Toàn cầu hóa có từ khi nào?
Xu thế toàn cầu hóa bắt đầu từ khi nào?
A. Những năm 60 của thế kỉ XX
B. Những năm 70 của thế kỉ XX
C. Những năm 80 của thế kỉ XX.
D. Những năm 90 của thế kỉ XX
Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – kĩ thuật từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.
Chọn đáp án C
Xu thế toàn cầu hóa bắt đầu từ khi nào?
A. Những năm 60 của thế kỉ XX.
B. Những năm 70 của thế kỉ XX
C. Những năm 80 của thế kỉ XX
D. Những năm 90 của thế kỉ XX
Đáp án C
Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – kĩ thuật từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.
Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ khi nào?
A. Từ những năm 70 của thế kỉ XX.
B. Từ những năm 80 của thế kỉ XX.
C. Từ những năm 90 của thế kỉ XX.
D. Xuất hiện cùng lúc với cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
Đáp án B
Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, xu thế toàn cầu hóa xuất hiện trên thế giới, là một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
Các nền kinh tế đang ngày càng phụ thuộc lẫn nhau do xu hướng toàn cầu hóa khu vực hóa. Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế có biểu hiện như thế nào? Những hệ quả của toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế là gì? Ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế và ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế với các nước trên thế giới ra sao?
Tham khảo:
- Kể từ khi nước ta bắt đầu hội nhập, nền kinh tế trở nên năng động hơn. Các thành phần kinh tế có cơ sở phát triển mạnh mẽ, nhưng sự cạnh tranh giữa chúng có phần quyết liệt hơn. Sự cạnh tranh đó đã làm cho nhiều cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc phải tiến hành tinh giản biên chế. Tình trạng này làm tăng thêm đội ngũ những người không có việc làm hoặc có việc làm không đầy đủ. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, tình trạng thất nghiệp ở thành thị còn ở mức khá cao, nạn thiếu việc làm ở nông thôn còn rất nghiêm trọng.
- Trong những năm tới, quá trình hội nhập sẽ đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ cao hơn. Nếu như đội ngũ người lao động Việt Nam không được đào tạo và chuẩn bị về mặt công nghệ, quản lí thì tình trạng thất nghiệp không những không giảm mà còn có nguy cơ tăng cao. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo.
Toàn cầu hóa đã tác động như thế nào đến em?
Người dân Việt Nam đối phó hay hưởng ứng toàn cầu hóa như thế nào?
Toàn cầu hóa có thể điều khiển hay nó không thể chặn lại?
Ý nào là ý đúng đối với nước ta khi toàn cầu hóa phát triển mạnh?
A. Thu hút được vốn, công nghệ và mở rộng thị trường.
B. Tạo điều kiện để người dân di cư tự do ra nước ngoài.
C. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên.
D. Tăng giá thành sản phẩm xuất khẩu.
Giải thích: Nước ta là nước đang phát triển và quá trình toàn cầu hóa là cơ hội để mở cửa hội nhập, thu hút vốn đầu tư – khoa học công nghệ để phát triển kinh tế. Đồng thời, mở rộng thị trường xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.
Đáp án: A
Bản chất của toàn cầu hóa là gì. Toàn cầu hóa khác với quốc tế hóa như thế nào? Tại sao toàn cầu hóa kinh tế lại làm gia tăng khoảng cách giàu – nghèo. Phân tích tác động của toàn cầu hóa tới nền kinh tế - xã hội nước ta.
a. Bản chất của toàn cầu hóa.
- Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
b. Khác nhau.
Toàn cầu hóa là giai đoạn mới, giai đoạn phát triển cao của quá trình quốc tế hóa, nhưng khác với quốc tế hóa là toàn cầu hóa làm cho các mối liên kết giữa các quốc gia, dân tộc tăng lên chưa từng có cả về chiều sâu và bề rộng, bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau, tác động đến mọi quốc gia, khu vực trên thế giới…
c. Toàn cầu hóa kinh tế làm gia tăng khoảng cách giàu – nghèo vì:
Quốc gia nào biết tận dụng một cách khôn ngoan, khai thác có hiệu quả nguồn tài chính khổng lồ từ toàn cầu hóa mang lại thì sẽ giàu lên nhanh chóng. Ngược lại nếu không nắm bắt, tận dụng được các cơ hội thì thời cơ sẽ bị bỏ lỡ, thách thức sẽ trở thành khó khăn dài hạn rất khó khắc phục và là lực cản trở cho sự phát triển.
d. Tác động của toàn cầu hóa tới nền kinh tế - xã hội nước ta.
Toàn cầu hóa vừa mang lại thời cơ vừa tạo ra thách thức đối với KT – XH nước ta.
* Thời cơ:
- Mở rộng thị trường XK hàng hóa.
- Thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước.
- Tiếp nhận và đón đầu được công nghệ hiện đại, rút ngắn khoảng cách phát triển.
- Thúc đẩy toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới ở nước ta.
- Việt Nam có nhiều điều kiện phát huy nội lực, thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
* Thách thức.
- Sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh.
- Sự phân hóa giàu – nghèo gia tăng.
- Chịu tác động mạnh mẽ của những biến động chính trị, KT – XH…mang tính toàn cầu.
- Trình độ quản lí kinh tế nhìn chung còn yếu.
- Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm.
- Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế.
- Sử dụng nguồn vốn đầu tư kém hiệu quả…
a) Bản chất của toàn cầu hoá
Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
b) Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hoá
– Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
– Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
– Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.
c) Toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừa là thách thức…
– Toàn cầu hoá tạo ra cơ hội hợp tác, khai thác nguồn vốn, tiếp cận khoa học – công nghệ, phát triển lực lượng sản xuất, làm chuyển biến cơ cấu kinh tế, đưa lại sự tăng trưởng cao…
– Kinh tế phát triển trong môi trường cạnh tranh quyết liệt; đào sâu sự phân hoá giàu – nghèo; nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc; độc lập tự chủ dễ bị xâm phạm…
Xu hướng toàn cầu hóa không có biểu hiện nào sau đây?
A. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
B. Đầu tư nước ngoài giảm nhanh.
C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
Đáp án B
Biểu hiện của toàn cầu hóa là : thương mại thế giới phát triển mạnh, đầu tư nước ngoài tăng nhanh, thị trường tài chính quốc tế mở rộng, các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
=> Nhận xét: đầu tư nước ngoài giảm nhanh không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa.
Xu hướng toàn cầu hóa không có biểu hiện nào sau đây
A. Thương mại thế giới phát triển mạnh
B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
C. Thị trường tài chính quốc tế thu hẹp
D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
Đáp án C
Toàn cầu hóa có các biểu hiện là:
- Thương mại thế giới phát triển mạnh
- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
- Thị trường quốc tế mở rộng
- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
Như vậy, thị trường tài chính quốc tế thu hẹp không phải biểu hiện của toàn cầu hóa
Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế không có biểu hiện nào sau đây?
A. thương mại thế giới phát triển mạnh.
B. thị trường tài chính quốc tế thu hẹp.
C. các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
D. đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế không có biểu hiện thị trường tài chính quốc tế thu hẹp
mà ngược lại thị trường tài chính quốc tế mở rộng mới là biểu hiện cuả toàn cầu hóa kinh tế=> Chọn đáp án B