Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 23:49

Tham khảo

Một số ví dụ cho thấy tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta:

+ Ví dụ 1: Năm 1943, Việt Nam có 14.3 triệu ha rừng (chủ yếu là rừng nguyên sinh); đến năm 1983, diện tích rừng giảm xuống còn 7.2 triệu ha; đến năm 2021, tuy diện tích rừng đã tăng lên, đạt 14.8 triệu ha, nhưng phần lớn là rừng thứ sinh và rừng trồng mới.

+ Ví dụ 2: Số lượng các cá thể, các loài sinh vật ở Việt Nam bị suy giảm đáng kể. Nhiều loài thực vật có nguy cơ cạn kiệt, như: đinh, lim, sến, táu,… nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, như: tê giác, voi, hổ,…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
14 tháng 8 2023 lúc 23:41

Tham khảo

Thực trạng: Nước ta có hàng triệu ha đất bị thoái hoá ở các mức độ khác nhau. Biểu hiện cụ thể, là:

+ Đất bị rửa trôi, xói mòn chiếm diện tích lớn ở các vùng đồi núi do nạn phá rừng, vì vậy, đất không còn độ phì, chất dinh dưỡng cho thực vật phát triển, đất khó phục hồi.

+ Đất canh tác, nhất là đất trồng trọt bị suy giảm độ phì, bạc màu do khai thác quá mức; đất còn bị ô nhiễm do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lí,...

+ Nguy cơ đất bị hoang mạc hoá xảy ra ở một số nơi khô hạn; mặn hoá do nước biển xâm nhập ở vùng ven biển;...

- Hậu quả: Thoái hóa đất dẫn đến độ phì của đất giảm, mất chất dinh dưỡng, khiến năng suất cây trồng bị ảnh hưởng, thậm chí nhiều nơi đất bị thoái hóa nặng không thể sử dụng cho trồng trọt.

=> Kết luận: Việc ngăn chặn thoái hóa đất, nâng cao chất lượng đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo tài nguyên đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Vấn đề đô thị hóa ở Bắc Mỹ:

- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ => xuất hiện các siêu đô thị và các dải đô thị nổi bật là dải đô thị Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn.

- Các đô thị lớn của Bắc Mỹ chủ yếu tập trung phía nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương. Vào sâu trong nội địa các đô thị nhỏ và thưa thớt hơn.

 

- Tỉ lệ dân đô thị ở Bắc Mỹ cao nhất so với các châu lục khác trên thế giới (82,6% - 2020).

- Hai siêu đô thị Bắc Mỹ là Niu Ioóc và Lốt An-giơ-let.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Lê Duy Hưng
19 tháng 1 2023 lúc 19:50

- Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu: + Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu, nhất là rừng và biển tuy nhiên đang bị suy giảm.

+ Châu Âu đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học như: Thành lập khu bảo tồn, áp dụng các quy định nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản, quản lí rừng chặt chẽ.

+ Kết quả: Rừng ngày càng mở rộng, nhiều loài sinh vật được bảo tồn, trồng cây xanh hóa đô thị. 

Minh Lệ
Xem chi tiết

Vấn đề về săn bắn và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác ở châu Phi:

* Nguyên nhân 

- Việc buôn bán sừng tê giác đen và ngà voi mang lại giá trị kinh tế cao.

- Một bộ phận người dân có niềm tin hoang đường về tác dụng chữa bệnh thần kì của sừng tê giác.

 

- Sử dụng ngà voi làm đồ trang sức hay trang trí nội thất.

- Hiện nay, tê giác và voi đang dần có nguy cơ tuyệt chủng bởi nạn buôn bán trái phép nên càng trở nên quý hiếm và được truy lùng ở mọi nơi.

* Biện pháp

- Một số quốc gia thành lập các khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển để bảo vệ các loài động vật quý hiếm.

- Phần lớn các quốc gia đều có quy định rất nghiêm đối với việc săn bắn, mua bán động vật hoang dã.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên rừng A-ma-dôn hiện nay:

* Hiện trạng và nguyên nhân

- Diện tích rừng A-ma-dôn đang bị suy giảm (Năm 2016, mất khoảng 3,4 triệu ha rừng và năm 2020 mất khoảng 2,3 triệu ha rừng).

=> Nguyên nhân: Rừng A-ma-dôn được khai thác và sử dụng để canh tác nông nghiệp, khai thác khoáng sản, lấy gỗ, làm đường giao thông và phát triển thủy điện trong lưu vực sông.

- Hoạt động khai thác quá mức gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, là một trong những nguyên nhân làm biến đổi khí hậu.

- Cháy rừng làm suy giảm số lượng loài động, thực vật của rừng.

* Giải pháp

Năm 2019, các quốc gia trong khu vực đã kí Hiệp ước bảo vệ rừng A-ma-dôn với nhiều biện pháp:

- Hạn chế khai thác gỗ;

- Trồng lại rừng;

- Đẩy mạnh vai trò của cộng đồng bản địa trong phát triển bền vững;

- Hỗ trợ về tài chính để thực hiện các cam kết và sáng kiến bảo vệ rừng,…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 23:16

Tham khảo

- Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng, nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt,…. => đây là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp cũng như đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia.

