Liệt kê những thay đổi đang và sẽ diễn ra trong cuộc sống của em.
Thảo luận về những thay đổi đang diễn ra tác động đến học tập, cuộc sống của em.
Tham khảo
Trong học tập:
- Thay đổi cách học, môi trường học
- Học thêm khóa học mới
- Thay đổi trong định hướng học tập...
Trong cuộc sống:
- Thay đổi nơi sống
- Xuất hiện biến cố trong gia đình
- Có những quy định mới trong cộng đồng
- Những thay đổi trong mối quan hệ bạn bè (kết bạn mới, mâu thuẫn,...)
- Nảy sinh tình yêu...
thi cuối kì 2 thì nó sẽ ra đoạn nào trong bài sống chết mặc bây nhỉ
mọi liệt kê những đoạn nào với đang cần gấp!!
Trong tác phẩm " Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê":
Hai câu đầu tác giả sử dụng phép đối trọng số (còn gọi là tiều đối, tự đối). Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối trong việc thể hiện những đổi thay của cuộc sống và những điều không thay đổi trong cuộc sống.
cả 2 câu thơ này ta thấy rõ chữ vế đối không bằng nhau ( 4/3) Song về mặt từ loại cà cú pháp thì lại rất nhanh
Câu 1 : Thiếu tiểu li gia >< lão đại hồi ( trẻ đi >< già trở lại nhà )
Câu 2 : Có 1 bộ phận đối chính cả ý lẫn lời ( thường âm , mẫn mao ) và ( vô cải : không đổi ; tồi : thay đổi )
Như vật câu 1 là câu kể khái quát quãng đời xa quê làm quan , sự thay đổi về con người , tuổi tác và hé lộ 1 phần nào về tinh yêu quê hương của tác giả . Câu 2 là câu tả , dùng yếu tố thay đổi của mái tóc để làm nổi bật yếu tố không thay đổi ( hương âm : tiếng nói quê hương ) . Ở đây tác giả kết hợp dùng 1 chi tiết chân thật kết hợp với ý nghĩa tượng trưng để làm nổi bật tình cảm yêu quê hương của mình
_ Hai câu trên nói về sự thay đổi của tác giả về hình thức, tuổi tác . Sự từ giã triều đình , kinh đô trở về quê hương của tác giả
_Hai câu dưới do có quá nhiều thay đổi nên chẳng còn ai nhận ra ông nữa . Ông trở về nơi chôn rau cắt rốn mà lại bị xem là " khách" . Với lòng hiếu khách , các em nhi đồng đã niềm nở , vui cười đón tiếp ông
Chúc bạn học tốt
Hai câu đầu sử dụng phép tiểu đối (đối trong cùng một câu) thiếu-lão (trẻ-già), tiểu-đại (nhỏ-lớn), li-hồi (đi xa-trở về), hương âm-mấn mao (giọng quê-tóc mai), vô cải-tồi (không đổi-rụng).
Phép đối thể hiện sự khác biệt khi trẻ, lúc già có nhiều sự thay đổi tuy nhiên tấm lòng luôn hướng về quê hương.
Liệt kê những biểu hiện về tính tự lập trong học tập và cuộc sống hằng ngày?
- Tự đặt báo thức, thức dậy học tập.
- Tự giác học, không chờ ai nhắc nhở.
- Học tập có kế hoạch
Từ sáng sớm thức dậy cho đến tối đi ngủ, em sử dụng rất nhiều chất trong việc sinh hoạt cá nhân, ăn uống, học tập,… Hãy liệt kê những chất đã sử dụng hằng ngày mà em biết. Nếu thiếu đi những chất ấy thì cuộc sống sẽ bất tiện như thế nào?
- Oxygen: Giúp duy trì hô hấp, sự sống ở con người và động vật
- Nước: Nếu thiếu nước, con người sẽ mắc các bệnh về bài tiết, cây trở nên khô héo và chết
- Iodine: Thiếu iodine, con người sẽ bị bướu cổ
- Glucose: Thiếu glucose, con người sẽ bị mất năng lượng
- Calcium: Phát triển xương, giúp xương chắc khỏe
Sau khi xem đoạn video đã tạo ở phần thực hành của Bài 4, em hãy liệt kê những thay đổi mà mình muốn và giải thích vì sao.
