viết mội đoạn văn 5đến7 dòng nói về công lao của Lê Lợi
SOS
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của mình về công lao của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn
Đinh Bộ Lĩnh :
- Là người có công lớn trong việc dẹp loạn 12 sứ quân.
- Việc đặt tên nước chọn kinh đô và không dùng niên hiệu của hoàng đế trung Quốc đã khẳng định đất nước ta là “nước Việt lớn”, nhà Đinh có ý thức xây dựng nền độc lập tự chủ
Lê Hoàn:
Người tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 giành thắng lợi, có ý nghĩa lịch sử to lớn.
=> Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn là những vị anh hùng của dân tộc, được nhân dân kính trọng, nhiều nơi có đền thờ.
không ghi cảm nghĩ mà chỉ ghi công lao thôi đc không?
viết 1 đoạn văn nói về công lao của Bác Hồ
Hồ Chủ tịch là lãnh tụ cách mạng vô sản kiệt xuất, một chiến sĩ cộng sản lão thành, Danh nhân văn hóa của thế giới. Với dân tộc Việt Nam, "Người là Cha, là Bác, là Anh, Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ"… (Tố Hữu). Đất nước ta, dân tộc ta tự hào về Hồ Chủ tịch – con người giản dị và vĩ đại – tiêu biểu cho truyền thống bốn ngàn năm lịch sử vẻ vang. Đầu thế kỉ XX, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành thấu hiểu nỗi nhục nô lệ dưới ách xâm lược của thực dân Pháp nên đã noi gương các sĩ phu tiền bối như Phạn Bội Châu, Phan Chu Trinh… tìm đường cứu nước. Rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) năm 1911, Nguyễn Tất Thành nung nấu ý chí là phải sang tận nước Pháp để tìm hiểu kẻ thù, từ đó có cách chống lại chúng. Ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc đã cống hiến rất nhiều cho phong trào đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thuộc địa bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới và trở thành người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1941, với vốn sống thực tế, với kinh nghiệm dày dặn và trình độ hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, dân tộc ta vùng lên phá tan xiềng xích của chế độ phong kiến suy tàn và ách nô lệ của thực dân Pháp cùng phát xít Nhật, giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Ngày 2-9-1945, người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Chủ tịch Hồ Chí Minh.)
Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sáng suốt lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân trường kì kháng chiến và đã kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhân dân miền Bắc sau giải phóng phấn khởi bắt tay vào xây dựng đất nước và sát cánh cùng đồng bào miền Nam tiếp tục đấu tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng trí tuệ siêu việt, bằng tấm gương suốt đời phấn đấu, hi sinh vì dân vì nước, đã đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chiến đấu đến cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Hồ Chủ tịch là lãnh tụ cách mạng vô sản kiệt xuất, một chiến sĩ cộng sản lão thành, Danh nhân văn hóa của thế giới. Với dân tộc Việt Nam, "Người là Cha, là Bác, là Anh, Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ"… (Tố Hữu). Đất nước ta, dân tộc ta tự hào về Hồ Chủ tịch – con người giản dị và vĩ đại – tiêu biểu cho truyền thống bốn ngàn năm lịch sử vẻ vang. Đầu thế kỉ XX, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành thấu hiểu nỗi nhục nô lệ dưới ách xâm lược của thực dân Pháp nên đã noi gương các sĩ phu tiền bối như Phạn Bội Châu, Phan Chu Trinh… tìm đường cứu nước. Rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) năm 1911, Nguyễn Tất Thành nung nấu ý chí là phải sang tận nước Pháp để tìm hiểu kẻ thù, từ đó có cách chống lại chúng. Ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc đã cống hiến rất nhiều cho phong trào đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thuộc địa bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới và trở thành người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1941, với vốn sống thực tế, với kinh nghiệm dày dặn và trình độ hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, dân tộc ta vùng lên phá tan xiềng xích của chế độ phong kiến suy tàn và ách nô lệ của thực dân Pháp cùng phát xít Nhật, giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Ngày 2-9-1945, người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Chủ tịch Hồ Chí Minh.)
Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sáng suốt lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân trường kì kháng chiến và đã kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhân dân miền Bắc sau giải phóng phấn khởi bắt tay vào xây dựng đất nước và sát cánh cùng đồng bào miền Nam tiếp tục đấu tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng trí tuệ siêu việt, bằng tấm gương suốt đời phấn đấu, hi sinh vì dân vì nước, đã đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chiến đấu đến cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Với dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh là sự kết tinh những gì tốt đẹp, ưu tú nhất của trí tuệ và tư tưởng, tình cảm và đạo đức, nhân cách và lối sống của con người và dân tộc Việt Nam. Người tiêu biểu cho cốt cách và bản lĩnh của dân tộc, cho bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Tinh hoa của dân tộc, lương tâm và khí phách của thời đại đã được thể hiện chân thực và cảm động, trong sáng và đẹp đẽ, cao thượng và bất khuất qua con người, cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.
Khi đã tìm thấy con đường cách mạng và nhận thức được chân lý của thời đại cách mạng nhờ giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, với sự thức tỉnh và cổ vũ của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã dồn tất cả nỗ lực và tinh lực của đời mình để thực hiện đến cùng lý tưởng và mục tiêu cách mạng: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chủ đạo, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình đó, Người vừa học tập và nghiên cứu lý luận, vừa tham gia các phong trào đấu tranh chính trị của công nhân và lao động ở những nơi Người đi qua, đã trực tiếp lăn lộn và trải nghiệm suốt mấy thập kỷ trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân. Bằng con đường lao động, vô sản hóa, Người làm đủ mọi nghề, đi qua nhiều miền đất khác nhau, tham gia các sinh hoạt của công nhân, thợ thuyền, ở ngay sào huyệt của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa thực dân, Người có điều kiện quan sát trực tiếp tình cảnh sống của những người lao động dưới ách áp bức bóc lột tàn bạo của tư bản ở chính quốc đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.
Thực tiễn này đã giúp Người nhận rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản và thực dân, cũng như hình thành ở Người tình hữu ái giai cấp đối với những người cùng khổ. Cũng chính thực tiễn này đã cung cấp cho Người những căn cứ để xác minh một sự thật mà Người đã từng hoài nghi về “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” do giai cấp tư sản đưa ra. Người muốn hiểu rõ đằng sau những lời đẹp đẽ trong châm ngôn tư sản ấy, thực chất của nó là cái gì? Mười năm đầu trong cuộc đi tìm chân lý tại chính quê hương của chủ nghĩa tư bản đã đem lại cho Người những thu hoạch lớn, những kết luận chính trị quan trọng, tác động sâu sắc đến tư tưởng, quan điểm, đường lối của Người. Đó là, ở đâu đâu đế quốc tư bản thực dân cũng dã man, tàn bạo, cũng đầy rẫy những quan hệ phi nhân tính; ở đâu đâu những người lao động nghèo khổ, bần cùng cũng là bạn bè, anh em, đồng chí của nhau, họ phải được tập hợp lại, chủ động đấu tranh, “đem sức ta mà giải phóng cho ta”.
Trong quá trình tìm đường cứu nước cứu dân và định hình đường lối chính trị giải phóng, giành độc lập dân tộc, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không chỉ hoạt động ở châu Âu, ở các nước phương Tây tư bản chủ nghĩa, mà Người còn hoạt động ở phương Đông, châu Á, tìm hiểu thực tiễn các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc và Thái Lan. Những cứ liệu từ thực tiễn đó giúp cho Người so sánh, phân tích, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong các kết cấu kinh tế - xã hội, các mâu thuẫn giai cấp và dân tộc ở những khu vực địa chính trị tiêu biểu, nơi diễn ra những phân hóa và mâu thuẫn giai cấp, dân tộc rất khác nhau giữa phương Tây và phương Đông, giữa các nước tư bản châu Âu với các nước châu Á đang còn tồn tại rất nhiều tàn tích phong kiến và đang là đối tượng khai thác, nô dịch của chủ nghĩa thực dân.
