Đóng vai một người dân Tây Nguyên, giới thiệu những hoạt động chung thường diễn ra ở nhà rông.
Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu với khách tham quan một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở
Gợi ý:
a. Em có thể giới thiệu những nội dung gì?
- Giới thiệu chung về cảnh đẹp:
- Những điểm nổi bật của cảnh:
- Hoạt động của con người:
b. Đề bài nói sinh động, hấp dẫn, em có thể sử dụng những phương tiện hỗ trợ nào?
Nhắc đến Huế chúng ta không thể không nhắc tới dòng sông Hương đẹp say mê lòng người. Dòng sông Hương khởi nguồn từ dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, mang cái thơ mộng, thanh trong về với Thừa Thiên- Huế. Hai bên bờ sông là những hàng cây lâu năm như phượng, bằng lăng, bàng... Khi xuân tới, tất cả cùng trổ ra những búp non xanh mơn mởn, nhựa sống như tràn ra mọi ngóc ngách quanh sông. Hè về, những cây phượng nở hoa đỏ cả một góc, bằng lăng cũng tím cả một trời. Hai màu tím, đỏ kết hợp với nhau, làm nền cho nhau khiến bờ sông rực rỡ, thu hút bao nhà nhiếp ảnh. Vào chiều thu, lá vàng khẽ rơi, trên các bãi cỏ ven sông, thấp thoáng một vài người câu cá và các cụ già đang cùng nhau chơi một ván cờ tướng, sông lúc ấy trông bình dị, hiền hòa lắm. Đông về, cây cối xác xơ, làn gió hanh lướt qua khẽ rung các cành khẳng khiu, nhưng trên lối đi, các cặp đôi vẫn nắm tay nhau, ngắm mặt sông phẳng lặng như gương khiến con sông đẹp, có sức sống hơn. Bờ sông đã đẹp, mặt sông càng đẹp hơn. Nước trong sông mùa nào cũng đầy ăm ắp, trong xanh và phẳng như mặt gương soi bóng bầu trời và khung cảnh ven sông. Lòng sông rộng, thỉnh thoảng một vài làn gió nhẹ thổi qua, những gợn sóng lăn tăn xô đẩy nhau như chơi trò đuổi bắt tới tận bờ bên kia sông. Mùa đông, sông mang trên mình chiếc áo xám như bầu trời. Tới mùa xuân, chiếc áo ấy được thay bằng màu hồng thướt tha như tà áo của người thiếu nữ mới lớn, trông dịu dàng đằm thắm lắm. Khi hè về, bộ cánh của sông rực rỡ, trẻ trung như người con gái hồn nhiên, lơ đãng ngắm nhìn phố Huế thơ mộng. Thu về, chiếc áo xanh trong mà bầu trời mang tới cho sông khiến nó đẹp lạ. Dù là mùa nào đi chăng nữa, sông vẫn mềm mại như một dải lụa vắt ngang qua quê em. Sông Hương đẹp, đằm thắm như con người nơi xứ Huế mộng mơ này. Vì vậy mà mọi hoạt động của người dân ở đây đều mang nét hài hòa đặc trưng. Nhất là khi đi thuyền Rồng trên sông, nghe câu Nam Ai, Nam Bình, nghe nhịp phách tiền, đàn tranh,... Hay ngắm bầu trời vào đêm trăng sáng khi đang ngồi ven sông, và ngắm hoàng hôn trên chiếc cầu bắc qua sông... Những khi ấy tâm hồn em như hòa vào làm một với con sông. Em như nghe văng vẳng tiếng chuông chùa Thiên Mụ, tiếng lòng sông ngân nga những câu dặm, câu ca ngọt ngào,... Ngắm con sông quê trong một ngày chủ nhật, em chợt nhớ tới tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường, và các tác phẩm văn chương khác nữa viết về con sông Hương. Con sông quê đã đi vào những áng văn muôn đời bất hủ, cũng như là minh chứng cho vẻ đẹp vĩnh cửu của nó vậy.
Rừng được hình thành một cách tự nhiên, chưa có tác động của con người gọi là rừng sinh.
Câu hỏi 9:
Tên ngôi nhà là nơi sinh hoạt của người dân Tây Nguyên được gọi là “Nhà Rông”
Thôi ngay cái kiểu hay lấy bài trên trạng nguyên
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
a, Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng ................
b, Những ngày lễ hội , đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên ................ để múa hát.
c, Để tránh thú dữ , nhiều dân tộc miền núi thường làm ................ để ở.
d, Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc .................
