gần sát mặt đất để khi mưa xuống có thể hút hết nước trên mặt đất.

 

Liêu Ích Thành
Xem chi tiết
Hà Ngân Hà
14 tháng 12 2016 lúc 10:36

1, 2 * Hiện tượng:

Môi trường Tế bào động vật Tế bào thực vật
Ưu trương TB co lại và nhăn nheo Co nguyên sinh
Nhược trương Tế bào trương lên => Vỡ Tế bào trương nước => Màng sinh chất áp sát thành tế bào

* Giải thích:

- Tế bào động vât ở môi trường nhược trương có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào, nước ngoài môi trường đi vào tê bào làm tế bào trương lên và vỡ ra. Trong môi trường ưu trương nồng độ chất tan ngoài môi trường lớn hơn trong tế bào làm nước trong tế bào thẩm thấu ra ngoài làm tế bào mất nước và trở lên ngăn nheo

- Tương tự như tế bào động vật nhưng vì tế bào thực vật có thành tế bào vững chắc nên khi ở môi trường nhược trương tế bào trương lên nhưng không bị vỡ. Ở trong môi trường ưu trương tế bào bị co nguyên sinh chất mà không bị nhăn nheo như tế bào động vật.

3. Vì khi ếch và cá vẫn còn sống chúng thích nghi được với môi trường sống trong nước, các tế bào của chúng có hoạt động kiểm soát sự vận chuyển nước và các chất vào trong tế bào. Khi chúng chết đi mà vẫn trong môi trường nước nước được thẩm thấu vào các tế bào trong cơ thể chúng 1 các thụ động mà không có bất kỳ kiểm soát nào làm tế bào trương lên và vỡ.

4. Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì khi vảy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi, không bị héo.

5. ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào vì ATP là chất giàu năng lượng và có khả năng nhường năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách chuyển nhóm photphát cuối cùng

Liêu Ích Thành
12 tháng 12 2016 lúc 19:40

=))))

Liêu Ích Thành
12 tháng 12 2016 lúc 21:58

Ai quan tâm tí nào :)