Mối quan tâm đặc biệt nổi bật của Người là tình hình Đông Dương, đặc biệt là Việt Nam khi đã mất độc lập chủ quyền và đang bị chủ nghĩa thực dân đè nén, thống trị. Do đó, đối với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, việc nghiên cứu, khảo sát thế giới, khu vực và quốc tế cũng chỉ nhằm hướng tới giải phóng và phát triển dân tộc mình, đặt cách mạng Việt Nam trong phong trào cách mạng thế giới, sao cho phù hợp với trào lưu, xu thế chung của lịch sử thế giới và thời đại.
Bước ngoặt lớn trong sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh là khi Người giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản. Chỉ có cuộc cách mạng này mới giải phóng được giai cấp vô sản, giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách thống trị của đế quốc, thực dân, mới thực hiện được độc lập tự do, hoà bình và hạnh phúc cho các dân tộc.
Sự kiện lịch sử đánh dấu bước ngoặt đó là vào năm 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua, Người đã cùng với những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân Pháp tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước tiến bộ, Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, trở thành người chiến sĩ xã hội chủ nghĩa (Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.241).
Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến nghiên cứu, khảo sát trực tiếp tại nước Nga Xôviết của Lênin, thấy rõ sự sinh thành chủ nghĩa xã hội, nhất là những cải cách kinh tế với chính sách kinh tế mới (NEP) do Lênin khởi xướng làm hồi sinh nước Nga. Người có điều kiện nghiên cứu sâu hơn chủ nghĩa Lênin cũng như ảnh hưởng rộng lớn của Cách mạng Tháng Mười, mở ra thời đại mới - quá độ tới chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Những tư tưởng đó đã được Người nghiền ngẫm sâu sắc, đã củng cố và khẳng định niềm tin của Người về cách mạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo của cách mạng vô sản, lực lượng lãnh đạo cuộc cách mạng đó chỉ có thể là giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản. Như thế, từ 1911 đến 1920 là một thập kỷ Người tìm đường và đã thấy con đường sẽ đi. Từ 1920-1924 và sau đó từ 1925-1927 khi Người viết các tác phẩm lý luận, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam, nhất là Đường Kách mệnh (1927), đó là một giai đoạn lịch sử đặc biệt, hình thành về cơ bản lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Người. Đó cũng là thời gian mà Người chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời chính dảng cách mạng kiểu mới ở Việt Nam. Tư tưởng và phương pháp cách mạng sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện tập trung, cô đọng trong các văn kiện đầu tiên thành lập Đảng, do chính Người trực tiếp soạn thảo: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng, tháng 2-1930.
Các mốc thời gian và sự kiện sau đó phản ánh những hoạt động vô cùng phong phú, kiên định, tích cực sáng tạo, nhưng cũng đầy thử thách đối với Người. Chính thực tiễn lịch sử cách mạng đã là sự thẩm định khách quan, công tâm nhất đối với giá trị, sức sống, ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đây thực sự là điểm nổi bật về sức sáng tạo vượt trước của Hồ Chí Minh, về bản lĩnh Hồ Chí Minh. Cho đến khi Người về nước (1941) trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam thì tư tưởng, phương pháp cách mạng đầy sáng tạo của Người mới được khẳng định đầy đủ, nhanh chóng đi vào thực tiễn, đem lại lời giải đúng đắn nhất về lý luận để thúc đẩy cách mạng trong thực tiễn. Đó chính là chân giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Những sáng tạo và cống hiến lịch sử của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thể hiện ở những điểm nổi bật sau đây:
Một là, nhận thức sáng tạo về chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Mác - Lênin. Nghiên cứu các tác phẩm kinh điển, Người nhận thấy một trong những ưu điểm đặc sắc nhất của lý luận Mác - Lênin là phép biện chứng. Đó là phép biện chứng của phát triển xã hội, là khoa học và cách mạng của sự phát triển, xóa bỏ trật tự xã hội cũ bất công, tàn bạo và hướng tới xây dựng trật tự xã hội mới, dân chủ, công bằng và nhân đạo, xứng đáng nhất với con người - đó là chủ nghĩa cộng sản. Người cũng đặc biệt đề cao học thuyết cách mạng của Lênin, cả trí tuệ khoa học, tính triệt để cách mạng lẫn đạo đức và nhân cách của người sáng lập ra học thuyết Đảng kiểu mới, lãnh đạo thành công cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử, biến chủ nghĩa xã hội từ một học thuyết lý luận thành hiện thực xã hội mới, một chế độ xã hội mới.
Người nhận rõ chủ nghĩa Mác - Lênin là biểu hiện và kết tinh tinh hoa trí tuệ và tư tưởng của thời đại, của văn hoá nhân loại. Song, Người cũng đặt ra một vấn đề hết sức nghiêm túc về nhận thức khoa học: “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại” (Sđd, t.1, tr.465). Người đặt vấn đề về sự cần thiết phải vận dụng quan điểm và phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác để xem xét sự khác nhau cơ bản giữa kết cấu kinh tế và kết cấu giai cấp - xã hội giữa phương Tây với phương Đông. Người cũng nêu rõ, mai đây, khi chủ nghĩa tư bản phương Tây làm thay đổi phương Đông thì đấu tranh giai cấp có trở nên quyết liệt không? và Người khẳng định, đại thể là có, nếu xét gương của Nhật Bản. Người còn giải thích rằng, thật ra là có, vì sự Tây phương hóa ngày càng tăng và tất yếu của phương Đông - nói cách khác, chủ nghĩa Mác sẽ còn đúng cả ở đó (Sđd, t.1, tr.465). Nếu phân hoá giai cấp đã trở nên rõ rệt và đối kháng giai cấp từ sự phân hóa ấy là sâu sắc và gay gắt ở phương Tây trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, thì ở phương Đông và Việt Nam lại không hẳn là như vậy. ở đây, nổi bật lên mâu thuẫn dân tộc và xã hội với chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân từ bên ngoài xâm lược vào chứ không phải là mâu thuẫn giai cấp. Do đó, nếu giải phóng giai cấp và đấu tranh giai cấp như một đặc trưng nổi bật và là một đòi hỏi bức xúc ở phương Tây tư bản chủ nghĩa, thì ở phương Đông, trong đó có Việt Nam lại nổi lên đặc trưng khác, đó là giải phóng dân tộc, là giải quyết mâu thuẫn dân tộc với chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân xâm lược để giành độc lập, xóa bỏ tình trạng thuộc địa và phụ thuộc dưới ách đô hộ, thống trị của thực dân.
Đó là lý do giải thích vì sao Người chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp trong dân tộc để tạo ra sức mạnh giải phóng. Trong khi tin tưởng chắc chắn rằng, lý luận của chủ nghĩa Mác là đúng đắn không chỉ ở phương Tây mà còn ở phương Đông, Người còn có dự báo đầy mẫn cảm rằng, chủ nghĩa cộng sản dễ áp dụng và cách mạng cộng sản chủ nghĩa dễ thành công hơn chính trong thực tiễn phương Đông, châu Á và Việt Nam. Một trong những cơ sở luận chứng cho giả thuyết đó là sức đoàn kết dân tộc, truyền thống cộng đồng đã tỏ ra rất gần gũi với bản chất của chủ nghĩa cộng sản.
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh còn nêu ra một luận điểm rất khoa học và sáng tạo, tỏ rõ chính kiến độc lập đầy bản lĩnh của Người. Đó là, muốn áp dụng chủ nghĩa Mác, áp dụng lý thuyết cộng sản của Mác vào phương Đông và Việt Nam thì phải “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông. Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được” (Sđd, t.1, tr.465). Người cũng xác định rằng, nhiệm vụ ấy đang đặt ra về mặt lý luận mà những người cộng sản phải đáp ứng.