- Nhiều mỏ khoáng sản đã được phát hiện và đưa vào khai thác. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng còn chưa hợp lí, công nghệ khai thác còn lạc hậu,... gây lãng phí, ảnh hưởng xấu đến môi trường và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, một số loại khoáng sản bị khai thác quá mức dẫn tới nguy cơ cạn kiệt, vì vậy cần phải sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.

- Một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản:

+ Phát triển các hoạt động điều tra, thăm dò; khai thác, chế biến; giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và cảnh quan.

+ Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

+ Phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản, hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô.

+ Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản.

Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
7 tháng 11 2023 lúc 0:48

Đặc điểm đô thị hóa ở khu vực Mỹ La-tinh

- Quá trình đô thị hóa ở Mỹ La-tinh gắn liền với quá trình nhập cư và lịch sử khai thác lãnh thổ. Các đô thị phát triển từ thế kỉ XVI sau khi thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm chiếm Mỹ La-tinh.

- Tỉ lệ dân đô thị của Mỹ La-tinh tương đối cao so với các khu vực khác của thế giới, nhất là với các nước đang phát triển.

+ Năm 1950 có khoảng 40% dân số Mỹ La-tinh sống ở đô thị; tới năm 2020, tỉ lệ dân sống ở đô thị là khoảng 80%.

+ Một số nước có tỉ lệ dân đô thị chiếm hơn 90% dân số, như: U-ru-goay, Ác-hen-ti-na,...

- Mỹ La-tinh là khu vực tập trung nhiều đô thị đông dân bậc nhất thế giới. Năm 2020, Mỹ La-tinh có khoảng 60 đô thị với số dân trên 1 triệu người, trong đó 6 siêu đô thị có trên 10 triệu dân là Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti, Bu-ê-nốt Ai-rét, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Bô-gô-ta, Li-ma.

♦ Ảnh hưởng

Đô thị hóa thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, lan tỏa lối sống đô thị trong dân cư,... nhưng cũng làm nảy sinh một số vấn đề kinh tế - xã hội.

- Tình trạng đô thị hóa tự phát gây ra các hậu quả như: thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn đề an ninh trật tự,...

Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 17:02

Tham khảo!

- Quá trình đô thị hoá ở Mỹ La-tinh gắn liên với quá trình nhập cư và lịch sử khai thác lãnh thổ. Các đô thị phát triển từ thế kỉ XVI.

- Tỉ lệ dân đô thị tương đối cao so với các khu vực khác của thế giới: năm 1950 có khoảng 40% dân số Mỹ La-tinh sống ở đô thị, năm 2020 lên tới khoảng 80%. Một số nước có tỉ lệ dân đô thị chiếm hơn 90% dân số như U-ru-goay, Ác-hen-ti-na,...

- Là khu vực tập trung nhiều đô thị đông dân bậc nhất thế giới: năm 2020,Mỹ La-tinh có khoảng 60 đô thị với số dân trên 1 triệu người, trong đó 6 siêu đô thị có trên 10 triệu dân như Xao Pao-lô (22,0 triệu), Mê-hi-cô Xi-ti (21,8 triệu), Bu-ê-nốt Ai-rét (15,2 triệu),...

- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội:

- Tích cực: Thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, lan toả lối sống đô thị trong dân cư,... 

- Tiêu cực:

+ Làm nảy sinh một số vấn để kinh tế - xã hội.

+ Đô thị hoá tự phát gây ra các hậu quả như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn để an ninh trật tự,...

Minh Lệ
Xem chi tiết

– Châu Âu rất chú trọng bảo vệ đa dạng sinh học. Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều được châu Âu bảo tồn tương đối tốt.

– Giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu: ban hành chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững, giảm thiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Vấn đề nạn đói ở châu Phi:

- Mỗi năm, có hàng chục triệu người bị nạn đói đe dọa; trong đó, vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra là nơi chịu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

- Hằng năm, rất nhiều quốc gia châu Phi phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực của thế giới.

Vấn đề xung đột quân sự ở châu Phi:

- Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng ở châu Phi.

- Nguyên nhân: mâu thuẫn giữa các bộ tộ, cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên… 

- Hậu quả: thương vong về người, gia tăng nạn đói, bệnh tật, di dân, chính trị bất ổn, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên,... tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp.

Võ Hiền Minh
19 tháng 12 2023 lúc 19:13

Giàu tài nguyên nhưng trình độ dân trí, văn minh, kinh tế kém phát triển hơn các châu khác
Do bị đàn áp, đô hộ và áp bức từ các nước thực dân.
Chưa được phát triển đúng cách, đúng hướng. Bị các nước lớn chèn ép. Không có nguồn cán bộ, kỹ thuật để phát huy tốt tiềm năng tài nguyên.
Vẫn còn lưu giữ những văn minh cổ xữa, những "yếu tố" lạc hậu không kịp thích ứng với thời đại mới.
Chưa có quan hệ kinh doanh phát triển kinh tế theo xu hướng toàn cầu hóa, Mở cửa thì có nhưng chỉ để cho các nước Phương Tây "đào mỏ"
Còn phải phụ thuộc nhiều vào các nước giàu nên khó có cơ hội tách ra đi theo con đường riêng.

-Trải qua chiến tranh và bị đô hộ kéo dài. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật.
-Trình độ dân trí thấp do ảnh hưởng của chiến tranh.

Vì người dân châu Phi không có cách khai thác hợp lý nguồn tài nguyên giàu có cộng thêm bộ máy quản lý yếu kém nên nghèo vẫn hoàn nghèo