Bài viết nhắc đến mấy điều mọi người cần làm cho Trái Đất? Đó là những điều gì?
Trong bài thơ, hình ảnh “cánh buồm” được nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?
- Hình ảnh cánh buồm được nhắc lại 2 lần chứa đựng nhiều ý nghĩa:
+ Tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão, … của bao thế hệ.
+ Tượng trưng cho tinh thần, ý chí sẵn sàng đương đầu với thử thách, đối mặt với sóng gió.
Đất là mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình.
(Trích “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” - Ngữ văn 6, tập II)
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
2. Xác định biện pháp tư từ có trong đoạn văn trên và nêu tác dụng?
2. Thông điệp mà thủ lĩnh người da đỏ gửi gắm trong đoạn văn trong đoạn văn trên là
gì?
2. Từ thông điệp đó, hãy lí giải tại sao “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” lại được xem là văn bản nhật dụng?
Nêu cảm nghĩ về câu nói của Xi-át-tơn
"Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình ...”
Các bạn có nghĩ đề này rất dễ vào bài thi không. Nếu có thì làm hộ mìk nha
À mà này, phải viết thành đoan văn nhé
Bài làm
Thủ lĩnh Xi-át-tơn đã nói đúng. Bởi vì con người ta, từ thuở khai thiên lập địa, đất chính là mẹ nuôi sống ta. Chúng ta khai thác những tài nguyên mà mẹ đất ban tặng để làm giàu cho chính mình. Trên các lục địa mấy nghìn năm trước, tổ tiên ta lập quốc, dựng thành. Mẹ đất che chở và nuôi dưỡng những mầm sống đầu tiên.
Nhưng, ta lại vô tình tước đi những gì đẹp nhất từ mẹ. Những con người với lòng tham vô đáy của họ đã ngấu nghiến đất đai, coi đất như vật mua bán. Họ lấy hết tài nguyên của đất rồi bỏ lại đằng sau những bãi hoang mạc.
Qua một giọng văn đầy sức truyền cảm và lối sử dụng phép so sánh, nhân hoá và điệp ngữ phong phú của mình, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã đặt ra một vấn đề có ảnh hưởng toàn nhân loại: Con người phải sống chan hoà với thiên nhiên, phải chăm lo và bảo vệ cho thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình.
# Chúc bạn học tốt #
Hu hu, mèn mò nãy h xog ấn gửi trả lời nó ghi là Please j j đó xog tải lại rồi mất lun. Xin lỗi vì ko lm cho bn đc. Mà cs đề này e Milk ns có trg đề cương nên ôn cho chắc. Cs này nên hướng theo kiểu nghị luận cho chắc. Hình như z.
#Sorry#
~LucMilk~
Kết thúc bài" Hịch tướng sĩ" , Trần Quốc Tuấn viết"cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta."theo em "các ngươi" đc nhắc đến ở đây là những ai và "hiểu rõ bụng ta"là hiểu điều gì?
Viết những điều em đã kể ở lớp về một người lao động trí óc thành một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu).
Gợi ý :
- Người đó là ai, làm nghề gì?
- Người đó hằng ngày làm những việc gì?
- Người đó làm việc như thế nào?
Cô Thảo ở cạnh nhà em là một bác sĩ nhi khoa. Hiện có đang công tác tại bệnh viện Nhi Dồng. Mỗi ngày cô đều xách chiếc cặp đi làm từ sớm và đến tối mịt mới về. Có những lúc mưa gió, cô vẫn đội áo mưa đi làm. Ba bảo, tại bệnh nhân đang cần cô. Có lần theo cô giáo vào bệnh viện thăm bạn Trung bị ốm, em thấy cô Thảo đi khám cho các bạn nhỏ. Cô Thảo đến từng giường ân cần hỏi han, dặn tỉ mỉ các bạn nên ăn thứ gì, kiêng thứ gì, uống thuốc ra sao. Có lúc, cô lại nói những câu hóm hỉnh để chọc cho các bạn cười. Nhìn cô Thảo làm việc, em hiểu rằng có không chỉ làm vì trách nhiệm mà còn vì lòng yêu thương của cô đối với bệnh nhi.
PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ
Những giọt nước bé nhỏ
Những hạt bụi đang bay
Đã làm nên biển lớn
Và cả trái đất này
Cũng thế, giây và phút
Ta tưởng ngắn, không dài
Đã làm nên thế kỷ
Quá khứ và tương lai
Những sai lầm bé nhỏ
Ta tưởng chẳng là gì
Tích lại thành tai hoạ
Làm chệch hướng ta đi
Những điều tốt nhỏ nhặt
Những lời nói yêu thương
Làm trái đất thành đẹp
Đẹp như chốn Thiên Đường
Câu 1: Chỉ ra những điều bé nhỏ được tác giả nhắc đến trong bài thơ
Câu 2: Theo tác giả ,mối quan hệ giữa những điều nhỏ bé và những điều lớn lao là gì? Anh chị tâm đắc nhất với phát hiện nào của người viết trong bài thơ?
Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ .
Câu 4: Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả ở khổ 3:"Những sai lầm nhỏ bé...Làm ta chệch hướng đi." không? Vì sao?
PHẦN LÀM VĂN:
Từ nội dung bài thơ ở phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ )trình bày quan niệm của mình về ý nghĩa của "những điều tốt nhỏ nhặt" trong cuộc sống.
Bài thơ bài ca về trái đất bộc lộ khát vọng về những điều gì đẹp đã trên trái đất than yêu của chúng ta : các bạn phải viết ít nhất 1 trang nhé
Gợi ý tìm hiểu bài
1. Trái Đất đẹp như một quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh; có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vượt sóng biển.
2. 2 câu thơ cuối khổ 2
Màu hoa nào cũng quí cũng thơm!
Màu hoa nào cũng quí cũng thơm!
Mỗi loài hoa tuy có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quí, cũng thơm cả. Ý chỉ trên trái đất này dù khác nhau màu da tiếng nói nhưng cũng đều bình đẳng cũng đều đáng quí, đáng yêu cả.
3. Để giữ bình yên cho trái đất chúng ta phải chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, bom hạt nhân. Phải hiểu rằng chỉ có hòa bình, tiếng hát, tiếng cười mới đem lại sự hòa bình và trẻ mãi không già của trái đất này.
Nội dung: Kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Trong bài " Đất nước " của nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
Nước chúng ta,
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong
Những buổi ban trưa vọng nói về
Em hiểu những câu thơ trên như thế nào ? Hai dòng thơ cuối muốn nhắc nhở ta điều gì ?
Hãy viết một đoạn văn nói lên điều đó
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng về.
Từ câu một đến câu ba là khúc dạo đầu của một bản đàn:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa.
Nguyễn Đình Thi cảm nhận về đất nước thân yêu của mình bắt đầu từ buổi sáng tinh khiết của mùa thu. Trời thu mát mẻ, trong trẻo “mùi hương cốm mới” hòa quyện trong những làn gió nhẹ mơn man gợi cảm giác thi vị và cũng gợi cho chúng ta nhớ đến hương vị thơm ngon của lúa nếp trong câu thơ của Hoàng cầm "Quê hương ta lúa nếp thơm nồng" (Bên kia sông Đuống). Từ mùa thu nơi núi rừng Việt Bắc, mùa thu độc lập, tự do, mùa thu của quê hương cách mạng, Nguyễn Đình Thi đưa điểm nhìn về “Những ngày thu đã xa”. Có thể nói, nhà thơ chỉ:
Vặn đàn mấy tiếng dạo qua
Dẫu chưa nên khúc tình đã thoảng bay.
