Minh và các bạn trong lớp tổ chức một buổi dã ngoại tại công viên. Sau khi ăn uống, một số bạn không dọn dẹp rác thải, để lại nhiều rác bừa bãi. Hành động này đã vi phạm quy định gì?
Trong 1 lần được nhà trường tổ chức cho đi tham quan di tích lịch sử ở địa phương, 1 số bạn vứt rác bừa bãi, nói tục chửi bậy. Bạn Minh thấy vậy không hài lòng nhưng k dám nhắc nhở các bạn. Còn Nam và 1 số bạn khác lại đồng tình và cho rằng điều đó không ảnh hưởng gì
a) E có đồng tình với cách ứng xử của Minh, Nam và 1 số bạn khác k, vì sao
b) Nếu là Minh trong trường hợp này e sẽ làm gì?
2: Nhân dịp kỉ niệm ngày giải phóng thủ đô. Hội phụ nữ phường vận động mọi nhà ra dọn vệ sinh, dọn 1 hố rác trong khu cho sạch sẽ. Lan ns:"Dọn rác là việc của công ti môi trường đô thị chứ có phải của cta đâu? Tại sao lại yêu cầu cta làm?
a) E có tán thành ý kiến cụa Lan hay k? vì sao
b) Nếu e là Lan , e sẽ làm gì?
Hàng ngày, em nghe thấy một số bạn cùng lớp nói tục, vứt rác bừa bãi ra lớp học, sân trường:
a, Suy nghĩ và hành động của em khi chứng kiến hành động trên.
b, Em đã và đang làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở trường học.
8. Tại liên đội TH&THCS Giới Phiên, một số đội viên thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường như: vứt rác bừa bãi, đi học muộn, vi phạm An toàn giao thông, không mặc đồng phục, không quàng khăn đỏ, nói tục,… Em có suy nghĩ gì trước những vi phạm trên? Em đã làm gì để tuyên truyền, nhắc nhở bạn? Theo em nên có hình thức như thế nào để bạn thay đổi hành vi vi phạm nêu trên?
Khi đi chơi công viên, em thấy một nhóm bạn xả rác bừa bãi. Em sẽ làm gì?
A. Không can thiệp, vì đó là việc làm bình thường
B. Nhắc nhở, góp ý với họ phải dọn và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
C. Chụp ảnh và bêu xấu họ trên facebook
D. Quát mắng cho họ sợ để họ ra khỏi công viên
Khi đi chơi công viên, em thấy một nhóm bạn xả rác bừa bãi. Em sẽ làm gì?
A. Không can thiệp, vì đó là việc làm bình thường
B. Nhắc nhở, góp ý với họ phải dọn và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
C. Chụp ảnh và bêu xấu họ trên facebook
D. Quát mắng cho họ sợ để họ ra khỏi công viên
Xử lí tình huống
- Tình huống 1: Na cùng gia đình có một buổi cắm trại ở bờ biển. Sau khi tắm biển và ăn uống, Na nhìn thấy có nhiều rác gắn đó. Na nghĩ: "Rác này không phái của gia đình mình. Mình có nên dọn không nhỉ?”.
Nếu là Na, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Cuối tuần, trong khi Bin đang say sưa chơi điện tử thi mẹ Bin cần đi siêu thị nên giao Bin trông em.
Nếu là Bin, em sẽ làm gì?
TH1: Em sẽ dọn để bảo vệ môi trường bất kể đó là rác của ai
TH2: Em sẽ không chơi nữa và trông em
em sẽ dọn dẹp sạch sẽ
em sẽ giúp mẹ chông em để mẹ đi chợ
TH1 tôi sẽ dọn hết rác ở bờ biển để bảo vệ môi trường. TH2 tôi sẽ trông em ko chơi điện tử nữa
Nhà máy X không áp dụng công nghệ xử lí rác thải mà chôn lấp rác thải gần khu dân cư. Hành động này đã vi phạm chính sách
A. khoa học và công nghệ
B. tài nguyên và bảo vệ môi trường
C. bảo vệ và phát triển tài nguyên
D. bảo tồn thiên nhiên
🌍 HƯỞNG.ỨNG.PHONG.TRÀO.SỐNG.XANH 🌍
~ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ~
* Đừng chỉ NÓI mà hãy LÀM
+ Nhặt lại túi nilon, tái chế, sử dụng lại.
