Có thể phân biệt aniline với benzene bằng phản ứng với nước bromine không? Giải thích.
Giải thích vì sao phenol có phản ứng thế với dung dịch bromine dễ dàng hơn benzene.
vì có nhóm OH đẩy điện tử vào vòng benzen làm H trong vòng dễ bị thế.
So sánh điều kiện phản ứng bromine hoá vào vòng benzene của phenol và benzene. Từ đó, rút ra nhận xét khả năng thế nguyên tử hydrogen của vòng benzene của phenol so với benzene.
- Benzene phản ứng với Br2 trong điều kiện đun nóng và có xúc tác FeBr3.
- Phenol phản ứng với Br2 ngay điều kiện thường và không cần chất xúc tác.
=> Điều này đã chứng minh rằng ảnh hưởng của nhóm – OH, phản ứng thế nguyên tử hydrogen ở vòng benzene của phenol xảy ra dễ dàng hơn so với benzene.
Phản ứng của phenol với nước bromine được tiến hành như sau:
- Cho khoảng 1,0 mL dung dịch phenol 5% vào ống nghiệm.
- Nhỏ vài giọt nước bromine bão hoà vào ống nghiệm, lắc đều. Nước bromine mất màu và xuất hiện kết tủa trắng.
Hãy giải thích hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học của phản ứng.
Hiện tượng: Nước bromine mất màu và xuất hiện kết tủa trắng.
Giải thích: do phenol phản ứng với nước bromine tạo thành sản phẩm thế 2,4,6 – tribromophenol ở dạng kết tủa màu trắng.
PTHH:
Viết công thức cấu tạo các sản phẩm monobromo có thể tạo thành trong phản ứng giữa bromine và hexane ở Thí nghiệm 1.
Thí nghiệm 1. Phản ứng của hexane với bromine
Chuẩn bị: Hexane, nước bromine; ống nghiệm, cốc nước nóng và bông tẩm dung dịch NaOH.
Tiến hành: Cho vào ống nghiệm khô khoảng 1 mL hexane và nhỏ thêm vào ống nghiệm khoảng 1 mL nước bromine. Lắc nhẹ hỗn hợp phản ứng. Nút ống nghiệm bằng bông đã tẩm dung dịch NaOH rồi nhúng ống nghiệm vào trong cốc nước nóng 50 °C (đã chuẩn bị trước) hoặc để ống nghiệm ra nơi có ánh sáng Mặt Trời.
Yêu cầu: Quan sát, nhận xét màu sắc và tính đồng nhất của hỗn hợp phản ứng trước và sau khi đun nóng (hoặc để ra ngoài ánh nắng Mặt Trời).
Chú ý an toàn: Hexane, bromine và hydrogen bromide dễ bay hơi, có mùi xốc, độc.
Công thức cấu tạo các sản phẩm monobromo có thể tạo thành:
CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2Br.
CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CHBr – CH3.
CH3 – CH2 – CH2 – CHBr – CH2 – CH3.
Cho các phát biểu:
- Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương.
- Tinh bột có cấu trúc phân tử mạch không phân nhánh.
- Dung dịch mantozơ có tính khử và bị thủy phân thành glucozơ.
- Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch brom trong CCl4.
- Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
phát biểu 1 sai, không thể phân biệt
phát biểu 2 sai, vì tinh bột có 2 loại, 1 loại phân nhánh, 1 loại không
ý số 3 đúng
ý số 4 đúng
ý số 5 sai, vu chúng có phân tử khối chênh lệch rất lớn (số măt xích chênh lệch lớn)
=> Đáp án C
Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt mỗi khí đựng trong hai bình riêng biệt không nhãn:metan,etlen.Giải thích viết phương trình phản ứng hóa học. Giúp mình với
ta sục qua Br2
- mất màu C2H4
- ko mất màu là CH4
C2H4+Br2->C2H4Br2
Hãy giải thích tại sao phenol có thể phản ứng được với dung dịch NaOH còn alcohol thì không phản ứng với dung dịch NaOH.