Lòng tác giả nhớ về mùa thu Hà Nội:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Khung cảnh Hà Nội hiện lên thật đẹp, bàng bạc chất thơ. Tiết trời chỉ “chớm lạnh”- cái lạnh rất đặc trưng của Hà Nội ba mươi sáu phố phường. Cái lạnh làm rung động hồn người. Cái lạnh gợi thi hứng khác hẳn cái lạnh lẽo của mùa đông. Những cơn gió heo may xao xác đầu mùa rải trên đường phố tĩnh lặng làm cho phố phường dài hơn, rộng hơn. “Xao xác” là từ láy được nhà thơ dùng “rất đắt”. Đặc biệt những tia nắng hanh vàng soi trên “thềm nắng lá rơi đầy” gợi được thần sắc riêng biệt của vẻ đẹp mùa thu. Chính vì Hà Nội luôn ở nơi hồng trái tim của Nguyên Đình Thi nên nhà thơ mới miêu tả đúng vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội như thế. Tuy nhiên, cảnh sắc ấy dưới điểm nhìn của tác giả có chút xao xuyến, bâng khuâng, buồn lặng lẽ. Nhưng không thể vui được khi Hà Nội vẫn còn bóng dáng của quân cướp nước, bán nước. Cho nên, "Người ra đi đầu không ngoảnh lại". Câu thơ đã vẽ lên bức chân dung tự họa của thi sĩ Nguyễn Đình Thi. Tâm trạng người ra đi mang nặng niềm thương mến, vấn vương. Vì lý trí nhắc nhở trách nhiệm của người công dân nên “Người ra đầu không ngoảnh lại”.Còn tình cảm có sự lưu luyến với nếp sống quen thuộc trong căn nhà bé nhỏ và nỗi nhớ nhung Hà Nội bốn ngàn năm văn hiến. Vì vậy, nhà thơ "đầu không ngoảnh lại " nhưng tâm hồn thì không thể không ngoảnh lại:
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Nếu như mùa thu Hà Nội gợi cảm, thoáng nét buồn trong khung cảnh biệt li thì mùa thu Việt Bắc tràn ngập niềm vui:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Câu thơ “Mùa thu nay khác rồi”vừa là câu chuyển đoạn, chuyển ý vừa nói lên sự biến chuyển trong nhận thức về lòng yêu nước của Nguyễn Đình Thi. Ớ đây, niềm vui giữa chủ thể và khách thể có sự vang ứng, cộng hưởng. Nhà thơ đứng giữa thiên nhiên đẹp đến hai lần mà cất tiếng reo vui. Nghệ thuật nhân hóa tu từ đã giúp cho những cảnh vật đơn sơ trở nên có hồn và gần gũi với con người. Nhà thơ nhìn rừng tre thấy nó cũng vui; nhìn trời thu thấy nó vừa xanh vừa trong, vừa "thay áo mới" vừa "nói cười thiết tha" như chưa bao giờ được nói cười một cách tự do, thoải mái như thời điểm này. Chúng ta dễ thấy nhân vật có sự thay đổi lớn. Trước đây, nhân vật “tôi”có cái nhìn còn hẹp, chỉ quẩn quanh nơi đường phố, thềm nhà. Bây giờ, nhân vật “tôi” có cái nhìn rộng lớn bao quát cả núi đồi, rừng tre, trời thu, cánh đồng, dòng sông... Có thể nói, cái nhìn của nhân vật ít nhiều giống với cái nhìn của nhân vật Độ trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. Đó là cái nhìn của những trí thức, văn thi sĩ nhập cuộc, đứng trong lòng cuộc kháng chiến, tin tưởng vào tương lai của cuộc kháng chiến và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Vậy nên, cái của nhà thơ (chủ thể) đã hòa quyện vào cái chung rộng lớn vui tươi (khách thể).
Hơn nữa, đối với nhà thơ, niềm vui được giải phóng như được nhân lên theo cấp số nhân:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp và liệt kê cùng với nhịp điệu khẩn trương, khỏe khoắn, hồ hởi, sôi nổi cách dùng nhiều tính từ, cách chọn vần âm vang: “a -at” đã nhấn mạnh niềm tự hào mãnh liệt của nhà thơ khi được làm chủ đất nước. Vì đất nước đã độc lập, tự do nên trời xanh, núi rừng, cánh đồng, dòng sông đều trở về ta. Trước đây, Nguyễn Đình Thi chưa có được những phút giây vui mừng, hạnh phúc đến thế. Trong Bài thơ Bắc Hải, khi phản ánh tâm trạng người tha hương, nhà thơ ghi nhận những nét sâu xa của tình yêu một đất nước bằng ngòi bút khổ đau:
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Nhớ Hải Phòng, nơi gắn liền với tuổi thơ ngây, hồn nhiên của mình, nhà thơ vẫn không quên được quá khứ đau thương của đất cảng:
Quán Bà Mau, ngõ Ba Chìa, Bến Đá
Chợ Cột Đèn, Chợ Sắt, chợ đưa người
Những tên gọi sao mà vất vả
Chẳng khác lênh đênh những cuộc dời.
