Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Mát trong câu chuyện trên.
Tìm ý và sắp xếp ý cho 1 trong 3 đoạn văn sau:
a) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
b) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị.
c) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Chiếc răng khểnh.
Dưới đây là ví dụ về tìm ý và sắp xếp ý về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
- Nêu cảm nghĩ chung về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa: Bạn ấy là tuổi Ngựa thích bay nhảy nhưng vẫn luôn nhớ về mẹ
- Bạn ấy có những suy nghĩ gì về tương lai: rong chơi theo những ngọn gió, những điều hấp dẫn về thế giới ngoài kia.....
- Bạn ấy nhắn nhủ điều gì với mẹ: dù có đi đâu con cũng nhớ về mẹ..
- Tính cách của bạn nhỏ: thích rong chơi nhưng vẫn nhớ về mẹ.....
Hãy nêu cảm nghĩ của em về đặc điểm của các nhân vật trong những câu chuyện, bài thơ đã học ở Bài 1.
a) Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
b) Nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị.
c) Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh.
d) Nhân vật Minh trong câu chuyện Vết phấn trên mặt bàn.
a, Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa là người muốn đi đây đi đó, muốn rong chơi khám phá ở nhiều nơi và dễ bị hấp dẫn bởi những điều mới lạ bên ngoài thế giới. Nhưng bạn nhỏ dù có đi xa đến đâu, chơi vui nhưng vẫn nhớ về mẹ, vẫn tìm đường về với mẹ. Có thể thấy dù muốn khám phá thế giới nhưng bạn nhỏ vẫn rất nhớ mẹ và yêu mẹ và là một chú bé rất hiếu thảo.
b. Hồng là một cô bé mới lớn với giàu tình cảm có chút trẻ con. Nhờ có sự chỉ dạy của mẹ mà Hồng đã thay đổi, trở thành một người con ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiếu thảo và là một người chị mẫu mực cho em Thái.
c, Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh đã học được cách vượt qua tự ti, biến khiếm khuyết của bản thân thành điều bí mật khác biệt của riêng mình, để từ cảm giác xấu hổ vì cái răng khểnh đáng ghét, cậu đã có thể ngày ngày tự tin mỉm cười khoe răng.
d, Nhân vật Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn là một cậu bạn có tính hiếu kỳ cao về người bạn mới. Nhưng tính hiếu kỳ đó đã khiến bạn của mình buồn một cách vô ý. Phải đến khi bạn mình không đến lớp nữa thì Minh mới suy nghĩ lại và nhận ra lỗi của mình. Nhưng đó cũng là bài học khiến cho Minh biết cách quan tâm đến cảm xúc của người khác hơn và muốn sửa lại lỗi lầm của mình.
Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật anh Ba trong câu chuyện Hai bàn tay. Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện
Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN
Tuy Bác đã đi xa nhưng những gì Bác để lại cho hôm nay là mãi mãi, đó là những bài học về lối sống có hoài bão, có lí tưởng yêu nước thương đân sâu sắc, là tinh thần vược khó để thực hiện được những hoài bão lớn lao ấy và hơn thế nữà Bác đã để lại cho dân tộc Việt Nam một đất nước tự do và độc lập, để ngày ngày em thơ được cắp sách đến trường như dàn chim câu xoãi cánh trong bầu trời tự do và hòa bình.
BÀI HỌC RÚT RA TỪ CÂU CHUYỆN
Qua câu chuyện trên chúng ta càng thấy kính trọng và yêu quí Bác vô cùng vì đã có thêm một bài học bổ ích của Bác là biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống chính đôi bàn tay của mình, chính niềm tin và nghị lực của bản thân để đạt được ước mơ của mình.
phải biết chăm chỉ , quyết tâm làm việc dù trắng tay
1. Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm trong các câu chuyện em đã học ở Bài 12. Trang trí cho bài làm của em.
b) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hành động dũng cảm của một bạn nhỏ mà em biết. Trang trí cho bài làm của em.
2. Giới thiệu và thảo luận ( trao đổi ý kiến) về các đoạn văn đã viết.
3. Bình chọn
1.
Bài làm của HS
2.- Bước 1: HS nộp bài và tiến hành nhận xét, trao đổi bài lẫn nhau
- Bước 2: GV tổ chức nhận xét và sửa lỗi cho HS
3.
Sản phẩm của HS
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật tuổi nhỏ chí lớn trong các câu chuyện em đã được nghe, được đọc.