Những luận điểm nêu trên được Nguyễn Ái Quốc nói rõ vào năm 1924, đủ thấy tư chất và bản lĩnh sáng tạo của người cộng sản trẻ tuổi với sức bay của tư duy và tư tưởng vượt trước thời đại như thế nào. Sau này, Người còn có nhiều luận điểm sáng tạo khác đối với việc nhận thức bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Có thể nêu một vài thí dụ tiêu biểu. Người nhìn nhận chủ nghĩa Mác - Lênin trong dòng chảy của sự tiến hoá tư tưởng, biết thâu thái tất cả những gì tiến bộ, ưu tú, tinh hoa của tư tưởng, văn hóa nhân loại để vừa hiểu rõ sự phong phú của tư tưởng, văn hoá nhân loại, vừa thấy sự phát triển nhảy vọt của những tư tưởng mácxít vốn không tách rời, không ở bên ngoài mà ở trong tổng số và tổng hợp của toàn bộ những giá trị tinh hoa đó. Chẳng thế mà, trong khi tin và đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin, Người vẫn rất trân trọng tư tưởng từ bi, bác ái của đạo Phật, khoan dung văn hoá cao cả của chúa Giêsu, tinh thần thực tiễn trong Tam dân chủ nghĩa của Tôn Trung Sơn. Với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là khoa học và cách mạng, mà còn là đạo đức và văn hóa. Người đã từng chỉ rõ, đọc hàng trăm, hàng nghìn quyển sách Mác - Lênin mà ăn ở với nhau không có tình có nghĩa thì làm sao gọi là Mác - Lênin được. Người cũng là nhà tư tưởng mácxít nổi bật nhất khi tiếp cận chủ nghĩa xã hội, tiếp cận nền chính trị của giai cấp công nhân và bản chất của đảng cộng sản từ góc độ đạo đức học và văn hoá đạo đức. Người nói, chủ nghĩa xã hội đối lập với chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng xã hội chủ nghĩa đối lập với tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, chính trị cốt ở đoàn kết và thanh khiết, Đảng là đạo đức, là văn minh.
Chân lý - một vấn đề của nhận thức luận khoa học - được Hồ Chí Minh mở rộng sang bình diện đạo đức học. Cái gì tốt cho dân, có lợi cho dân, cái đó là chân lý. Phục vụ nhân dân, làm công bộc trung thành và tận tụy của dân là phục tùng chân lý cao nhất, là lựa chọn một lẽ sống cao thượng nhất.
Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đặc biệt chú trọng yêu cầu sáng tạo, không máy móc rập khuôn, muốn vậy phải hiểu rõ đặc điểm, hoàn cảnh và những điều kiện lịch sử cụ thể. Người căn dặn chúng ta phải chú ý học tập kinh nghiệm của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em, nhưng không được sao chép mà phải có tinh thần độc lập tự chủ. Người nói rõ, ta và Liên Xô rất khác nhau về trình độ phát triển, về lịch sử và văn hoá. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm khác với Liên Xô vẫn là người mácxít.
Nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh, điều kiện lịch sử đặc thù của Việt Nam là điểm xuất phát về lý luận và thực tiễn, về ý thức hệ của Hồ Chí Minh. Đó chẳng những là cơ sở để có những phát kiến sáng tạo, những cống hiến của Hồ Chí Minh về tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, mà còn là sự cống hiến đặc sắc của Người, góp phần làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin và kho tàng lý luận cách mạng thế giới.
Hai là, vạch trần bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, thực dân và nêu lên tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa phải phối hợp chặt chẽ với cách mạng vô sản ở chính quốc. Nguyễn Ái Quốc là người đã viết tác phẩm lý luận mácxít Bản án chế độ thực dân Pháp rất nổi tiếng vào năm 1925. Tác phẩm này là một tổng kết lịch sử, một cáo trạng đối với chủ nghĩa thực dân, để sau đó 20 năm, vào năm 1945, Người viết nên Tuyên ngôn độc lập, khai sinh chế độ dân chủ cộng hoà của nước Việt Nam độc lập, đồng thời là cáo chung chế độ thực dân ở Việt Nam sau hơn 80 năm tồn tại của nó.
Người phân tích: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra” (Sđd, t.1, tr.298). Cách mạng phải có sự phối hợp ở cả chính quốc và thuộc địa, giống như một con chim hai cánh, một cánh vỗ ở thuộc địa, một cánh vỗ ở chính quốc. Sự diễn đạt cụ thể và giản dị trên đây đã hàm chứa tư tưởng về tính triệt để của cách mạng chống chủ nghĩa tư bản, thực dân và tính tất yếu của sự phối hợp các phong trào cách mạng vì mục tiêu giải phóng ở các nước thuộc địa, phụ thuộc và ở các nước tư bản chủ nghĩa. Đó là biểu hiện lập trường cách mạng triệt để và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trên toàn thế giới.
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhận rõ, đối với những người lao động và vô sản ở khắp mọi nơi, dù màu da có khác nhau nhưng họ đều có chung một kẻ thù và cũng có chung một mục tiêu tranh đấu. Đế quốc thực dân ở đâu đâu cũng là ác quỷ, phải đánh đổ nó đi. Còn anh em vô sản ở đâu đâu cũng là bạn bè, anh em, đồng chí của nhau. Trên đời này, suy đến cùng, cũng chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản(Sđd, t.1, tr.266).
Người đề cập tới tình hình Đông Dương và những cơ sở cho sự chín muồi cách mạng ở đó. Đó vừa là những khẳng định khoa học, vừa là những dự báo chính trị mẫn cảm. Người viết: “người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương. Luồng gió từ nước Nga thợ thuyền, từ Trung Quốc cách mạng hoặc từ ấn Độ chiến đấu đang thổi đến giải độc cho người Đông Dương” (Sđd, t.1, tr.28). Theo đánh giá của Người, “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi. Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi” (Sđd, t.1, tr.28). Cho đến khi, Luận cương của Lênin được Người hấp thụ như tìm thấy cẩm nang đi đường, Người đã xác định rõ ràng con đường giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản.
Ba là, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã giải quyết thành công mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp, giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp trên lập trường giai cấp công nhân. Trong những năm 20 - 30 của thế kỷ XX, không phải tất cả những người cách mạng và yêu nước, dù đứng trên lập trường cộng sản, đã ý thức đầy đủ và thật sự quan tâm tới vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Song, đây lại là vấn đề cốt tử mà Nguyễn Ái Quốc đặc biệt chú ý, từ khi tham gia hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp. Người đã thẳng thắn phê phán thái độ thờ ơ hoặc lãng quên phong trào cách mạng ở thuộc địa và đòi hỏi Đảng Cộng sản phải xác định rõ trách nhiệm của Đảng đối với việc thúc đẩy và phối hợp hành động với các phong trào cách mạng ở thuộc địa. Người đã sớm đi đến một kết luận quan trọng: sự nghiệp giải phóng dân tộc phải đồng thời gắn liền với sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và giải phóng xã hội; cả hai cuộc giải phóng đó đều là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, là sự nghiệp của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Các bản tham luận nổi tiếng của Người tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản (17/6 đến 8/7 năm 1924) đã chứng tỏ điều đó.
Những luận điểm sau đây cho thấy tính hệ thống và sự nhất quán của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc và cách mạng vô sản: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới” (Sđd, t.1, tr.416). “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân trên thế giới”, “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” (Sđd, t.9, tr.314).
Cái mới và bản lĩnh sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc và cách mạng vô sản là ở chỗ:
- Không tách rời giai cấp khỏi dân tộc.
- Giải phóng dân tộc trên lập trường giai cấp công nhân, trên nền tảng ý thức hệ của giai cấp công nhân nên cách mạng giải phóng dân tộc với mục tiêu giành độc lập dân tộc phải do giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản lãnh đạo. Cũng do đó, con đường tiến lên của dân tộc và của xã hội Việt Nam chỉ có thể là con đường xã hội chủ nghĩa, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội bằng cách quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Thực tiễn khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng và phát triển đã mở ra con đường phát triển tốt đẹp nhất cho dân tộc Việt Nam : Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã đặt nền móng lý luận cho cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, đã tìm thấy con đường phát triển đúng đắn, hợp lý, có triển vọng nhất, phù hợp với trào lưu tiến hoá chung của nhân loại và xu thế phát triển của thời đại.
Bốn là, nhờ có lý luận và phương pháp cách mạng đúng đắn, Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân và dân tộc ta đánh bại chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và mới, đưa dân tộc ta vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong của thế giới, xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội cũng có những nét sáng tạo đặc sắc, có giá trị và ý nghĩa hiện đại, không chỉ với nước ta mà còn đối với các nước xã hội chủ nghĩa khác trong loại hình “phát triển rút ngắn” và “quá độ gián tiếp”, do bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, thực hiện từng bước từ dân chủ nhân dân tới chủ nghĩa xã hội.
