- Trao đổi về cách giải quyết bất đồng trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
- Chỉ ra những biểu hiện của sự tự chủ trong các tình huống sau:
- Trao đổi về biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.
Gợi ý:
+ Chủ động tham gia các mối quan hệ;
+ Không dễ bị lôi kéo trong các mối quan hệ;
+ Chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các mối quan hệ;
+ Tự điều chỉnh được thái độ, hành vi của bản thân một cách phù hợp trong các mối quan hệ.
Tham khảo
Tình huống 1: Hoa chủ động hỏi han và giúp đỡ bạn trong học tập.
Tình huống 2: Thanh không đồng tình với hành vi của các bạn trong nhóm thể hiện sự tự chủ trong đời sống, không bị phụ thuộc vào đám đông.
Tình huống 3: Minh đã chủ động gặp bạn để tìm hiểu lí do.
Tình huống 4: Hà cố gắng giữ bình tĩnh và nhắc nhở em bé, Hà đã tự chủ được cảm xúc của bản thân.
- Một số biểu hiện của sự tự chủ:
+ Chủ động tham gia các mối quan hệ
+ Không dễ bị lôi kéo trong các mối quan hệ
+ Chủ động giải quyết vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ
+ Tự điều chỉnh được thái độ, hành vi của bản thân một cách phù hợp.
Cách phản ứng của bầy khỉ trong truyện cho thấy điểm gì đặc biệt trong mối quan hệ giữa các thành viên của gia đình khỉ? Sự thay đổi thái độ đối với bầy khỉ thể hiện nét tính cách nào của nhân vật ông Diểu?
- Cách phản ứng của bầy khỉ trong truyện cho thấy mối quan hệ đặc biệt của các thành viên trong gia đình khỉ. Đó là tình cảm huyết thống, đau xót, yêu thương của các thành viên trong một gia đình. Khi khỉ con vì cứu bố mà rơi xuống vực, khỉ mẹ sẵn sàng đối đầu với nòng súng. Điều đó đã khiến ông Diểu xúc động và mềm lòng, sự lương thiện của ông đã được thực tỉnh.
- Sự thay đổi từ thái độ áp đặt, phán xét đến sự thấu hiểu, thương xót, quan tâm của ông Diểu cho thấy ông là người có bản chất lương thiện. Thiên nhiên đã dạy ông một bài học lớn: Con người và sinh vật tự nhiên ngang bằng, bình đẳng như nhau. Hành trình đi săn cũng là hành trình tìm lại nhân bản cho ông.
Tìm hiểu cách thức hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình
- Trao đổi về những cách thức có thể áp dụng để giải quyết mâu thuẫn trong các tình huống vừa được chia sẻ.
- Trao đổi thêm về những điều cần lưu ý khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên gia đình.
Những cách thức có thể áp dụng để giải quyết mâu thuẫn:
- Đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ
- Kiểm soát cảm xúc của bản thân khi xảy ra xung đột
- Lắng nghe, thấu hiểu mong muốn của các thành viên gia đình
- Chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho người khác
- Trò chuyện thẳng thắn để cùng tìm giải pháp
- Thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực hơn
Những điều cần lưu ý khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên gia đình:
- Không dùng ngôn từ nặng nề
- Không nên nhắc lại những xung đột đã qua
- Không lôi kéo thành viên khác vào cuộc xung đột
- Nên thảo luận để xử lí xung đột khi đã bình tĩnh
Tham khảo
Những cách thức có thể áp dụng để giải quyết mâu thuẫn:
Đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ
Kiểm soát cảm xúc của bản thân khi xảy ra xung đột
Lắng nghe, thấu hiểu mong muốn của các thành viên gia đình
Chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho người khác
Trò chuyện thẳng thắn để cùng tìm giải pháp
Thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực hơn...