Kim Đồng là người đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh .Tuy anh còn nhỏ tuổi nhưng rất thích hoạt động cách mạng ,mọi công việc được giao anh đều hăng hái tham gia và hoàn thành xuất sắc . Kim Đồng thường cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, khi cán bộ đang có cuộc họp,anh phát hiện có quân Pháp đang tới nơi cư trú của cán bộ, Kim Đồng đã đánh lạc hướng họ để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, quân Pháp theo không kịp liền nổ súng vào anh. Kim Đồng ngã xuống ngay bên bờ suối Lê Nin (Cao Bằng) ngày 15 tháng 2 năm 1943, khi vừa tròn 14 tuổi. Anh đã ngã xuống vì tổ quốc thân yêu khi tuổi đời còn nhỏ. Dù đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh anh sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Kim Đồng đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người. Anh quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo!
Hãy đóng vai chim sâu, viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật “chiếc lá” trong câu chuyện trên.
Tôi cứ tưởng rằng chiếc lá đã đôi lần biến thành hoa, thành quả, thành mặt trời nhưng không, cả đời chiếc lá vẫn là chiếc lá như thế. Không phải vì biến thành những thứ đẹp đẽ thì chiếc lá mới đẹp mà lại chính vì chiếc luôn là chiếc lá, sự giản đơn, bình thường ấy đã tạo ra bao đóa hoa đẹp đẽ. Chúng ta không nên vội vàng kết luận về chiếc lá mà phải xem chiếc lá ấy đã làm gì cho đời và phải luôn trân trọng, biết ơn những điều nhỏ nhặt ấy.
Em hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật Gu-li-vơ qua câu chuyện trên.
Học sinh trả lời đúng ý ghi. (1 điểm)
Có thể theo 1 số gợi ý sau:
- Gu-li-vơ rất to lớn và dũng cảm.
- Gu-li-vơ rất yêu thích hoà bình.
cô bé bán diêm là nhân vật chính trong câu chuyện khá nổi tiếng cùng tren của nhà văn An đéc xen mà chúng ta đã được tìm hiểu trong chương trình ngữ văn 8. Em hãy viết đoạn văn ( 12-15 câu ) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật ấy, trong đó có sử dụng ít nhất một thán từ, một tình thái từ
Bạn tham khảo nha:
Một trong những nhà văn gắn liền tuổi thơ với trẻ em toàn thế giới mà chúng ta không thể không nhắc đến chính là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng An-dec-xen. Và chắc hẳn trong chúng ta đều nhớ đến hình ảnh cô bé bán diêm, dường như khắc sau tấm trí mỗi người. Cô bé bán diêm nhưng chất chứa trong nhân vật ấy là những bài học đầy giá trị về cuộc sống và con người.
Nhân vật cô bé bán diêm là hình ảnh trung tâm, xuyên suốt toàn tác phẩm. nhà văn dựa vào đó mà truyền tải những thông điệp về cuộc sống đến người đọc
Nhà văn đã thành công khi xây dựng nên nhân vật điển hình cùng với bối cảnh trong tác phẩm một cách rất sinh động. Đó là hình ảnh ám ảnh về một cô bé tội nghiệp không nơi nương tự trong bầu không khí giá lạnh cắt da giữa đường phố tuyết, và càng cô độc hơn khi cô được đặt cạnh bầu không khí sum vầy của các gia đình.
Trong không gian "Mọi nhà đều sang rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay" ấy thì cô bé bán diêm lại hồi tưởng lại những ngày sống trong quá khứ, khoảng thời gian bà còn sống, có dây thường xuân bám quanh ngôi nhà gợi lên sự ấm áp, hạnh phúc. Và cuộc sống ngày xưa đó hoàn toàn đối lập với cuộc sống hiện tại em trải qua, cuộc sống với người cha đầy sự tối tăm và mùi của địa ngục. Dù lạnh đấy, đói đấy em rất muốn về nhà nhưng lại sợ bị cha đánh đòn vì chưa bán được hộp diêm nào. Cô bé hiện lên với đầy sự trẻ thơ nhưng sớm sống trong cảnh thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Chính thực tại đối lập ấy khiến em càng khao khát mãnh liệt một sự sum vầy đầm ấm trong những ngày đông : "chà! Bây giờ mà được quẹt một que diêm để sưởi ấm cho đỡ buốt nhỉ". Đối với ta đó chỉ một ước mơ nhỏ nhoi giữa chốn phồn hoa đô thị ngoài kia, nhưng chính chi tiết ấy cũng đủ để lấy đi nước mắt vì xót xa cho một đứa trẻ thơ mà bất hạnh. Và em đánh liều quẹt một que diêm "lúc đầu xanh lam,dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sang chói trông đến vui mắt", thứ ánh sang nhỏ nhoi ấy làm em hạnh phúc phần nào. Nhưng sự khắc nghiệt của cái giá lạnh đã dập tắt đi ngọn lửa nhỏ đó.
