Ấn tượng của tác giả về mưa Sài Gòn được thể hiện ở những từ ngữ, chi tiết nào trong đoạn 2?
Trong phần đầu bài (từ đầu đến “hàng triệu người khác”) tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống ở nơi ấy.Em hãy nêu lên:
a) Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả.
b) Tình cảm của tác giả với Sài Gòn đã được thể hiện như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả?
- Thời tiết Sài Gòn đa dạng, dễ thay đổi:
+ Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt
+ Sự thay đổi đột ngột của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh
→ Những nét đặc trưng, riêng biệt độc đáo, hấp dẫn của Sài Gòn
- Nhịp sống của thành phố trẻ Sài Gòn đa dạng, nhộn nhịp
+ Ban ngày thành phố náo động, dập dìu xe cộ
+ Buổi sáng tĩnh lặng với không khí mát dịu, thanh sạch, đêm khuya thưa thớt tiếng ồn
- Tác giả bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố Sài Gòn:
+ Tình yêu sâu sắc, nồng nhiệt, tác giả khẳng định “tôi yêu Sài Gòn da diết” mọi không gian, thời điểm, từ thiên nhiên tới con người.
+ Thể hiện tình yêu trực tiếp và gián tiếp, điệp từ yêu được lặp 6 lần mở ra không gian, cảnh vật, nét riêng của phố phường.
+ Niềm yêu thương dành cho thành phố trẻ đang trên đà phát triển.
2/ TRẢ LỜI CÂU HỎI SAU
- Vb SÀI GÒN TÔI YÊU thuộc kiểu VB gì> tại sao em cho là kiểu vb đó ?
- Đối tượng biểu cảm ở VB này là gì?
- Tình cảm mà tác giả dành cho Sài Gòn là tình cảm gì
- Những từ ngữ nào đã bộc lộ tình cảm của tác giả dành cho Sài Gòn ?
- Tác giả đã chọn những hình ảnh nào để bộc lộ cảm xúc ?
3/ Em đã rút ra cho mình bài học gì về đặc điểm của bài văn biểu cảm
4/ bố cục của bài văn biểu cảm?
Đọc đoạn văn từ đầu đến “trong sạch của trời đất” và cho biết.
– Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào? – Những cảm giác, ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn?Tác giả mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh đẹp, cụ thể:
+ Hương thơm của lá sen, gợi nhắc mùi của thức quà thanh khiết
+ Miêu tả những bông lúa non, chứa đựng chất quý sạch của trời, nguyên liệu làm cốm
+ Cảm giác về hương thơm lá sen, màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị hoa cỏ
- Yếu tố tạo nên tính biểu cảm:
+ Hình ảnh đẹp, giàu sức gợi: hồ sen, đồng lúa, bông lúa, giọt sữa, ngào ngạt hương thơm
+ Tạo ra trường liên tưởng đẹp, nên thơ với tấm lòng trân quý
+ Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng
hay đấy bạn
Tình cảm của tác giả với Sài Gòn đã được thể hiện như thế nào trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu”? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả?
- Tình cảm của tác giả với Sài Gòn được thể hiện là một tình yêu nồng nhiệt, sâu sắc, yêu từ những gì gần gũi, thân quen, từ thiên nhiên đến con người, đến cả những “trái chứng giở trời” của thời tiết trong tâm trí tác giả cũng trở nên thành những cái đáng nhớ, đáng yêu.
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc và điệp từ. Điệp từ Yêu được lặp lại tới 6 lần, đứng đầu câu mở ra sau động từ yêu ấy là mở ra một không gian, cảnh vật, nét riêng của thành phố. Cụm từ “Tôi yêu...” được lặp lại 4 lần.
- Qua đó tác giả đã thể hiện được tình yêu tha thiết của mình với một thành phố trẻ, phát triển vô cùng năng động của cả nước.
mik cũng ho nhớ lắm mong bạn thông cảm nhá
Trong phần thứ hai của bài (từ “Ở trên đất này” đến “từ 1945 đến 1975”) tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Nét đặc trưng của phong cách ấy là gì?Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện như thế nào?
Ở phần thứ hai, tác giả tập trung nói về con người Sài Gòn với những điểm chung về cư dân, phong cách nổi bật với những nét độc đáo riêng:
+ Sài Gòn là nơi tụ hội của con người khắp bốn phương hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là người Sài Gòn
+ Phong cách nổi bật của người Sài Gòn: tự nhiên, chân thành, cởi mở, táo bạo mà vẫn ý nhị
+ Tác giả khẳng định những nét đẹp của người Sài Gòn qua gần năm mươi năm thực tế hiểu biết
+ Tính cách của người Sài Gòn biểu hiện mạnh mẽ nhất trong đời sống hằng ngày, đặc biệt trải qua thử thách hoàn cảnh của lịch sử.
Vẻ đẹp của con người Sài Gòn được minh họa qua hình ảnh các cô gái Sài Gòn với trang phục, cử chỉ, dáng điệu ngây thơ, nhiệt tình, tươi vui.
Tác giả sử dụng những hình ảnh, chi tiết nào để thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân? Hãy chia sẻ ấn tượng, nhận xét của em về bức tranh đó (Gợi ý: về màu sắc, sức sống, về những nét riêng của mùa xuân ở vùng núi phía bắc,...) trong bài "Nếu mai em về Chiêm Hóa".
Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu” được thể hiện như thế nào?
Nét riêng biệt của thiên nhiên và khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận của tác giả là:
- Những hiện tượng thời tiết với những nét riêng: nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt.
- Sự đổi thay nhanh chóng, đột ngột của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh.
- Cảm nhận về không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố trong nhiều thời khắc khác nhau: đêm khuya, những giờ cao điểm, buổi sáng tinh sương
Hãy nêu lên vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối văn bản “Sài Gòn tôi yêu” trong việc thể hiện tình cảm của tác giả với Sài Gòn.
- Đoạn cuối của bài, một lần nữa tác giả khẳng định lại tình cảm của mình với mảnh đất và con người nơi đây. Đó như một “tuyên ngôn” của tác giả đồng thời mong muốn thế hệ trẻ cũng đều dành tình cảm yêu mến cho mảnh đất này.
Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu”?
Đọc bài "bàn tay hình chiếc lá"
1. Ở bốn đoạn đầu, nhân vật “con bé” được miêu tả như thế nào?
2. Tìm những từ ngữ, chi tiết thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả với con bé trong bôn đoạn đầu. Em hãy cho biết tình cảm đó là gì?
3. Lí do gì nhà thơ không viết câu chuyện đầy nắng, gió và hạnh phúc mà viết một bài thơ buồn?
4. Có phải chỉ vì mù mà con bé vấp phải bà lão hành khất và giúp đỡ bà lão không? Nguyên nhân sâu xa của hành động đó là gì?
5. Em hiểu từ “vấp” trong bài thơ theo mấy nghĩa? 6. Truyện “Bàn tay hình chiếc lá” giống và khác truyện “Cô bé bán diêm” ở điểm nào?