(Nhớ Hải Phòng)
Do đó, trong điểm nhìn hiện tại, đất nước hiện lên trong đôi mắt chan chứa yêu thương của Nguyễn Đình Thi rất màu mỡ, phì nhiêu, dài rộng, bát ngát, duyên dáng và giàu tiềm năng.
Từ niềm vui lan tỏa không gian, mạch thơ chuyển sang suy tư trên mạch thời gian.
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, từ hiện tại, nhà thơ nhớ về quá khứ hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang, oanh liệt, hào hùng, chói lọi của dân tộc ta.
Hai câu thơ:
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Là một sự khám phá về nghệ thuật sâu sắc, độc đáo của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Từ “rì rầm” vừa miêu tả cảm nhận bằng thính giác, vừa miêu tả cảm nhận bằng linh giác. Đồng thời đó cũng là tiếng gọi của quá khứ “hồn núi sông ngàn năm” thiêng liêng trở về hiện tại. Mặt khác, nhà thơ còn nói lên được hai đặc tính quý báu của ông cha ta là: không bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước kẻ thù, trước nghịch cảnh (những người chưa bao giờ khuất) và luôn quan tâm đến thế hệ mai sau “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất” để chuyện trò to nhỏ, đều đều, nhắc nhở con cháu không dứt lời. Đó cũng chính là hai đặc tính rất đáng nâng niu, trân trọng của một dân tộc anh hùng, hiên ngang, kiên cường, nhân ái, giản dị, cần cù, chất phác. Hai đặc tính này, sau đó, được nhiều nhà thơ, nhà văn khai thác. Nhà thơ Huy Cận đã viết:
Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững
Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa
Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa.
Tóm lại, bằng một hồn thơ đất nước rộng mở, bằng tình cảm mạnh mẽ, bằng điếm nhìn từ quá khứ đến hiện tại và từ hiện tại về quá khứ, bằng các thủ pháp nghệ thuật độc đáo, Nguyễn Đình Thi vừa miêu tả được nét đẹp tuyệt vời của đất nước Việt Nam trăm quý ngàn yêu, hết lời ca ngợi đất nước, vừa bày tỏ được cảm hứng về đất nước và dân tộc anh hùng một cách nhất quán, chân thành.
câu 1: Kết thúc bài" Hịch tướng sĩ" , Trần Quốc Tuấn viết"cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta."theo em "các ngươi" đc nhắc đến ở đây là những ai và "hiểu rõ bụng ta"là hiểu điều gì?
câu 2 : Hãy cho biết, theo mục đích nói,câu : "Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt , đau xót biếtt chừng nào !" thuộc kiểu câu gì và thực hiện hành động nói nào?
Mong mn giúp mình ạ mình cảm ơn
trong bài Đất nước , nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
Nước chúng ta ,
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về .
Em hiểu những câu thơ trên thế nào ? Hai dòng thơ cuối muốn nhắc nhở chúng ta điều gì
Đây là Online Math,chứ không phải văn
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, từ hiện tại, nhà thơ nhớ về quá khứ hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang, oanh liệt, hào hùng, chói lọi của dân tộc ta.
Hai câu thơ:
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Là một sự khám phá về nghệ thuật sâu sắc, độc đáo của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Từ “rì rầm” vừa miêu tả cảm nhận bằng thính giác, vừa miêu tả cảm nhận bằng linh giác. Đồng thời đó cũng là tiếng gọi của quá khứ “hồn núi sông ngàn năm” thiêng liêng trở về hiện tại. Mặt khác, nhà thơ còn nói lên được hai đặc tính quý báu của ông cha ta là: không bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước kẻ thù, trước nghịch cảnh (những người chưa bao giờ khuất) và luôn quan tâm đến thế hệ mai sau “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất” để chuyện trò to nhỏ, đều đều, nhắc nhở con cháu không dứt lời. Đó cũng chính là hai đặc tính rất đáng nâng niu, trân trọng của một dân tộc anh hùng, hiên ngang, kiên cường, nhân ái, giản dị, cần cù, chất phác. Hai đặc tính này, sau đó, được nhiều nhà thơ, nhà văn khai thác.
CÙNG IDOL ĐÓ