Em tiếp tục quẹt que thứ hai với ước muốn có cuộc sống ấm no. khung cảnh "hàng ngọn lửa nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng" hiện lên tươi đẹp nhưng vẫn bị thời tiết kia làm lụi tàn mất.Chỉ là một ngọn lửa bé nhỏ để sưởi ấm, chỉ là một chút ước mơ bé nhỏ để cuộc đời em có chút hi vọng nhưng tất cả đều bị chính môi trường bên ngoài, xã hội ngoài kia cùng với cái xô bồ...tất cả đã nhẫn tâm mà tước đi niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy. thật xót thương cho số phận trẻ thơ sớm đã phải lớn, sớm phải chịu cảnh đày đọa của cuộc sống. và cuối cùng thì em chỉ muốn được tin tưởng dựa dẫm vào chính người bà tin yêu đã mất của mình. Que diêm thứ ba xuất hiện chính là hình ảnh người bà cùng cánh tay đang chào đón em. Và em đã đi cùng bà về một miền của sự hạnh phúc, đi để không phải bị cuộc đời này vùi dập nữa. đó chính là giây phút em từ giã trần đời, nhà văn An-dec-xen đã nhân hóa, phóng đại hóa cái chết của em cũng chính là tấm lòng xót thương, xúc động, tình cảm thương mến dành cho em, dành cho bao đứa trẻ thơ bất hạnh ngoài cuộc đời kia nữa.
Bằng lối viết văn rất giản dị, ngôn ngữ trong sang mà nhà văn thiếu nhi An-dec-xen đã xây dựng thành công nhân vật cô bé bán diêm với tất cả niềm xót thương, yêu mến. Qua đó ta thêm hiểu hơn, biết trân trọng hơn về hạnh phúc dành cho con trẻ ngày nay.
Viết đoạn văn ngắn 8-10 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương “ của Nguyễn Dữ ( ko chép mạng nhé, em cảm ơn nhiều ạ
Hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Mã Lương trong câu chuyện "Cây bút thần"
Mk sẽ tick cho bạn nào nhanh nhất và làm bài hay nhất nhé !
Cây bút thần mà ông tiên đã tặng cho Mã Lương trong giấc mộng chỉ là một chi tiết kì ảo thần thoại. Nhưng nhờ cây bút thần mà Mã Lương đã giúp đỡ được nhiều người nghèo. Có cây bút thần Mã Lương đã dùng nó để chủ động trừng phạt tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác. Nhưng mình thích nhất là lòng say mê học tập, sự vượt khó của Mã Lương. Lấy que củi vạch xuống đất, nhúng tay xuống nước để vẽ. Mã Lương đã vượt qua hoàn cảnh thiếu thốn của mình, tự tạo ra phương tiện để học riêng.
Mã Lương đã cho em một bài học sáng giá : bền chí say mê sẽ đạt được khát vọng. Vì nếu Mã Lương không dày công luyện tập, thì có bút thần cũng không vẽ được cái gì.
Mã Lương là một biểu tượng về sự thành công của tài năng qua sự kiên trì, say mê tập luyện. Và cái chính của câu chuyện là khuyên con người nhiệt tình và lao động và biết quan tâm đến đồng loại.
Cây bút thần mà Mã Lương được ông tiên trong giấc mộng ban cho chỉ là một chi tiết thần kì huyền thoại. Nhưng nhờ nó mà người kể đã khắc họa được nhiều nét đặc sắc trong tính cách chú bé Mã Lương. Có cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ đồ dùng, công cụ làm ăn cho nhiều người nghèo. Có cây bút thần, Mã Lương đã chủ động đối phó, trừng trị tên địa chủ và ông vua tham ác.