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh có cả một hệ vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội, từ đặc trưng, bản chất, mục tiêu, con đường, phương thức, mô hình và bước đi cũng như những giải pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong sự kết hợp giữa tính phổ biến với tính đặc thù, tính giai cấp - dân tộc - nhân dân với tính thời đại và tính nhân loại trong thế giới đương đại ngày nay.
Hồ Chí Minh đã phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học bằng cách bổ sung một cách tiếp cận đạo đức học cũng đồng thời là một quan niệm cụ thể về chủ nghĩa xã hội. Người đã dự cảm từ rất sớm một vấn đề mà ngày nay ta càng thấy rõ tính hệ trọng đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội: Không đánh bại chủ nghĩa cá nhân thì không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội (Sđd, t.9, tr.291).
Cũng như vậy, không đảm bảo thực hành dân chủ rộng rãi thì không thể chống được quan liêu, lãng phí, tham ô, tham nhũng. Rõ ràng, chủ nghĩa xã hội là đối lập với chủ nghĩa cá nhân. Thành bại của chủ nghĩa xã hội tùy thuộc vào chỗ, những người xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là đội ngũ tiên phong có đủ dũng khí và quyết tâm để đánh thắng thứ “giặc nội xâm” mà Người coi là kẻ thù nguy hiểm nhất hay không? Do đó, chủ nghĩa xã hội không chỉ là kinh tế - một nền kinh tế phồn vinh, giàu có, một thể chế chính trị dân chủ - pháp quyền, đảm bảo quyền làm chủ thực chất của nhân dân, một xã hội công bằng, bình đẳng cho sự phát triển hài hoà cá nhân và cộng đồng, mà còn là một nền tảng đạo đức trong sạch, thấm sâu vào các quan hệ xã hội lành mạnh, một hệ giá trị văn hoá nhân bản, nhân đạo và nhân văn, kết hợp được truyền thống, bản sắc dân tộc với những tinh hoa của thời đại vì độc lập - tự do - hạnh phúc cho mọi con người, mọi dân tộc.
Sự sâu sắc và tinh tế văn hóa, đặc biệt là văn hóa đạo đức của Hồ Chí Minh là ở chỗ, Người đem vào tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội một nhiệm vụ chiến lược - “trồng người”, đào tạo, giáo dục, rèn luyện cán bộ, coi đó là công việc gốc của Đảng; và thực hành đạo đức cách mạng được Người quan tâm suốt đời như một chiến lược, cả tư tưởng lẫn hành động. Chiến lược đó là cốt lõi của chiến lược con người, chiến lược xây dựng, phát triển, đồng thời là chiến lược bảo vệ chủ nghĩa xã hội, làm cho cách mạng, Đảng cách mạng, người cách mạng, có sức mạnh tự bảo vệ. Điều đó cho thấy, tư duy chiến lược của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở tầm thời đại và hiện đại như thế nào, nhất là đem tư tưởng của Người soi rọi vào tình hình hiện nay cũng như trước những đòi hỏi mới của thời đại, trong xu thế toàn cầu hoá và trong bối cảnh hội nhập.
Người chỉ rõ, bản chất sâu xa và tính ưu việt nổi bật của chủ nghĩa xã hội là thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Người khẳng định, không gì quý bằng dân, không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân, và dân chủ là quý báu nhất trên đời của dân. Là chủ thể gốc của mọi quyền lực, nhân dân phải là chủ sở hữu đích thực của dân chủ, phải là chủ xã hội, chủ nhà nước, kiểm soát được nhà nước của mình và xã hội phải là một xã hội dân chủ. Người còn nhấn mạnh, thực hành dân chủ rộng rãi sẽ là chiếc chìa khoá vạn năng để giải quyết mọi khó khăn. Vậy là, Người đã thấy vai trò động lực của dân chủ đối với tiến bộ và phát triển, đối với chủ nghĩa xã hội.
Lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh thấm nhuần sâu sắc không chỉ khoa học, cách mạng mà còn là đạo đức, là văn hoá, tức là nhân văn. Người từng nói, chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học sẽ là nguồn sức mạnh vô tận, chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận (Sđd, t.9, tr.131). Phải xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa sao cho đời sống vật chất ngày càng tăng, đời sống tinh thần ngày càng tốt, xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ. Tất cả đều nhằm vào hạnh phúc của nhân dân. Dân chỉ biết đến dân chủ khi dân được ăn no, mặc ấm. Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân vẫn cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì (Sđd, t.4, tr.152).
Mấu chốt của xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh là phải dựa vào dân, đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân, để mưu cầu hạnh phúc cho dân. Việc gì có lợi cho dân phải quyết làm cho bằng được. Việc gì có hại tới dân phải quyết tránh cho bằng được. Quyền làm chủ của dân, hạnh phúc của dân, sự phát triển tự do, dân chủ, công bằng trong xã hội - đó là những giá trị đảm bảo cho chế độ phát triển bền vững và chủ nghĩa xã hội thực sự là một xã hội văn hoá cao, trong đó, con người là con người xã hội chủ nghĩa, nhân dân là chủ và làm chủ, dân tộc trở thành một dân tộc thông thái. Chủ nghĩa xã hội nhân dân và nhân văn trong chiều sâu triết lý nhân văn chủ nghĩa của Hồ Chí Minh là ở đó. Trong những tư tưởng hàm xúc đó đã toát lên đầy đủ những vấn đề cốt yếu về mục tiêu, bản chất, động lực, cách làm và bước đi của chủ nghĩa xã hội. Đó là chủ nghĩa xã hội Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó cũng là một trong những cống hiến sáng tạo nổi bật của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
Năm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện một quan hệ biện chứng, thấm nhuần sâu sắc quan điểm thực tiễn - phát triển và đổi mới. Những luận giải cô đọng, hàm xúc của Hồ Chí Minh cho thấy, độc lập dân tộc là tiền đề, là điều kiện của chủ nghĩa xã hội, đó là nền tảng chính trị, là cơ sở dân tộc và chủ quyền nhân dân của chủ nghĩa xã hội. Theo đó, chủ nghĩa xã hội sinh thành, phát triển và hoàn thiện là đảm bảo thực chất, đầy đủ và bền vững nhất của độc lập dân tộc. Đó cũng là thước đo dân chủ và tự do của phát triển xã hội, một xã hội văn minh, hiện đại mà lịch sử tìm thấy sự biểu hiện tốt nhất ở chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội, đó cũng chính là cách thức tổ chức xã hội tốt nhất để làm cho Tổ quốc, đất nước, quốc gia - dân tộc trường tồn, con người cá nhân và cộng đồng xã hội được phát triển tự do, toàn diện mọi khả năng sáng tạo, được thụ hưởng hạnh phúc vật chất, tinh thần trong một môi trường lành mạnh, tốt đẹp nhất. Đó cũng chính là hàm ý sâu xa trong một chân lý lớn mà Hồ Chí Minh nêu ra: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Giá trị ấy cũng chính là chủ nghĩa xã hội, một chủ nghĩa xã hội phát triển thông qua đổi mới, sáng tạo và hiện đại hóa.
Hơi Dài,sorry nha!!
Viết một đoạn văn nói về công lao của cụ Phan Bội Châu.
