Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 11 2017 lúc 8:29

Không được, vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tách mỗi vế câu thành 1 câu đơn (kể cả trong trường hợp bỏ quan hệ từ hễ, thì sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa).

Bình luận (0)
Tsukino Usagi
Xem chi tiết
Phạm Thu Uyên
18 tháng 11 2016 lúc 21:01

''Mĩ đánh cả nước, cả nước đánh Mĩ'' . hai vế đc ngăn cách bởi dấu phẩy nên có thể tách thành câu đơn , tuy nhiên như vậy sẽ khiến câu rời rạc, ít biểu cảm hơn. cũng k nên đảo trật tự các vế câu sẽ bị hiểu sai nghĩa

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 10 2017 lúc 12:03

- Câu ghép:

Trời// xanh thẳm, biển// cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.

Trời// rải mây trắng nhạt, biển// mơ màng dịu hơi sương.

Trời// âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.

Trời// ầm ầm dông gió, biển// đục ngầu giận dữ

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép trên: quan hệ nhân quả. Sự thay đổi của trời dẫn tới sự thay đổi của nước.

   + Vế một là sự thay đổi màu sắc của trời dẫn đến kết quả biển thay đổi màu sắc.

b, Câu ghép:

Buổi sớm, mặt trời// lên ngang cột buồm, sương//tan, trời// mới quang.

Buổi chiều, nắng// vừa nhạt, sương// đã buông nhanh xuống biển.

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ đồng thời.

   + vế một nêu lên sự thay đổi của mặt trời, vế hai nêu sự thay đổi đối ứng của sương.

- Không thể tách các vế câu trên thành câu đơn, sẽ làm mất đi quan hệ ý nghĩa vốn luôn song hành (nguyên nhân- kết quả)

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 2 2019 lúc 11:34

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép thứ hai là quan hệ giả thuyết- kết quả. Không thể tách mỗi vế của câu ghép thành câu đơn:

   + Hai vế liên kết với nhau chặt chẽ, mỗi vế chỉ là một ý chưa trọn vẹn

   + Cặp từ hô ứng nếu…thì

b, Nếu tách vế câu ghép 1 và 3 thành những câu đơn thì lời nói của nhân vật rời rạc, không diễn đạt hết sự tha thiết, liền mạch, khẩn khoản trong lời nói và hành động của nhân vật chị Dậu.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 9 2017 lúc 4:33

- Hai câu ghép:

   + "Việc thứ nhất: lão thì già…trông coi nó"

   + "Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi… hàng xóm gì cả"

- Ta có thể tách mỗi vế của câu ghép dài phía trên thành những câu đơn, vì mỗi vế diễn đạt trọng vẹn một ý biểu đạt.

- Xét về mặt biểu hiện, các câu ghép dài như trên có tác dụng:

   + Diễn đạt chuẩn xác mối băn khoăn, trăn trở, sự lo nghĩ nhiều của nhân vật

   + Phù hợp với tâm lý và cách nói của người già

   + Lão Hạc có thể nói gọn hết những suy nghĩ, lo toan cẩn thận của lão trong hai câu vỏn vẹn.

Bình luận (0)
Phan Nghĩa
Xem chi tiết
Đỗ Thị Lan Dung
8 tháng 1 2018 lúc 18:32

1 Câu ghép là :

-Trời xanh thẳm,biển cũng xanh thẳm,như dâng cao lên chắc nịch.

-Trời rải mây trắng nhạt,biển mơ màng dịu hơi sương.

- Trời âm u mây mưa,biển xám xịt nặng nề.

-Trời ầm dông gió,biển đục ngầu,giận giữ...

-Biển nhiều khi rất đẹp,ai cũng thấy như thế

Bình luận (0)
Hạ Băng
8 tháng 1 2018 lúc 18:28

bài 1

Trong đoạn văn trên có những câu ghép là:

Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ…Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế

Xác định các vế câu trong từng câu ghép: (Chủ ngữ - viết tắt là CN, vị ngữ - viết tắt là VN) 

Trời / xanh thẳm, // biển /  cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.

CN        VN           CN           VN

Vế 1                            Vế 2

Trời / rải mây trắng nhạt,// biển /  mơ màng dịu hơi sương.

    CN        VN                  CN           VN

       Vế 1                            Vế 2

Trời / âm u mây mưa,// biển / xám xịt, nặng nề.

    CN        VN                  CN           VN

       Vế 1                            Vế 2

Trời / ầm ầm dông gió, // biển / đục ngầu, giận dữ

     CN        VN                      CN           VN

 Vế 1                               Vế 2

Biển / nhiều khi rất đẹp,// ai / cũng thấy như thế.

    CN        VN                    CN           VN

         Vế 1                            Vế 2

bài 2

Không thể tách mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ghép nói trên thành một câu đơn được .Vì mỗi vế câu ghép thể hiện một  ý có quan hệ chặt chẽ với ý những vế câu khác .Tách mỗi vế câu thành 1 câu đơn sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc , không gắn kết với nhau về mặt nghĩa.

bài 3

Trả lời:
a. Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc.
b. Mặt trời mọc, ánh nắng trải vàng cả cánh đồng quê em
c. Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh tham lam và lười biếng
d. Vì trời mưa to nên em đi học muộn.

Bình luận (0)
Hoàng Đình Huy
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 10 2017 lúc 2:40

a, Viết hai câu trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ.

+ Nó đi chơi những hai ngày à? (câu dùng trợ từ và tình thái từ)

+ Trời ơi, chính nó là người tiết lộ bí mật! ( dùng trợ từ và thán từ)

b, Câu ghép trong đoạn trên:

- Pháp/ chạy, Nhật/ hàng, vua Bảo Đại/ thoái vị.

- Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn. Nếu thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.

c, Câu ghép

+ Chúng ta/không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào (cũng như) ta/không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.

+ Có lẽ tiếng Việt của chúng ta/ đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay/ là cao quý, vĩ đại nghĩa là rất đẹp.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 4 2019 lúc 5:53

a) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện. Để thể hiện rõ mối quan hệ này, không nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn.

b) Trong các câu ghép còn lại, nếu tách các vế câu thành một câu đơn thì hàng loạt câu ngắn đứng cạnh nhau như vậy có thể giúp ta hình dung là nhân vật nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào. Trong khi đó cách viết của Ngô Tất Tố gợi ra cách nói kể lể, van vỉ thiết tha của chị Dậu.

Bình luận (0)
Phan Kiều Linh
Xem chi tiết
Choo Hi
17 tháng 11 2016 lúc 21:14

Trên lớp cô cho bọn mk 1 cái ví dụ như thế này: "Mĩ đánh cả nước, cả nước đánh Mĩ." Hai vế của câu ghép này được ngăn cách bởi dấu phẩy nên có thể tách đc, tuy nhiên ko nên vì như vậy sẽ khiến cho câu rời rạc, ít biểu cảm hơn. ( Thử tách thành 2 câu riêng)

Ngoài ra ko nên đảo trật tự các vế câu vì sẽ bị hiểu sai nghĩanữa nhé:( Mĩ đánh cả nc nên cả nước đấu tranh chống lại). nếu đảo vế thì sẽ ngược, sai nghĩa dễ hiểu nhầm

Bình luận (1)