Nhưng với em, em thích nhất lòng say mê học tập của Mã Lương. Lấy que vạch xuống đất, nhúng ngón tay vào nước vẽ lên đá... Mã Lương đã vượt lên hoàn cảnh thiếu thốn của mình, tự tạo lấy phương tiện học tập riêng. Ngẫm về bản thân, em cũng thấy rõ điều ấy. Khi thiếu một niềm say mê tự nguyện, thiếu một động cơ bên trong mạnh mẽ thôi thúc, thì từ làm một bài toán đến sửa một đồ dùng trong nhà, ta cũng sẽ cảm thấy chầy chật, không đủ sức kiên trì theo đuổi đến cùng, không có cảm hứng sáng tạo.
Chú bé Mã Lương này còn một nét tính cách khác mà em thấy đáng yêu: thái độ ứng xử có phân biệt tùy đối tượng. Với người nghèo lương thiện, Mã Lương vẽ cho có cày có cuốc, có thức ăn, vật dùng. Nhưng với tên địa chủ gian ác, Mã Lương vẽ cho mũi tên hạ thủ; với ông vua tham lam, Mã Lương vẽ cho sóng gió chìm tàu. Mã Lương đã biết “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.
Mã Lương cho em bài học sáng giá: bền chí say mê cần cù sẽ đạt được khát vọng. Rõ ràng nếu như Mã Lương không dày công tự luyện, thì có bút thần cũng chẳng vẽ nổi cái gì. Nếu ta cứ tháng này lao vào tin học, tháng sau lại bỏ để đi học một lớp tiếng Anh, tháng sau nữa lại nhảy sang học đàn chẳng hạn, thì rút cuộc chẳng có gì nên cơm cháo cả. Chẳng thế mà ông cha ta đã khuyên:
" Hãy cho bền chí câu cua
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!"
Mã Lương là một biểu tượng về sự thành công của tài năng qua kiên trì, say mê tập luvện. Cái cốt hiện thực của truyện chính là khuyên con người nhiệt tình lao động và biết quan tâm đến đồng loại.
Cây bút thần mà Mã Lương được ông tiên trong giấc mộng ban cho chỉ là một chi tiết thần kì huyền thoại. Nhưng nhờ nó mà người kể đã khắc họa được nhiều nét đặc sắc trong tính cách chú bé Mã Lương. Có cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ đồ dùng, công cụ làm ăn cho nhiều người nghèo. Có cây bút thần, Mã Lương đã chủ động đối phó, trừng trị tên địa chủ và ông vua tham ác.
Nhưng với em, em thích nhất lòng say mê học tập của Mã Lương. Lấy que vạch xuống đất, nhúng ngón tay vào nước vẽ lên đá... Mã Lương đã vượt lên hoàn cảnh thiếu thốn của mình, tự tạo lấy phương tiện học tập riêng. Ngẫm về bản thân, em cũng thấy rõ điều ấy. Khi thiếu một niềm say mê tự nguyện, thiếu một động cơ bên trong mạnh mẽ thôi thúc, thì từ làm một bài toán đến sửa một đồ dùng trong nhà, ta cũng sẽ cảm thấy chầy chật, không đủ sức kiên trì theo đuổi đến cùng, không có cảm hứng sáng tạo.
Chú bé Mã Lương này còn một nét tính cách khác mà em thấy đáng yêu: thái độ ứng xử có phân biệt tùy đối tượng. Với người nghèo lương thiện, Mã Lương vẽ cho có cày có cuốc, có thức ăn, vật dùng. Nhưng với tên địa chủ gian ác, Mã Lương vẽ cho mũi tên hạ thủ; với ông vua tham lam, Mã Lương vẽ cho sóng gió chìm tàu. Mã Lương đã biết “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.
Mã Lương cho em bài học sáng giá: bền chí say mê cần cù sẽ đạt được khát vọng. Rõ ràng nếu như Mã Lương không dày công tự luyện, thì có bút thần cũng chẳng vẽ nổi cái gì. Nếu ta cứ tháng này lao vào tin học, tháng sau lại bỏ để đi học một lớp tiếng Anh, tháng sau nữa lại nhảy sang học đàn chẳng hạn, thì rút cuộc chẳng có gì nên cơm cháo cả. Chẳng thế mà ông cha ta đã khuyên:
Hãy cho bền chí câu cua
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
Mã Lương là một biểu tượng về sự thành công của tài năng qua kiên trì, say mê tập luvện. Cái cốt hiện thực của truyện chính là khuyên con người nhiệt tình lao động và biết quan tâm đến đồng loại.