Phan Bội Châu là một nhà yêu nước lớn, một chí sĩ cách mạng Việt Nam có ý chí tranh đấu, nghĩa khí và hết lòng tận tụy đóng góp cực kỳ lớn lao cho sự nghiệp cách mạng dành độc lập của Việt Nam từ tay thực dân Pháp. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội (1904) - chủ trương tôn quân và bạo động đánh đổ đô hộ Pháp để khôi phục nền độc lập, tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ và khởi xướng phong trào Đông Du (1905) - vận động người trong nước xuất dương qua Trung Hoa, Nhật Bản du học để thâu nhận kiến thức mới của nước ngoài về giúp nước nhà. Trong 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, ông liên kết với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Đặng Thái Thân... để cùng chống Pháp. Ông chọn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để - một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn - làm lãnh tụ phong trào Cần Vương. Năm 1904, ông cùng 20 người họp mặt tại Quảng Nam để lập Hội Duy Tân. Năm 1905, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để gặp các nhà cách mạng Nhật Bản và Trung Quốc và cầu viện trợ tài chính cho phong trào ông lập. Tại Trung Quốc ông gặp Lương Khải Siêu, được khuyên nên dùng thơ văn để thức tỉnh lòng yêu nước của dân Việt. Nghe lời, ông viết nhiều tác phẩm có tác động lớn với sĩ phu trong nước. Tác phẩm của ông đã tạo nên một làn sóng thúc đẩy nhiều thanh niên tham gia phong trào Đông Du, xuất ngoại học tập để tìm đường chống Pháp. Năm 1906, Phan Bội Châu đưa Kì Ngoại Hầu Cường Để và 1 số học sinh người Việt sang Nhật. Cũng năm đó ông mời được Phan Chu Trinh đến thăm ông tại Tokyo. Sau 2 tuần thảo luận, hai người không giải quyết được bất đồng chính kiến về cách chống Pháp. Trong khi Phan Bội Châu muốn giữ thể chế quân chủ, Phan Chu Trinh muốn hủy bỏ chế độ này để tạo một quốc gia dân chủ. Năm 1907, Phan Bội Châu lập Việt Nam Cống Hiến Hội, 1 phong trào gồm có 100 học sinh du học ở Nhật. Tuy nhiên, dưới áp lực của Pháp, Nhật Bản đã trục xuất họ trong năm sau. Trong năm 1907, trường Đông Kinh Nghĩa Thục được lập để luyện các nhà cách mạng chống thực dân Pháp. Tác phẩm của ông được nghiên cứu và Phan Chu Trinh giảng dạy tại trường này. Nghi Phan Bội Châu liên quan đến trường này, Pháp đã đóng cửa trường trong gần một năm. Họ cho rằng ông có trách nhiệm trong các cuộc biểu tình chống thuế tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế năm 1908. Họ còn cho rằng ông có dính líu đến 1 cuộc nổi dậy bị thất bại tại Hà Nội vào tháng 6/1908. Pháp đã xử tử 13 người tham gia cuộc nổi dậy này và bỏ tù hàng trăm người tại Côn Đảo (có Phan Chu Trinh). Tháng 3/1909, Phan Bội Châu bị Nhật trục xuất theo đề nghị của Pháp. Sau đó, ông đến Hồng Kông, Bangkok, Quảng Châu. Những năm này, tác phẩm cách mạng của ông ảnh hưởng đến phong trào chống Pháp tại Việt Nam. Năm 1912, nức lòng vì thành quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc của Tôn Dật Tiên, Phan Bội Châu cùng 1 số nhà cách mạng Việt lưu vong tại Quảng Châu lập 1 tổ chức cách mạng thay thế cho Hội Duy Tân. Tôn chỉ của tổ chức mới với tên Việt Nam Quang phục Hội là đuổi người Pháp ra khỏi đất nước, khôi phục chủ quyền Việt Nam, và lập "Việt Nam Cộng hòa Dân quốc". Thời điểm này, Phan Bội Châu đổi chính kiến về thể chế quân chủ. Nhưng, ông vẫn duy trì Kì Ngoại Hầu Cường Để trong vai trò chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Quang Phục Hội. Nhằm gây tiếng vang, tạo ủng hộ trong quần chúng quốc nội, năm 1913 ông tổ chức ám sát, đặt chất nổ phá hoại nhiều nơi trong nước. Pháp nhờ Trung Quốc giam Phan Bội Châu cùng các đồng chí. Năm 1917, Phan Bội Châu được phóng thích. Ông lưu lạc tại Trung Quốc suốt 8 năm sau đó, ông học tập và viết báo sinh nhai ở Hàng Châu, làm biên tập viên của tờ Bình sự tạp chí, nhưng không còn trực tiếp ảnh hưởng đến các cao trào cách mạng tại Việt Nam. Từ 1921 đến 1924, sự kiện Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), liên minh Quốc - Cộng tại Trung Quốc... ảnh hưởng lớn đến Phan Bội Châu. Ông tìm hiểu về cuộc Cách mạng Tháng Mười, và viết báo tôn vinh Vladimir Ilyich Lenin. Giữa năm 1924, phỏng theo Trung Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn, ông đã cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng. Ngày 30/6/1925, ông bị Pháp bắt tại Hàng Châu, ông bị giải về Hà Nội và xử án chung thân khổ sai, về sau, bản án được đổi lại thành án quản thúc tại gia do phản ứng mạnh mẽ của toàn dân đối với nhà cầm quyền Pháp. Năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, đến khi mất năm 1940. Lúc đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự. Thời gian này, tư tưởng chống Pháp của Phan Bội Châu ôn hòa hơn.
Phan Bội Châu là một nhà yêu nước lớn, một chí sĩ cách mạng Việt Nam có ý chí tranh đấu, nghĩa khí và hết lòng tận tụy đóng góp cực kỳ lớn lao cho sự nghiệp cách mạng dành độc lập của Việt Nam từ tay thực dân Pháp. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội (1904) - chủ trương tôn quân và bạo động đánh đổ đô hộ Pháp để khôi phục nền độc lập, tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ và khởi xướng phong trào Đông Du (1905) - vận động người trong nước xuất dương qua Trung Hoa, Nhật Bản du học để thâu nhận kiến thức mới của nước ngoài về giúp nước nhà. Trong 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, ông liên kết với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Đặng Thái Thân... để cùng chống Pháp. Ông chọn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để - một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn - làm lãnh tụ phong trào Cần Vương. Năm 1904, ông cùng 20 người họp mặt tại Quảng Nam để lập Hội Duy Tân. Năm 1905, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để gặp các nhà cách mạng Nhật Bản và Trung Quốc và cầu viện trợ tài chính cho phong trào ông lập. Tại Trung Quốc ông gặp Lương Khải Siêu, được khuyên nên dùng thơ văn để thức tỉnh lòng yêu nước của dân Việt. Nghe lời, ông viết nhiều tác phẩm có tác động lớn với sĩ phu trong nước. Tác phẩm của ông đã tạo nên một làn sóng thúc đẩy nhiều thanh niên tham gia phong trào Đông Du, xuất ngoại học tập để tìm đường chống Pháp. Năm 1906, Phan Bội Châu đưa Kì Ngoại Hầu Cường Để và 1 số học sinh người Việt sang Nhật. Cũng năm đó ông mời được Phan Chu Trinh đến thăm ông tại Tokyo. Sau 2 tuần thảo luận, hai người không giải quyết được bất đồng chính kiến về cách chống Pháp. Trong khi Phan Bội Châu muốn giữ thể chế quân chủ, Phan Chu Trinh muốn hủy bỏ chế độ này để tạo một quốc gia dân chủ. Năm 1907, Phan Bội Châu lập Việt Nam Cống Hiến Hội, 1 phong trào gồm có 100 học sinh du học ở Nhật. Tuy nhiên, dưới áp lực của Pháp, Nhật Bản đã trục xuất họ trong năm sau. Trong năm 1907, trường Đông Kinh Nghĩa Thục được lập để luyện các nhà cách mạng chống thực dân Pháp. Tác phẩm của ông được nghiên cứu và Phan Chu Trinh giảng dạy tại trường này. Nghi Phan Bội Châu liên quan đến trường này, Pháp đã đóng cửa trường trong gần một năm. Họ cho rằng ông có trách nhiệm trong các cuộc biểu tình chống thuế tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế năm 1908. Họ còn cho rằng ông có dính líu đến 1 cuộc nổi dậy bị thất bại tại Hà Nội vào tháng 6/1908. Pháp đã xử tử 13 người tham gia cuộc nổi dậy này và bỏ tù hàng trăm người tại Côn Đảo (có Phan Chu Trinh). Tháng 3/1909, Phan Bội Châu bị Nhật trục xuất theo đề nghị của Pháp. Sau đó, ông đến Hồng Kông, Bangkok, Quảng Châu. Những năm này, tác phẩm cách mạng của ông ảnh hưởng đến phong trào chống Pháp tại Việt Nam. Năm 1912, nức lòng vì thành quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc của Tôn Dật Tiên, Phan Bội Châu cùng 1 số nhà cách mạng Việt lưu vong tại Quảng Châu lập 1 tổ chức cách mạng thay thế cho Hội Duy Tân. Tôn chỉ của tổ chức mới với tên Việt Nam Quang phục Hội là đuổi người Pháp ra khỏi đất nước, khôi phục chủ quyền Việt Nam, và lập "Việt Nam Cộng hòa Dân quốc". Thời điểm này, Phan Bội Châu đổi chính kiến về thể chế quân chủ. Nhưng, ông vẫn duy trì Kì Ngoại Hầu Cường Để trong vai trò chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Quang Phục Hội. Nhằm gây tiếng vang, tạo ủng hộ trong quần chúng quốc nội, năm 1913 ông tổ chức ám sát, đặt chất nổ phá hoại nhiều nơi trong nước. Pháp nhờ Trung Quốc giam Phan Bội Châu cùng các đồng chí. Năm 1917, Phan Bội Châu được phóng thích. Ông lưu lạc tại Trung Quốc suốt 8 năm sau đó, ông học tập và viết báo sinh nhai ở Hàng Châu, làm biên tập viên của tờ Bình sự tạp chí, nhưng không còn trực tiếp ảnh hưởng đến các cao trào cách mạng tại Việt Nam. Từ 1921 đến 1924, sự kiện Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), liên minh Quốc - Cộng tại Trung Quốc... ảnh hưởng lớn đến Phan Bội Châu. Ông tìm hiểu về cuộc Cách mạng Tháng Mười, và viết báo tôn vinh Vladimir Ilyich Lenin. Giữa năm 1924, phỏng theo Trung Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn, ông đã cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng. Ngày 30/6/1925, ông bị Pháp bắt tại Hàng Châu, ông bị giải về Hà Nội và xử án chung thân khổ sai, về sau, bản án được đổi lại thành án quản thúc tại gia do phản ứng mạnh mẽ của toàn dân đối với nhà cầm quyền Pháp. Năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, đến khi mất năm 1940. Lúc đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự. Thời gian này, tư tưởng chống Pháp của Phan Bội Châu ôn hòa hơn.