Tham khảo:
Những thay đổi mà em muốn:
Chỉnh sửa video
Chỉnh sửa hình ảnh
Chỉnh sửa âm thanh
Hiệu ứng chuyển ảnh
Phụ đề
Vì em muốn làm video chuyên nghiệp hơn.
vai trò của khát vọng trong cuộc sống là gì(liệt kê ra ạ)
Tham khảo :
- Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống.
- Nó thôi thúc con người ta sống, nỗ lực để đạt đến điều đó.
- Khát vọng biểu tượng cho những gì lớn lao tốt đẹp mà con người ta hướng đến cho bản thân mình và cho cộng đồng.
Khát vọng là những mong ước, ước muốn lớn lao, vĩ đại và tốt đẹp của con người với một sự thôi thúc mạnh mẽ từ đó có sự quyết tâm để đạt được những mong muốn ấy. Và hiển nhiên những khát vọng ấy là những suy nghĩ tích cực, hướng đến những điều tốt đẹp cho bản thân và xã hội. Và sống có khát vọng nghĩa là chúng ta luôn có những ước mơ, hoài bão, lý tưởng…đẹp đẽ. Có thể là khát vọng được hạnh phúc, khát vọng thành công, khát vọng được cống hiến,…không chỉ mang đến lợi ích cho riêng mỗi người mà còn cho những người xung quanh và cho cộng đồng, đất nước. Sống có khát vọng là một lối sống tốt đẹp, đúng đắn bởi giá trị của nó hướng đến cái chung và làm động lực để con người ta sống tốt và có ích hơn.
Khát vọng đóng một vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi người.
Đầu tiên, khát vọng sẽ làm cuộc sống chúng ta trở nên ý vị hơn bởi vì bạn sống không phải chỉ để tồn tại, mà là tô thêm dấu son cho đời.Và chúng ta có mục tiêu, động lực để biến những ước mơ trở thành hiện thực. Có lẽ ai cũng biết đến một tấm gương sáng với khát vọng sống mãnh liệt đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Ký. Đó là một người không đầu hàng trước số phận, dù bị tật cả hai tay, nhưng với ý chí và nghị lực phi thường, thầy đã dùng chính đôi chân của mình để viết nên số phận, trở thành một thầy giáo ưu tú khiến bao thế hệ phải kính phục, hơn thế thầy còn là người truyền cảm hứng, lan tỏa ngọn lửa của khát vọng đến bao người.
Biểu hiện của khát vọng
Bạn hãy nhìn vào gương của những người thành đạt đa phần họ thực hiện khát vọng của mình bằng những việc làm cụ thể và mỗi ngày trôi đi luôn là sự cố gắng tăng dần chứ không hề giảm đi. Để đạt được mục tiêu thì không thể bỏ qua các yếu tố sau:
Nghiêm khắc với bản thân: Trong học tập và cả công việc dường như những người có khát vọng không bao giờ hài lòng với kết quả hiện tại mà đối với họ thành quả phải cao hơn nếu còn có thể. Luôn luôn có những kế hoạch và mục tiêu trong mỗi giai đoạn thực hiện, ra sức hoàn thành và sẽ làm tốt hơn trong những lần sau đó.
Gắn liền với mục đích: Khác với những ước mơ xa rời thực tế, khát vọng luôn hướng đến mục tiêu cụ thể mà ta có thể ra sức thực hiện. Chẳng hạn, nếu hôm nay bạn không có tiền thì ngày mai và những ngày sau đó phải ra sức làm việc và tiền tự động đến tay bạn. Nếu bạn không có chuyên môn giỏi thì hãy học hỏi và rèn luyện ngay để bù đắp lỗ hỏng kiến thức của mình, hoặc yếu kỹ năng nào thì chúng ta cứ chủ động rèn luyện… Tất cả chỉ dựa vào tinh thần tự giác có ý thức của chính mỗi người.