+ Hạn chế mua túi nilon
+ Đi mua đồ có thể tự cầm tay hoặc đem túi vải.Ủng hộ dùng túi giấy/vải.
+ Túi nilon sử dụng xong cất lại sử dụng tiếp.
+ Lon nước hoặc giấy cất lại để tái chế hoặc bán phế liệu giữ gìn tài nguyên.
+ Một chai Lavie hoặc chai nước ngọt cũng cất đi, dùng cho trường hợp mang nước từ ở nhà (ra ngoài k cần mua nước trong chai nhựa) v.v
+ Mang theo chai, hộp thủy tinh để đi chợ
+ Mua trà sữa bằng bình riêng ( vd: ở Uncle Tea có bán trà sữa đựng vào bình nhựa nhưng lại tặng chúng ta bình đó để lần sau tới uống có thể đem theo;Tocotoco bán trà sữa vào hộp giấy;....)
+ Hạn chế sử dụng xe gắn máy, xe hơi khi không có việc cần thiết, có thể đi bộ hoặc đi xe đạp ( k phải xe đạp điện)
+ Khi đi dã ngoại, picnic k vứt rác bừa bãi, thu gọn lại rác, không vứt ngoài hè phố. ( vd: thấy một bãi rác nhưng k phải điểm tập kết rác chính thức thì k được vứt vào đó )
+ Đi đổ rác lựa đúng giờ, nếu đã sai giờ thì phải cố đi đến đúng điểm thu rác chứ k vứt bừa bãi.
_ Thế giới còn nhiều đất rộng - tại sao chỉ nghĩ đến nhà máy hay nhà ở, tại sao k phải là trồng cây giảm thiếu biến đổi khí hậu?
_ Một túi nilon hay một chai nhựa bạn thải ra có thể góp phần đặc biệt cho việc biến đổi khí hậu?
_ Bạn có tin: Lon nước bạn vứt ở lề đường, có thể đời chắt chít của bạn nó vẫn chưa phân hủy hết,hay nói đơn giản hơn là đến suýt soát 1000 năm?
_ Cho đến sau này sẽ có những biện pháp để xử lý rác thải phân hủy nhanh hơn, nhưng liệu nó có khiến chúng ta ỷ lại và môi trường lại càng xấu đi nếu bạn k có ý thức?
_ Mường tượng ra tương lai của cháu chắt bạn sau này, bạn muốn họ hàng con cháu được sống trong bầu không khí sạch sẽ hay trong bầu không khí đầy rác thải và ô nhiễm?
ĐÓ LÀ Ở BẠN THÔI!
Nếu mọi người thấy một người xả rác bừa bãi , mọi người sẽ làm gì ??? ( Các bạn có thể chọn nhiều đáp án nhé )
A . Nhắc họ không xả rác bừa bãi
B . Nếu họ bỏ đi không nhặt rác vứt vào thùng thì nhặt rác của họ vứt vào thùng rác
C Chẳng làm gì còn bảo họ lần sau cứ tiếp tục xả rác để bác lao công dọn
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
HIỆN TƯỢNG XẢ RÁC BỪA BÃI HIỆN NAY Ở NƯỚC TA
(1)Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên
việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo
dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay,
ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng rất phổ biến.
Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là
gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này.
(2)Hàng ngày, ta có thể nhìn thấy rác vứt bừa bãi ở khắp mọi nơi. Ăn xong
một que kem, uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, người ta vứt
ngay tại chỗ mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép
kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và
cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành,
sạch đẹp, giúp con người thư giãn, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng
không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác.
Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch, đá phế thải xây dựng đem
đổ khắp nơi và cả trên đường phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang
xác súc vật, gia cầm chết ném xuống hồ, ao, sông, rạch và ra đường. Ở một số
hàng, quán bán trên vỉa hè, người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, rác xuống cống
khiến cho nước thải bị ứ đọng, cống bị tắc nghẽn. Trong trường học, học sinh
cũng ngang nhiên xả rác ra hộc bàn, góc lớp, hành lang… Nguy hiểm hơn cả là
tình trạng bệnh viện chôn rác xuống lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư. Hay mới
đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã xả nước thải công nghiệp xuống dòng sông
Thị Vải hàng chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết…
(3) Hậu quả của việc vứt rác bừa bãi như hiện nay không phải nhỏ. Trước
tiên là ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày
càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không
khí… Nguồn nước bị ô nhiễm nặng do dân cư ven các con sông thải chất thải sinh
hoạt xuống sông. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước này, hay sống
gần những bãi rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đau
mắt hột… Đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp
do nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô nhiễm. Về vấn đề kinh tế, ngành chịu ảnh hưởng
nhiều nhất là ngành nuôi trồng thuỷ sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá
tôm bị bệnh hoặc chết nhiều gây tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, đến thu
nhập của người dân và tốn kém tiền bạc trong việc cải tạo môi trường. Còn rác
trong lớp học, sân trường vừa thể hiện sự ô nhiễm môi trường, vừa thể hiện lối
sống thiếu văn minh của học sinh ngày nay. Lối sống ấy sẽ ảnh hưởng đến toàn
bộ thế hệ trẻ, tương lai của đất nước sau này. Việt Nam liệu có thể trở thành một
đất nước xanh – sạch – đẹp như khát vọng của mọi người với một môi trường
như thế, với những con người như thế không?
(4)Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn lan như vậy? Nguyên
nhân đầu tiên là do: lười biếng và lối sống lạc hậu, ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi
cá nhân của một số người. Họ sống theo kiểu:“Của mình thì giữ bo bo / Của người
thì thả cho bò nó ăn”Những nơi công cộng không phải là của mình, việc gì mà
phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách
nghĩ như thế thật là thiển cận và nguy hiểm làm sao! Nguyên nhân tiếp theo là do
thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không
xả rác bừa bãi. Nhưng mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không
một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một. Không được nhắc nhở, con
người ta lại quay về với thói quen trước kia. Mặt khác, việc giáo dục ý thức giữ
gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức. Dù trên các phương
tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình giáo dục bảo vệ môi trường
nhưng chúng còn quá ít ỏi. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp
dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một lý do
khác là sự quản lí, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu
quả,.. chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị vi phạm, hay
nói cách khác là biết mà làm ngơ.
(5)Để trả lời câu hỏi ấy, tất cả chúng ta phải cùng nhau thực hiện những giải
pháp bảo vệ môi trường. Hãy tuyên truyền để mọi người dân có thể hiểu được
những thông điệp về bảo vệ môi trường, về những tác hại mà chúng ta đang gây
ra với chính cuộc sống. Kêu gọi toàn dân thực hiện lối sống xanh, sống sạch. Đưa
ra các chính sách phạt thật nặng đối với những hành vi làm ảnh hưởng đến môi
trường. Ngoài ra, để một thế hệ tương lai được hưởng cuộc sống trong lành, sạch
đẹp, chính phủ nên đưa ra những chương trình giáo dục về môi trường nhằm mục
đích thay đổi lối sống và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay từ
bậc tiểu học. “Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc!”
(6)Tôi nhớ đến một câu nói của nhà thơ Chế Lan Viên: “Hãy yêu, hãy yêu và
bảo vệ”. Môi trường này là cuộc sống của chúng ta. Nếu bạn yêu cuộc sống này,
yêu đất nước dải chữ S này thì hãy biến tình yêu ấy thành sự thật bằng bằng cách
bảo vệ nó – tức là bảo vệ môi trường. Hãy chung tay vì một ngày mai tươi sáng –
vì một Việt Nam xanh-sạch-đẹp!
Câu hỏi:
a. Bài viết này viết về hiện tượng gì? Viết về hiện tượng đó để làm gì?
- Viết về hiện tượng…………..
- Viết để……
b. Đọc đoạn 1 và cho biết câu nào nêu lên hiện tượng cần bàn?
-
c. Đọc đoạn 2,3,4,5 và xác định trong mỗi đoạn câu nào là câu nêu luận điểm?
- Câu nêu luận điểm của đoạn 2:
- Câu nêu luận điểm của đoạn 3:
- Câu nêu luận điểm của đoạn 4:
- Câu nêu luận điểm của đoạn 5:
d. Đọc đoạn 2 và cho biết để làm sáng tỏ luận điểm, người viết đã đưa ra
những luận cứ nào?
- Luận cứ……..
e. Xác định cách lập luận của bài văn