Trong dung dịch nước, phenol phân li :
C6H5OH + H2O ⇌ C6H5O- + H3O+
=> phenol là một acid yếu => Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH.
Alcohol là chất không điện li => Không có khả năng phân li như phenol nên không tác dụng với NaOH.
Cho ba chất hữu cơ A, B, C có cùng công thức phân tử là C3H6O. Chất A có mạch carbon và có phản ứng tráng bạc; chất B không có phản ứng tráng bạc nhưng có phản ứng iodoform; chất C làm mất màu nước bromine. Khi hydrogen hoá C rồi oxi hoá sản phẩm thì được A. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A, B, C theo danh pháp thay thế.
Tham khảo:
- Chất A có phản ứng tráng bạc => A có là aldehyde.
- Chất B không có phản ứng tráng bạc nhưng có phản ứng tạo iodoform => B có nhóm methyl ketone.
- Chất C làm mất màu nước bromine, hydrogen hoá C rồi oxi hoá sản phẩm thì được A => C có liên kết đôi và là alcohol bậc 1.
+ Chất A : CH3-CH2-CHO : propanal
+ Chất B : CH3-CO-CH3 : propanone
+ Chất C : CH2=CH-CH2-OH : 2-propen-1-ol
1/
a. Cho khí SO2 vào dung dịch brom và vào dung dịch hidrosunfua. Viết ptpu xảy ra, nêu hiện tượng và xác định vai trò của SO2 trong từng phản ứng. b. Giải thích vì sao có thể điều chế được nước clo nhưng không thể điều chế được nước flo.
c. Phân biệt 2 bình khí riêng biệt đựng oxi và ozon bằng phương pháp hóa học.
a)
SO2 + Br2 + 2H2O =.> 2HBr + H2SO4
SO2 đã khử Br2 có màu thành HBr không màu
Khi dẫn khí SO2 vào dung dịch axit H2S dung dịch bị vẩn đục màu vàng:
SO2 + 2H2S = 3S + 2H2O , SO2 đã oxi hóa H2S thành S
b)Khi cho clo vào nước thì: Cl2 + H2O --> HCl + HClO.
Khi cho flo vào nước thì flo do là chất oxi hóa mạnh sẽ bốc cháy trong nước nên không thể điều chế được nước clo:
2F2 + 2H2O --> 4HF + O2
c)dùng dd KI có lẫn hồ tinh bột
2KI + H20 +O3--->2 KOH +I2 + O2
a. + Cho SO2 vào dd Br2:
Ptpu: SO2 + Br2 + 2H2O \(\rightarrow\) H2SO4 + 2HBr
(chất khử)
Htg: dd Br2 bị mất màu
+ Cho SO2 vào dd H2S
Ptpu: SO2 + 2H2S \(\rightarrow\) 3S\(\downarrow\) + 2H2O
(chất oxi hóa)
Htg: dd bị vẩn đục màu vàng
b. + Điều chế được nước clo vì clo tan nhiều trong nước nhưng chỉ một phần khí clo tác dụng với nước theo ptpu:
Cl2 + H2O\(\leftrightarrow\) HCl + HClO
+ Còn Flo tan trong nước thì oxi hóa hoàn toàn nước ngay ở nhiệt độ thường theo ptpu:
4F2 + 4H2O \(\rightarrow\) 4HF + O2
Do đó F2 không thể tồn tại trong nước
c. Cho quỳ tím td với ozon và oxi, ta thấy khi quỳ tím td với ozon thì quỳ tím hóa xanh, còn oxi ko pư
pthh:
\(O_3+2KI+H_2O\rightarrow I_2+2KOH+O_2\) (oxi không có)
Do tạo ra KOH nên O3 làm xanh quỳ tím ẩm dd KI
\(2Ag+O_3\rightarrow Ag_2O+O_2\) ( oxi không có pư)
Tất cả các phản ứng điều chế O 2 có thể gọi là phản ứng phân hủy không?Hãy giải thích.
Tất cả phản ứng điều chế O 2 đều là phản ứng phân hủy vì từ 1 chất sau phản ứng tạo ra nhiều chất mới.