Không bỏ cuộc: Từ bỏ là việc làm không bao giờ xảy ra với những người có khát vọng thật sự. Bởi với họ khát vọng gắn liền với mục đích sống, cực kỳ mãnh liệt và cháy bỏng. Đến nỗi khi gặp những vấp ngã, họ sẵn sàng vượt qua và thậm chí còn vùng vẫy mạnh mẽ hơn những lần sau đó nhờ vào kinh nghiệm đã gặt hái được.
Hãy khám phá bản thân bằng cách học tập và rèn luyện thật tốt, tham gia các hoạt động, đi nhiều hơn, khám phá nhiều hơn về tất cả mọi thứ xung quanh, duy trì những sở thích tích cực và tìm kiếm nhiều điều mới mẻ mỗi ngày… Đây là nền tảng giúp chúng ta nuôi dưỡng những khát vọng và chính bản thân sẽ phát hiện điều mình muốn làm từ những việc đã trải nghiệm.
Nếu thật sự tìm được mục tiêu của chính mình thì khi ấy bạn sẽ nhận thấy một sức mạnh cứ thúc giục chúng ta thực hiện một kế hoạch nào đó. Lúc này, khát vọng mới thật sự hiện hữu và đừng vội vàng nhầm lẫn giữa khát vọng và một sở thích bình thường.
Hơn nữa, khi có khát vọng thì chúng ta sẽ nhận thức được mình là ai, biết được vị trí của bản thân, những thế mạnh cũng như điểm yếu ở chính mình, từ đó ta biết cách điều chỉnh để làm chủ bản thân. Khi ấy, ta sẽ có một cách nhìn khách quan, tỉnh táo của một người có tư duy và cũng sẽ biết mình làm được những điều gì. Cộng thêm một trái tim đang tràn đầy nhiệt huyết của khát vọng được cống hiến sẽ thôi thúc ta làm những điều ý nghĩa cho đời bằng khả năng của mình.
Cuối cùng,cho dù bạn có khát vọng đẹp nhưng điều đó không thành hiện thực hoặc kết quả không như mong đợi. Đừng vội buồn, bạn đã và đang sở hữu một sức mạnh tinh thần tuyệt vời nên chắc hẳn, ngọn lửa khát vọng ấy vẫn sẽ không bị dập tắt. Chỉ cần bạn luôn ấp ủ, nhen nhóm những ước mơ thì niềm tin, sự lạc quan trong bạn vẫn tràn đầy và bạn sống vẫn có ích cho đời, đó mới là sức mạnh vĩ đại mà khát vọng mang đến. Có thể bạn không thành công với mục tiêu của mình, nhưng bạn vẫn là một người thành công trong cuộc sống của chính mình.
Khát vọng là một lối sống đẹp, đáng trân trọng nhưng đừng để chúng ta lạc vào cách sống của người đầy tham vọng. Bởi lẽ, khi sự tham vọng xuất hiện, nghĩa là bạn đang tiếp tay cách sống ích kỷ, bất chấp tất cả để đạt được mục đích cuối cùng. Đừng để ước mơ của bạn bị đánh cắp bởi suy nghĩ lệch lạc, và kết quả mà tham vọng mang đến đó là một cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, những điều bạn làm đều trở nên vô nghĩa, mang đến những tổn hại cho mọi người xung quanh và chính bản thân bạn. Vì bị mờ mắt trước những cám dỗ, tham vọng trỗi dậy khiến rất nhiều người đã bất chấp đúng sai, suy nghĩ trở nên xấu xa và làm những điều trái đạo đức, lương tâm, thậm chí lao vào con đường phạm pháp,…
Muốn thành công trong cuộc sống, bạn phải sống với niềm đam mê và khát vọng. Nếu sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc sống của bạn sẽ không có ý nghĩa.