Những điều cần lưu ý khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên gia đình:
Không dùng ngôn từ nặng nề
Không nên nhắc lại những xung đột đã qua
Không lôi kéo thành viên khác vào cuộc xung đột
Nên thảo luận để xử lí xung đột khi đã bình tĩnh...
Để dung hòa mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, giữ không khí đầm ấm hạnh phúc thì mỗi cá nhân cần tôn trọng sở thích và cá tính của mỗi người. Đoàn kết yêu thương nhau, trao đổi góp ý khi các thành viên có thói quen không tốt, đối xử công bằng với mọi người.
Trong gia đình, anh A là người nắm về kinh tế, quyết định mọi việc trong gia đình liên quan đến các thành viên. Tất cả mọi thành viên phải nhất nhất nghe lời anh A. Hành động của anh A đã vi phạm quan hệ nào trong hôn nhân và gia đình
A. Quan hệ tài sản và quan hệ gia đình.
B. Quan hệ huyết thống và quan hệ gia đình.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ nhân thân và quan hệ gia đình.
Chọn đáp án C
Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, vợ và chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, bao gồm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Việc làm của anh A là vi phạm cả quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
Trong gia đình, anh A là người nắm về kinh tế, quyết định mọi việc trong gia đình liên quan đến các thành viên. Tất cả mọi thành viên phải nhất nhất nghe lời anh A. Hành động của anh A đã vi phạm quan hệ nào trong hôn nhân và gia đình ?
A. Quan hệ tài sản và quan hệ gia đình.
B. Quan hệ huyết thống và quan hệ gia đình.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ nhân thân và quan hệ gia đình.
Chọn đáp án C
Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, vợ và chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, bao gồm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Việc làm của anh A là vi phạm cả quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
B. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình
C. Bình đẳng trong kinh doanh.
D. Bình đẳng trong lao động
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.
Đáp án cần chọn là: A
Thực hành tranh biện quan điểm sau:
"Dành nhiều thời gian cho sử dụng thiết bị công nghệ sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình"
Bước 1: Đưa ra ý kiến cá nhân
Em đồng tình với quan điểm "Dành nhiều thời gian cho sử dụng thiết bị công nghệ sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình"
Bước 2: Lập luận cho ý kiến cá nhân
- Thiết bị công nghệ chỉ là công cụ hỗ trợ trong công việc và cuộc sống của con người.
Gia đình là nền tảng của xã hội. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được kết nối với nhau thông qua các hoạt động trực tiếp hằng ngày: trò chuyện, tâm sự, chơi thể thao, nấu ăn, đọc sách,...
- Thiết bị công nghệ chỉ là thế giới ảo, không có cảm xúc và không mang lại những giá trị kết nối cho con người. Bởi vậy, dành nhiều thời gian cho thiết bị công nghệ sẽ làm cho con người xa rời thế giới hiện thực, có xu hướng ngại giao tiếp xã hội và ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ với các thành viên trong gia đình.
Bước 3: Kết luận
Thiết bị công nghệ chỉ là công cụ hỗ trợ con người. Không nên lạm dụng, dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị này.
Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được thực hiện ở việc?
A.Đối xử công bằng.
B.Dân chủ.
C. Tôn trọng lẫn nhau.
D. Cả A,B,C.
Câu 1: Gia đình em thường thực hiện những cách nào để nuôi dưỡng các mối quan hệ?
Câu 2: Kể những việc em đã làm để nuôi dưỡng tình cảm với các thành viên trong đại gia đình bên nội, bên ngoại của mình?
giúp mik trả lời nhé
Câu 1:
- Duy trì bữa cơm gia đình thường xuyên.
- Chia sẻ, hỗ trợ nhau các công việc gia đình.
- Dành nhiều thời gian quây quần bên nhau
Câu 2:
- Em hay xuống nhà bà nội chơi với bà.
- Em thường xuyên hỏi thăm ông bà và các chú, các bác hai bên nội ngoại.
- Em thường xuyên tham gia các bữa cơm đại gia đình