(bài này trên mạng bn tham khảo nha)
#Học tốt!!!
viết đoạn văn từ 5->8 dòng trình bày cảm xúc về công lao của bố mẹ
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ kính mẹ cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
Câu ca dao quen thuộc với mọi người, ai sinh ra đều có cha có mẹ. Họ nuôi dưỡng dạy bảo ta thành người. Công lao của cha mẹ cả đời không bao giờ trả hết được. Cha mẹ xin chịu khổ chịu cực chứ không để con mình thua kém ai. Con chào đời, cha mẹ vui mừng chảy nước mắt. Những giọt nước mắt ấy hứa sẽ nuôi con thành người có ăn có học. Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của con cái là phải bày tỏ lòng biết ơn và thái độ kính mến, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Tình cảm đối với cha mẹ phải chân thành và được thể hiện qua những thái độ, hành động xứng với đạo làm con. Công lao của cha mẹ cả đời này con xin ghi nhớ cả đời không bao giờ quên.
Chúc bạn học tốt!
" Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông."
Chắc hẳn khi nhắc đến câu ca dao trên thì ai cũng nhớ về công lao đã nuôi lớn sinh thành của ba mẹ dành cho mình. Công cha là một thứ vô cùng to lớn, không bao giờ có thể cân đo đong đếm được.Nghĩ mẹ cx vậy, cx là một tình cảm vô cùng lớn lao, không bao giờ ngừng chảy giống như nước ở ngoài biển đông chưa bao giờ cạn, lúc nào nó cx chảy trong ng con một thứ tình cảm rất mãnh liệt
" Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang."
Chắc hẳn, qua câu ca dao trên thì chúng ta - ai cũng cảm thấy rằng mình thật hạng phúc khi có cha mẹ yêu thương, chăm sóc.Vậy ai đã từng tự hỏi công lao của cha mẹ lớn đến thế nào chưa ? Với tôi, đó là câu hỏi không bao giờ có câu trả lời thỏa mãn. Lớn như biển Đông, lớn như bầu trời, ... không tất cả chẳng là gì với công lao trời bể ấy.Người cha kính yêu luôn che chở,bảo vệ cho ta.Mái đầu bạc đi vì sương tuyết cũng chỉ vì hai chữ " thương con".Người mẹ muôn vàn yêu thương với bàn tay dịu dàng đã đem lại cho con biết bao điều hạnh phúc.Mẹ và cha đã hi sinh biết bao nhiêu để cho con hôm nay được hạnh phúc. Nhưng cha mẹ ơi ! Con xin thú thật, cho dù có giỏi thế nào con luôn bất lực khi nói về cha mẹ.
Nhớ tick cho mk nha !!
Viết một đoạn văn nói lên cảm nghĩ của em về công lao của Bác Hồ đối với lịch sử dân tộc?
Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong trái tim chúng ta! Là một người con đất Việt, Người đã ra đi tìm đường cứu nước, tìm ra con đường đúng đắn nhất cho dân tộc Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đó là thắng lợi của cách mạng tháng Tám và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nhà nước do dân làm chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
Đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ với những chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Bác đã dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Bà là tấm gương sáng để các thế hệ sau học tập.
Bác Hồ là một vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam . Bác ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5 tháng 6 năm 1911 .
Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đó là thắng lợi của cách mạng tháng Tám và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nhà nước do dân làm chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
Đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ với những chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Bác đã dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Bà là tấm gương sáng để các thế hệ sau học tập.
Lịch sử lớp 5 nhé
Viết một đoạn văn nói về công lao của cụ Phan Bội Châu
Hoạt động Cách mạng
Lập Duy Tân hội, sang Nhật cầu viện
Bài chính: Duy Tân hội
Phan Bội Châu (ngồi) và Cường Để (đứng) tại Nhật Bản
Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, Phan Bội Châu bôn ba khắp nước Việt Nam kết giao với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh[7], Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại,...
Phan Bộ Châu đả kích việc thực dân Pháp cấm giảng dạy lịch sử Việt Nam mà thay vào đó là lịch sử Pháp, nhằm dụng ý xóa bỏ những ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Việt Nam, truyền bá văn hóa Pháp nhằm đồng hóa người Việt; đồng thời đào tạo ra một tầng lớp công chức và chuyên viên phục vụ cho nền cai trị và công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Năm 1905, Phan Bội Châu chỉ trích nền giáo dục của thực dân Pháp ở thuộc địa là "chỉ dạy người Việt viết văn Pháp, nói tiếng Pháp, tạm thời làm nô lệ cho Pháp".
Năm 1904, ông cùng Nguyễn Hàm và khoảng 20 đồng chí khác thành lập Duy Tân hội ở Quảng Nam để đánh đuổi Pháp, chọn Kỳ Ngoại hầu Cường Để - một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn - làm hội chủ.
Năm 1905, ông cùng Đặng Tử Kính và Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để cầu viện Nhật giúp Duy Tân hội đánh đuổi Pháp. Tại Nhật, ông gặp Lương Khải Siêu, một nhà cách mạng người Trung Quốc, và được khuyên là nên dùng thơ văn (nghe lời Phan Bội Châu viết Việt Nam vong quốc sử) để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Lại nghe hai nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản, là Ōkuma Shigenobu (Bá tước Ôi Trọng Tín) và Thủ tướng Inukai Tsuyoshi (Khuyển Dưỡng Nghị) khuyên là nên cổ động thanh niên ra nước ngoài học tập để sau này về giúp nước.