Tham khảo ạ!:)
Khát vọng sống chính là mong muốn khát khao được sống được cống hiến hết mình cho cuộc đời. Những người có khát vọng sống chính là những người sẽ không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình dù cho có khó khăn đến nhường nào. Chỉ còn một tia hi vọng cũng sẽ nỗ lực cố gắng chiến đấu đến cùng cho khát vọng sống ấy.
Em hãy cho biết, với một chiếc điện thoại thông minh, em có thể thực hiện những công việc gì trong hiện tại; dự đoán cho tương lai; liệt kê những việc cần tránh khi sử dụng điện thoại thông minh trong cuộc sống của em.
em hãy liệt kê thời gian, diễn biến và người đứng đầu của các cuộc khởi nghĩa trong giai đoan trên(542->938)
- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542)
Giữa thế kỷ VI, phong trào khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân nổ ra khắp nơi, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Lý Bí dẫn tới thành lập nước Vạn Xuân. Lý Bí quê ở Long Hưng, tỉnh Thái Bình. Mùa xuân năm 542 cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo nổ ra và không đầy 3 tháng đã quét sạch bè lũ đô hộ nhà Lương. Mùa xuân năm 544 Lý Bí tuyên bố thành lập nước, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Ông lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Nam đế (vua nước Nam). Ít năm sau, cuộc kháng chiến bảo vệ chủ quyền đất nước của Lý Nam Đế thất bại, ông bị bệnh mất tháng 4-548.
- Khởi nghĩa Triệu Quang Phục (548 - 571)
Triệu Quang Phục là con một tù trưởng, quê ở Hưng Yên hiện nay, được Lý Bí (Lý Nam Đế) trao quyền lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân nhà Lương. Ông lập căn cứ kháng chiến tại vùng Dạ Trạch, tổ chức đánh du kích, tiêu hao sinh lực địch. Năm 550, nghĩa quân đã giết được tướng giặc là Dương San, chiếm thành Long Biên.
Ngày 13-4-548, Triệu Quang Phục lên ngôi vua, xung hiệu là Triệu Việt Vương.
Năm 571, Triệu Quang Phục bị Lý Phật Tử phản bội, thua chạy và tuẫn tiết ở cửa biển Đại Nha.
- Khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687)
Lý Tự Tiên đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn vào năm 687 chống ách đô hộ của nhà Đường. Lý Tự Tiên hy sinh, nhưng các cộng sự của ông như Đinh Kiến, Tư Thân vẫn tiếp tục lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân vây phủ thành Tống Bình (Hà Nội). Viện binh của nhà Đường đàn áp dã man, nghĩa quân tan vỡ.
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)
Mai Thúc Loan quê ở Mai Phụ, miền ven biển Thạch Hà, Hà Tĩnh (có sách chép ở Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh sau theo mẹ đến sống ở Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Năm 722 ông kêu gọi những người dân phu nổi dậy chống lại ách thống trị của nhà Đường. Nhân dân khắp các châu Hoan, Ái, Diễn (Thanh - Nghệ - Tĩnh) tụ tập dưới lá cờ khởi nghĩa, buộc tên trùm đô hộ Quang Sở Khanh tháo chạy về nước. Đất nước được giải phóng, Mai Thúc Loan xưng đế và đóng đô ở thành Vạn An. Sử gọi ông là Mai Hắc Đế.
- Khởi nghĩa Phùng Hưng (766 - 791)
Phùng Hưng là hào trưởng đất Đường Lâm (xã Cao Lâm, Ba Vì, Hà Tây) đã phát động cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ triều nhà Đường. Ba anh em Phùng Hưng, Phùng Hải, Phùng Dĩnh lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy làm chủ Đường Lâm và đánh chiếm một vùng đất rộng lớn, xây dựng thành căn cứ đánh giặc. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 20 năm, có thời gian đã chiếm được thành Tống Bình (Hà Nội). Ông được tôn là Bố Cái Đại Vương.