( nhà rông, nhà sàn, Chăm, bậc thang)
a, Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang.
b, Những ngày lễ hội , đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà rông để múa hát.
c, Để tránh thú dữ , nhiều dân tộc miền núi thường làm nhà sàn để ở.
d, Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc Chăm.
( nhà rông, nhà sàn, Chăm, bậc thang)
Tên ngôi nhà là nơi sinh hoạt......... của người dân Tây Nguyên được gọi là “Nhà Rông”
ai giúp mk cho 1 tick nha
đóng vai là 1 hướng dẫn viên du lịch , em hãy đưa mọi người đến thăm và giới thiệu về địa điểm danh lam thắng cảnh của Tây Nguyên
Đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn.
- Vật liệu làm khèn
- Những liên tưởng, tưởng tượng gợi ra từ hình dáng cây khèn.
Khèn của người Mông chúng tôi được chế tác bằng gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Sáu ống trúc tượng trưng cho tình anh em tụ hợp. Chúng được xếp khéo léo, song song trên thân khèn. Nhìn và tưởng tượng thêm một chút thấy chúng như dòng nước đang trôi. Dòng nước đó chở thứ âm thanh huyền diệu, chảy mãi từ nguồn lịch sử cho đến tận bến bờ hiện tại.
Đọc thông tin và kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy:
• Cho biết tại sao rừng có vai trò quan trọng đối với tự nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của người dân ở vùng Tây Nguyên.
• Nêu một số biện pháp bảo vệ rừng ở vùng Tây Nguyên.
Tham khảo
- Rừng có vai trò rất lớn đối với tự nhiên của vùng Tây Nguyên:
+ Rừng giữ đất, giữ nước, điều hoà khí hậu và hạn chế thiên tai.
+ Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật.
- Bên cạnh đó, rừng còn cung cấp gỗ, nguyên liệu, dược liệu cho đời sống và hoạt động sản xuất.
*Một số biện pháp bảo vệ rừng ở vùng Tây Nguyên
- Ngăn chặn tình trạng phá rừng;
- Khai thác rừng hợp lí;
- Giao đất, giao rừng cho người dân chăm sóc, bảo vệ:…
câu 1: hãy giới thiệu tại sao trong thời kì Pháp thuộc đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc và Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn ?
câu 2: nêu cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu ? bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống ?
câu 3:
a) nêu cấu tạo và chức năng của da ? chức năng nào là quan trọng nhất ? vì sao ?
b) có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn nhổ bỏ lông mày, dùng bút chỉ kẻ lông mày tạo dáng không ? vì sao ?
câu 4: hãy nêu các biện pháp vệ sinh da và giải thích có cơ sở khoa học của các biện pháp đó ?
1. tham khảo
Trong tro của cỏ tranh có một số muối khoáng tuy không nhiều và chủ yếu là muối kali.Vì vậy,việc ăn tro cỏ tranh chỉ là biện pháp tạm thời chứ không thể thay thế hoàn toàn muối ăn hằng ngày
2. tham khảo
nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, ...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
-Cấu tạo:
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận gồm hai quả với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
3. tham khảo
1. Cấu tạo của daCấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.
a. Lớp biểu bì
Gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.
Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:
Nhà rông ở Tây Nguyên
Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền và chắc như lim, gụ, sến, táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái.
Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hoàn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.
Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng.
Gian thứ ba là nơi ngủ của thanh niên. Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập trung tại nhà rông để bảo vệ buôn làng.
- Rông chiêng : một điệu múa của đồng bào Tây Nguyên.
- Nông cụ : đồ dùng để làm ruộng (cuối, cày, bừa,. liềm, hái…)
Em hãy cho biết gian đầu nhà rông thờ gì?
A. Thờ thần Đất
B. Thờ thần làng
C. Thờ các già làng đã qua đời
B. Thờ thần làng
đóng vai người dẫn chương trình để giới thiệu 1 cảnh sinh hoạt : đi chợ
Bạn tham khảo nhé
Vào ngày rằm hàng tháng, trên ngọn đồi nhỏ cuối làng em lại diễn ra phiên chợ quê. Tuy không to lớn, hoành tráng như những trung tâm thương mại trên thành phố, nhưng nó vẫn có vẻ đẹp và sức hút riêng biệt, khó mà trộn lẫn.
Gọi là phiên chợ, nghĩa là đây là hoạt động mua bán thường niên của người dân. Tuy vậy, chẳng có bất kì gian nhà hay biển hiệu gì cả. Tất nhiên cũng không có chương trình quảng cáo nào. Thế nhưng, như một tín hiệu ngầm, cứ ngày rằm mỗi tháng, người người lại kéo nhau về đây. Phần là để mua bán, mua sắm, nhưng cũng có phần là để chung vui, hòa mình vào không khí đông vui của phiên chợ.