Tháng 6 năm 1905, Phan Bội Châu cùng Đặng Tử Kính mang theo một số sách Việt Nam vong quốc sử về nước. Tháng 8 năm 1905 tại Hà Tĩnh, ông và các đồng chí nồng cốt trong Duy Tân hội bàn bạc rồi đưa ra kế hoạch hành động đó là:
Nhanh chóng đưa Kỳ Ngoại hầu Cường Để ra nước ngoài.Lập các hội nông, hội buôn, hội học để tập hợp quần chúng và để có tài chánh cho hội.Chọn một số thanh niên thông minh hiếu học, chịu được gian khổ, đưa đi học ở nước ngoài[8].Phát động phong trào Đông Du
Tượng đồng Phan Bội Châu tại công viên số 19 Lê Lợi, bên cầu Trường Tiền, TP Huế (trước đây, tượng được đặt trong khuôn viên nhà lưu niệm ông)
Bài chính: Phong trào Đông Du
Trong ba nhiệm vụ trên, thì nhiệm vụ thứ ba hết sức quan trọng và bí mật, nên Duy Tân hội đã cử Phan Bội Châu và Nguyễn Hàm tự định liệu. Sau đó, phong trào Đông Du được hai ông phát động, được đông đảo người dân ở cả ba kỳ tham gia và ủng hộ, nhất là ở Nam Kỳ.
Tháng 10 năm 1905, Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản cùng với ba thanh niên, sau đó lại có thêm 45 người nữa. Năm 1906, Cường Để qua Nhật, được bố trí vào học trường Chấn Võ. Kể từ đó cho đến năm 1908, số học sinh sang Nhật Bản du học lên tới khoảng 200 người, sinh hoạt chung trong một tổ chức có quy củ gọi là Cống hiến hội...
Tháng 3 năm 1908, phong trào "cự sưu khất thuế" (tức phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổi lên rầm rộ ở Quảng Nam rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh khác. Bị thực dân Pháp đưa quân đàn áp, nhiều hội viên trong phong trào Duy Tân và Duy Tân hội bị bắt, trong số đó có Nguyễn Hàm, một yếu nhân của hội[9].
Mất mát này chưa kịp khắc phục, thì hai phái viên của hội là Hoàng Quang Thanh và Đặng Bỉnh Thành lại bị Pháp đón bắt được khi từ Nhật về Nam Kỳ nhận tiền quyên góp cho phong trào Đông Du. Tiếp theo nữa là Pháp và Nhật vừa ký với nhau một hiệp ước (tháng 9 năm 1908), theo đó chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất các du học sinh người Việt ra khỏi đất Nhật. Tháng 3 năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất. Đến đây, phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và các thành viên khác đã dày công xây dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội.
Trong "cuộc bút đàm đẫm lệ" giữa Phan Bội Châu và Lương Khải Siêu là lời cảnh báo không nên "cầu viện" Nhật để giành độc lập vì theo Lương Khải Siêu, "Mưu ấy sợ không tốt. Quân Nhật đã một lần vào nước, quyết không lý gì đuổi nó ra được". Và đến năm 1909, do thỏa thuận giữa Nhật và Pháp, các du học sinh Việt Nam đồng loạt bị trục xuất khỏi nước Nhật. Điều này giải thích tại sao trong các tự thuật, hồi ức viết về sau như Ngục trung thư, Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu đã không có chỗ nào nhắc đến tác phẩm Á tế Á ca, bài thơ từng hết lời ca ngợi Nhật Bản[10].
Lúc này, ở nhiều nơi trong nước, mọi hoạt động quyên góp tài chính và chuẩn bị vũ trang bạo động của Duy Tân hội cũng bị thực dân cho quân đến đàn áp dữ dội. Những người sống sót sau các đợt khủng bố đều phải nằm im, hoặc vượt biên sang Trung Quốc, Xiêm La, Lào để mưu tính kế lâu dài.
Cuối năm 1910, Phan Bội Châu chuyển một đại bộ phận hội viên (trong đó có khoảng 50 thanh niên) ở Quảng Đông về xây dựng căn cứ địa ở Bạn Thầm (Xiêm La). Tại đây, họ cùng nhau cày cấy, học tập và luyện tập võ nghệ để chuẩn bị cho một kế hoạch phục quốc sau này.
Thượng tuần tháng 5 năm Nhâm Tý (tháng 6 năm 1912), trong cuộc "Đại hội nghị" tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Đông (Trung Quốc), có đông đủ đại biểu khắp ba kỳ đã quyết định giải tán Duy Tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục Hội, tức thay đổi tôn chỉ từ chủ nghĩa quân chủ sang chủ nghĩa dân chủ để đánh đuổi quân Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc kiến lập Việt Nam [11], đáp ứng tình hình chuyển biến mới trên trường quốc tế.
Hoạt động ở Trung Quốc
Bài chi tiết: Việt Nam Quang phục Hội
Mặc dù thay đổi tôn chỉ, nhưng Phan Bội Châu vẫn duy trì Kỳ Ngoại hầu Cường Để trong vai trò chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Quang phục Hội, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước.
Căn nhà tranh là nơi ở của ông già Bến Ngự
Sau đó, Việt Nam Quang phục Hội cử một số hội viên về nước để trừ khử một vài viên chức Pháp và cộng sự đắc lực của họ, nhằm "đánh thức đồng bào", "kêu gọi hồn nước". Các cuộc bạo động bằng tạc đạn tuy xảy ra lẻ tẻ, nhưng vẫn khuấy động được dư luận trong và ngoài nước, làm nhà cầm quyền Pháp tăng cường khủng bố, khiến nhiều người bị bắt và bị giết. Bị kết tội chủ mưu, Phan Bội Châu và Cường Để bị thực dân Pháp cùng với Nam triều kết án tử hình vắng mặt.
Năm 1913, thực dân Pháp cử người đến Quảng Đông "mặc cả" với Tổng đốc Long Tế Quang yêu cầu bắt Phan Bội Châu và các yếu nhân của hội. Ngày 24 tháng 12 năm 1913, Phan Bội Châu bị bắt. Nhưng nhờ Nguyễn Thượng Hiền lúc bấy giờ đang ở Bắc Kinh vận động, nên Long Tế Quang không thể giao nộp ông cho Pháp, mà chỉ đưa giam vào nhà tù Quảng Đông, mãi đến tháng 2 năm 1917, ông mới được giải thoát[12].
Ra tù, Phan Bội Châu lại tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1922, phỏng theo Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn, ông định cải tổ Việt Nam Quang phục Hội thành Đảng Quốc dân Việt Nam. Được Nguyễn Ái Quốc (lúc này đang làm Ủy viên Đông phương bộ, phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế cộng sản) góp ý, Phan Bội Châu định thay đổi đường lối theo hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng chưa kịp cải tổ thì ông bị bắt cóc ngày 30 tháng 6 năm 1925.
Phan Bội Châu và phong trào cộng sản
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện trong lễ kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Phan Bội Châu tại Hà Nội ngày 26/12/1997, đã cho biết trong nhà của Phan Bội Châu có treo ở giữa tấm ảnh của Lenin. Trước đó từ lâu khi còn ở Trung Quốc, Phan Bội Châu còn viết một cuốn tiểu sử Lenin.[13]
Trung tướng Phạm Hồng Cư, bạn thân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong sách Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ cộng tác với phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bà Đặng Bích Hà, đã kể lại thời kỳ thiếu niên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi thăm "ông già Bến Ngự" đang bị Pháp giam lỏng tại Huế, trong nhà Phan Bội Châu treo ba bức ảnh: Thích-ca Mâu-ni, Tôn Trung Sơn, Lenin. Ba bức ảnh này nói lên phần nào quan điểm triết học và chính trị của ông.[14]
Trong hồi ký Ngôi nhà Bến Ngự và con đò sông Hương, nhà báo Tạ Quang Đạm (em giáo sư Tạ Quang Bửu), người đã sống chung với Phan Bội Châu một năm (để học chữ Hán và làm thư ký cho ông), sau khi Phan Bội Châu an trí tại căn nhà tranh đầu dốc Bến Ngự (Huế), đã kể lại rằng trên tường căn nhà tranh 3 gian - nơi ở và cũng là nơi ông dạy học - có treo nhiều tranh ảnh, trong đó ấn tượng nhất là bức chân dung Lenin được treo trang trọng trên bức tường mặt trước gần sát trần nhà. Có lẽ là một bức họa vẽ theo một bức tượng kiểu huy hiệu. Dưới chân dung có hai chữ Hán: Liệt Ninh (Lenin).[15]
Giáo sư sử Nguyễn Thế Anh, hiện sống tại Pháp cho biết, ông không tìm thấy bằng chứng rằng Phan Bội Châu có xu hướng ủng hộ phong trào cộng sản. Nhất là khi, theo ý ông, tờ báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng mà Phan Bội Châu có cộng tác đã lên án cách thức tiêu diệt trí thức của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh[16].