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ - Khúc Hạo (905 - 917)
Khúc Thừa Dụ là một hào trưởng quê ở Cúc Bồ, Ninh Thanh, Hải Dương, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, chiếm thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi giặc về nước, tự xưng là Tiết độ sứ. Nhà Đường buộc phải công nhận ông là người đứng đầu nước Việt.
Năm 907, Khúc Thừa Dụ truyền ngôi cho con là Khúc Hạo. Nhà Hậu Lương cũng phải công nhận Khúc Hạo là An Nam đô hộ tiết độ sứ.
Năm 917, Khúc Hạo truyền ngôi cho con là Khúc Thừa Mỹ, Khúc Thừa Mỹ bị nhà Nam Hán đánh bại vào năm 923.
- Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ (931 - 938)
Dương Đình Nghệ (có sách chép là Dương Diên Nghệ) người Ái Châu (ThanhHóa), tướng của họ Khúc, khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước được 6 năm. Ông bị nội phản sát hại năm 938.
- Cuộc kháng chiến của Ngô Quyền chống quân Nam Hán (938):
Ngô Quyền sinh năm 897 ở đất Đường Lâm, Ba Vì, Hà Tây, cùng quê với Phùng Hưng, là Tùy tướng đồng thời là con rể của Dương Đình Nghệ. Khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại, ông dấy binh giết tên bán nước này và tổ chức kháng chiến chống đạo quân xâm lược Nam Hán do Hoàng Thao chỉ huy.
Tháng 11-938, Ngô Quyền bố trí trận địa cọc trên sông Bạch Đằng, giết Hoàng Thao, đánh tan quân xâm lược (sử gọi đây là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất).
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vua (Ngô Vương), đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội) mở đầu giai đoạn tự chủ lâu dài của nước ta. Ông mất năm 944.
“…Bi-nô mở ra cho tôi những kích thước mới của cuộc sống bằng bản liệt kê dài dằng dặc của nó về những cái thú ở đời. Nhìn thấy nắng sau những ngày mưa là một điều thú vị. Nhưng ngay cả trong những ngày mưa, nếu ta chịu mở ra mọi giác quan như một ngôi nhà mở tung các cửa sổ, ta cũng sẽ đón nhận được những cảm xúc tuyệt vời! Bi-nô bảo tôi thế và nó dẫn tôi đến dưới mái tôn che dọc hành lang chạy xuống bếp, chui vào dưới chạn thức ăn nằm nghe mưa rơi. Mưa đối với tôi không phải là cái gì đó xa lạ. Nhưng tôi chưa bao giờ nghe mưa dưới mái tôn. Những hạt mưa gõ vào mái tôn tạo ra một âm thanh khác hẳn khi chúng rơi trên mái ngói. Rầm rầm. Rầm rầm. Rầm rầm. Nghe như có hàng ngàn con ngựa phi ngay trên đầu. Nghe như ông trời đứng rải đá từ trên cao. Nghe như ai đó đang thét gào giận dữ. Cuối cùng là nghe như mái nhà sắp sập xuống đè bẹp chúng tôi. Tai ù như xay lúa, tôi rúm người lại, run bần bật, đuôi cụp vào giữa hai chân. Bi-nô gãi mõm vào tai tôi: - Mày sao thế? Sợ à? - Ừ - Tôi lắp bắp. - Sợ nhưng mà thích chứ? Bi-nô lại hỏi. Câu hỏi thật kì cục, nhưng tôi gật đầu ngay: - Thích. Được sợ hãi, đúng là một cái thú. Hèn gì chị Ni thích nghe chuyện ma và thằng Bi-nô ngày nào cũng trèo lên căn gác gỗ. Khi nỗi sợ đi qua, tôi sung sướng bắt gặp mình nằm dán vào bộ lông dày và ấm của Bi-nô. Hai đứa thò đầu ra khỏi gầm chạn, lặng lẽ ngắm mưa rơi.”
Bài học em rút ra từ trải nghiệm của nhân vật “tôi” trong đoạn trích là gì?