Trên bãi cỏ, những sạp hàng được bày bán trên những tấm bạt. Thêm một cái mái che đơn sơ, vài chiếc ghế gỗ thấp nhỏ, ấy là đã có một gian hàng nóng hổi ra lò. Tuy là phiên chợ quê, nhưng đồ được bày bán ở đây vô cùng phong phú và đa dạng, không chỉ giới hạn ở những món “quà quê”. Từ rau củ, thịt thà, đến bánh kẹo, áo quần, đồ dùng gia đình, đồ chơi, đến cả đồ trang sức… Cái gì cũng có cả. Vô vàn những mặt hàng đủ màu sắc, kiểu dáng bày la liệt trên ngọn đồi, khiến người xem phải lóa cả mắt. Nếu không quen thuộc với phiên chợ, thì bị lạc sẽ là điều hiển nhiên. Ngoài hoạt động mua bán quen thuộc, thì đến với phiên chợ, mọi người còn có thể ăn uống những món ngon, lạ, được xem biểu diễn văn nghệ, xiếc bởi gánh hát rong. Rồi còn được chơi đu quay, đá cầu, chọi dế… Thậm chí, phiên chợ còn có thể là nơi để cho những đôi nam thanh nữ tú hẹn hò. Tất cả mọi người cứ thế hòa vào phiên chợ, nói nói cười cười. Bầu không khí ngày càng sôi động, rộn ràng. Trên khuôn mặt ai cũng là nụ cười vui sướng. Người bán vui cười xởi lởi, người mua thỏa mãn, hài lòng. Kẻ đến chơi thì thích thú, phần khởi, và những kẻ “nghe danh mà đến” cũng phải gật đầu khen hay.
Cứ như thế, mỗi tháng một lần phiên chợ lại xuất hiện ở địa điểm cũ. Nó không chỉ là một khu chợ, giúp mọi người được buôn bán, mua sắm mọi mặt hàng mà không cần đi đến nơi xa. Mà phiên chợ ấy, còn như là một biểu tượng tinh thần, in dấu trong lòng người dân quê. Để dù có đi xa, thì vẫn nhớ mãi, hình ảnh phiên chợ quê đông vui, tấp nập, giống như nhớ về những cây đa, giếng nước, sân đình
Tham khảo dàn ý bạn có thể dựa vào nha :
1. Mở bài
Giới thiệu về cảnh sinh hoạt sẽ được tả.
2. Thân bài
Tả bao quát khung cảnh sinh và ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt.Tả cụ thể cảnh sinh hoạt theo trình tự thời gian, hoạt động cụ thể của những người tham gia.Thể hiện cảm xúc khi quan sát, chứng kiến hoặc tham gia cảnh sinh hoạt.3. Kết bài
Nêu suy nghĩ, đánh giá của người viết về cảnh sinh hoạt.
Tham khảo :
Hằng ngày, vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, mọi người trong gia đình em lại có một khoảng thời gian ý nghĩa để quây quần bên nhau.
Từ những ngày giáp Tết, trên đường phố đã đông đúc người qua lại. Những khu chợ rộn nhịp tiếng nói của người mua người bán. Chợ hoa Tết rực rỡ sắc màu của trăm loài hoa khoe sắc. Những cây đào, cây mai, cây quất đã trở thành biểu tượng của dịp Tết cổ truyền dân tộc.
Gia đình em cũng háo hức chuẩn bị đón Tết. Đặc biệt là vào đêm ba mươi Tết, cả nhà em lại sum vầy bên mâm cơm giao thừa. Cả gia đình vừa ăn uống, vừa trò chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong một năm vừa qua. Đêm giao thừa cả nhà ngồi xem chương trình “Táo Quân”. Đến đúng mười hai giờ, em cùng với chị gái lên tầng để xem pháo hoa. Màn pháo hoa rực rỡ khiến cho người xem cảm thấy xao xuyến. Khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đem đến cho con người những cảm xúc thật đẹp đẽ.
Sau đó, em cùng với chị gái đến chúc Tết ông bà, bố mẹ. Cả hai còn nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Những lời chúc mừng năm mới mong cho một năm may mắn, an khang và thịnh phượng. Một ngày cuối cùng của năm cũ đã qua đi với niềm hạnh phúc.
Em rất yêu ngày tết. Bởi Tết đã đem đến cho con người thật nhiều khoảng thời gian ý nghĩa bên gia đình thân yêu của mình.