Giáo sư Nguyễn Đình Chú thì cho biết Phan Bội Châu đón nhận học thuyết Marx từ tư cách nhà văn hóa hơn là nhà chính trị. Phan Bội Châu vừa ca ngợi Marx, Lenin, vừa ca ngợi Khổng, Mạnh, Tôn Trung Sơn, Gandhi, Rousseau, Montesquieu. Phan Bội Châu từng viết quyển sách hơn 50 trang Xã hội chủ nghĩa trong thời gian 1928-1934 để giới thiệu chủ nghĩa Marx, giới thiệu nội dung chủ yếu của học thuyết Marxist như: thặng dư giá trị, giai cấp đấu tranh, lao động chuyên chính, kinh tế học, phương pháp xã hội cách mạng, tư bản luận. Phan Bội Châu đã kết luận: "Ở trong các nhà xã hội học, ông (Marx) thật đáng là một vị tiên sư, sở dĩ chúng ta nghiên cứu xã hội chủ nghĩa, chỉ cần nghiên cứu Mã Khắc Tư (Marx) chủ nghĩa là xong rồi". Phan Bội Châu còn viết "Lược truyện Liệt Ninh, vĩ nhân của nước Nga đỏ" viết in trên Binh sự tạp chí, Hàng Châu, Trung Quốc năm 1921.[17]
Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc
Tại vùng Nghệ Tĩnh, người ta đã lưu truyền những câu sấm của Trạng Trình như sau: "Đụn Sơn phân giải/ Bò Đái thất thanh/ Thủy đáo Lam thành/ Nam Đàn sinh thánh"' (Khi núi Đụn chẻ đôi, khe Bò Đái mất tiếng, sông Lam khoét vào chân núi Lam Thành, đất Nam Đàn sẽ sinh ra bậc thánh nhân). Sau phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, câu sấm này được nhắc lại và bàn tán. Lúc đó, khe Bò Đái cũng đã ngừng chảy, tiếng suối chảy ở khe không còn nghe được nữa, do đó người dân càng tin và chờ đợi. Trong một cuộc gặp giữa Phan Bội Châu (lúc này đã bị Pháp bắt và quản thúc) với Đào Duy Anh và nhà nho Trần Lê Hữu, ông Hữu có hỏi: "Thưa cụ Phan, "Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh" chẳng phải là cụ hay sao? Cụ còn thất bại nữa là người khác!". Phan Bội Châu đáp: "Kể cái nghề cử tử xưa kia tôi cũng có tiếng thật. Dân ra thường có thói trọng người văn học và gán cho người ta tiếng nọ tiếng kia. Nhưng nếu Nam Đàn có thánh thực thì chính là ông Nguyễn Ái Quốc chứ chẳng phải ai khác"[18].
Bị Pháp bắt và an trí
Nơi an trí Ông già Bến Ngự vào những năm cuối đời
Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt cóc[19] tại Thượng Hải giải về nước xử án tù chung thân, mặc dù trước đó (1912) ông đã bị đối phương kết án vắng mặt [20]. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu, và nhờ sự can thiệp của Toàn quyền Varenne, ông được về an trí tại Bến Ngự (Huế). Trong 15 năm cuối đời, ông (lúc bấy giờ được gọi là Ông già Bến Ngự) vẫn giữ trọn phẩm cách cao khiết, không ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng văn thơ, nên rất được nhân dân yếu mến.
Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế. Hiện tên ông đã được đặt cho nhiều trường học và nhiều con đường trên cả nước, trong đó có trường chuyên của tỉnh Nghệ An và một con phố lớn tại Hà Nội, Hạ Long.
Viết đoạn văn từ (5đến7) tả về khu vườn của em trong đó có sử dụng so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng
Buổi sáng, em bước ra vườn nhà, thật mát rượu và diệu kì. Những hạt sương còn mãi lãng vãng chơi trên những cành hoa. Ban đầu, cảnh vật như thơ mộng bởi một lớp sương dày đặc như một tấm màn bao trùm cả không gian. Bỗng một tiếng kêu vang, thì ra đó là tiếng gọi mặt trời cũng anh gà trống và mấy chú chim sẻ non cũng thật chịu khó, dậy sớm đi tập bay.Đàn gà theo mẹ ra vườn kiếm ăn, từng tiếng kêu cục cục.....hòa chung với tiếng loa phát thanh sau nhà sao mà như 1 bản hòa tấu vậy. Vườn là một nơi không thể thiếu trong nhà của em. Buổi sáng bắt đầu cũng từ đó và khi chiều tà, kết thúc cũng từ đây.
Em có suy nghĩ gì về đánh giá công lao của Ngô Quyền qua câu nói của nhà sử học Lê Văn Hưu.
"Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu" . (Việt sử tiêu án)
Ngợi ca Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng, nhà sử học Lê Văn Hưu viết trong "Đại Việt sử ký toàn thư" có đoạn viết "Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một cơn giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy".
VIẾT 1 ĐOẠN VĂN NÓI LÊN CẢM NGHĨ CỦA CÁC BẠN VỀ CÔNG LAO CỦA BÁC HỒ ĐỐI VỚI LỊCH SỬ DÂN TỘC.
Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sáng suốt lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân trường kì kháng chiến và đã kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhân dân miền Bắc sau giải phóng phấn khởi bắt tay vào xây dựng đất nước và sát cánh cùng đồng bào miền Nam tiếp tục đấu tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng trí tuệ siêu việt, bằng tấm gương suốt đời phấn đấu, hi sinh vì dân vì nước, đã đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chiến đấu đến cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Bác Hồ rất thông minh và tài giỏi Bác đã thà hi sinh còn hơn là làm nô lệ quyến định không mất nước căm thù giặc . Em rất phục Bác vì Bác mà đất nước giải phóng.
Hồ Chủ tịch là lãnh tụ cách mạng vô sản kiệt xuất, một chiến sĩ cộng sản lão thành, Danh nhân văn hóa của thế giới. Với dân tộc Việt Nam, "Người là Cha, là Bác, là Anh, Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ"… (Tố Hữu). Đất nước ta, dân tộc ta tự hào về Hồ Chủ tịch – con người giản dị và vĩ đại – tiêu biểu cho truyền thống bốn ngàn năm lịch sử vẻ vang. Đầu thế kỉ XX, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành thấu hiểu nỗi nhục nô lệ dưới ách xâm lược của thực dân Pháp nên đã noi gương các sĩ phu tiền bối như Phạn Bội Châu, Phan Chu Trinh… tìm đường cứu nước. Rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) năm 1911, Nguyễn Tất Thành nung nấu ý chí là phải sang tận nước Pháp để tìm hiểu kẻ thù, từ đó có cách chống lại chúng. Ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc đã cống hiến rất nhiều cho phong trào đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thuộc địa bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới và trở thành người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1941, với vốn sống thực tế, với kinh nghiệm dày dặn và trình độ hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, dân tộc ta vùng lên phá tan xiềng xích của chế độ phong kiến suy tàn và ách nô lệ của thực dân Pháp cùng phát xít Nhật, giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Ngày 2-9-1945, người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Chủ tịch Hồ Chí Minh.)
Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sáng suốt lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân trường kì kháng chiến và đã kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhân dân miền Bắc sau giải phóng phấn khởi bắt tay vào xây dựng đất nước và sát cánh cùng đồng bào miền Nam tiếp tục đấu tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng trí tuệ siêu việt, bằng tấm gương suốt đời phấn đấu, hi sinh vì dân vì nước, đã đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chiến đấu đến cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc Việt Nam.
viết 1 đoạn văn ngắn từ 8-10 nói lên cảm nghĩ của em về công lao của đinh bộ lĩnh đối với đất nước
Đinh Bộ Lĩnh là người có công lớn trong việc dẹp loạn 12 sứ quân.Việc đặt tên nước chọn kinh đô và không dùng niên hiệu của hoàng đế trung Quốc đã khẳng định đất nước ta là “nước Việt lớn”, nhà Đinh có ý thức xây dựng nền độc lập tự chủ