Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Đạt
23 tháng 10 2023 lúc 11:56

a) Nháy đúp vào biểu tượng  trên màn hình nền để khởi động phần mềm trình chiếu.

b) Kích chuột vào biểu tượng  để mở trang trình chiếu đã lưu  Chọn tên trang trình chiếu  Open.

c) Nháy chuột vào biểu tượng trên thẻ slide show để trình chiếu.

d) Kích chuột vào các trang cần chỉnh sửa, sau đó lưu lại.

e) Kích chuột vào biểu tượng để thoát khỏi MS Power Point.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
27 tháng 12 2023 lúc 11:10

Đáp án: A. Từng bước hoàn thiện bản thân

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
27 tháng 12 2023 lúc 11:12

Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:

- Về nghệ thuật:

+ Truyện gần như không có cốt truyện với nhiều tuyến và nhiều khóm nhân vật hoạt động.

+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng "tôi".

-   Về nội dung: Những câu chuyện xảy ra trong khủng cảnh quê hương với đề tài xây dựng chế độ xã hội mới.

Căn cứ vào nội dung văn bản, em có thể khẳng định như vậy.

Bình luận (0)
Thanh Huyền
Xem chi tiết
qwerty
19 tháng 6 2016 lúc 8:52

a) Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).

b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật

• Thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

– Đất đỏ ba dan và khí hậu cận xích đạo phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm:

Đất ba dan có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển các nông trường và các vùng chuyên canh với quy mô lớn.
Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4 – 5 tháng). Mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để sấy khô sản phẩm.
 Tây Nguyên là cao nguyên xếp tầng do ảnh hưởng của độ cao khác nhau, bên cạnh các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) còn có thể trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè).
– Về kinh tế – xã hội:

 Thị trường (trong nước và ngoài nước) về sản phẩm cây công nghiệp đang được mở rộng.
 Hệ thống thủy lợi đang được đẩy mạnh phát triển. Giống cây công nghiệp lâu năm đang dần được thay đổi với chất lượng và năng suất cao.
 Người dân có kinh nghiệm.
 Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến.
Công nghiệp chế biến và mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư xây dựng.
• Khó khăn trong việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

 Mùa mưa đất đai dễ bị xói mòn, mùa khô thì thiếu nước.
 Điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học – kĩ thuật, thiếu vốn đầu tư. Mức sống của nhân dân còn thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nhất là mạng lưới giao thông vận tải, các cơ sở công nghiệp chế biến còn hạn chế.

------------------------

Lâm nghiệp là thế mạnh của Tây Nguyên vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên là 60% với nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến…. nhiều chim thú quý như voi, bò tót, gấu,… Tây Nguyên được ví là “kho vàng xanh” của nước ta.

Trong những năm gần đây nạn phá rừng gia tăng làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loài gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.

-Ý nghĩa về môi trường sinh thái : Việc khai thác kết hợp với bảo vệ rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm, còn có tác dụng điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.

– Ý nghĩa về kinh tế: Tây Nguyên có diện tích rừng và độ che phủ đứng đầu trong cả nước vì vậy việc khai thác đi đôi với bảo vệ rừng ở Tây Nguyên sẽ tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp giấy và cho xuất khẩu. Hơn nữa, nếu không biết bảo vệ rừng thì một ngày nào đó nguồn khai thác sẽ cạn kiệt

Bình luận (0)
CÔNG CHÚA THẤT LẠC
13 tháng 4 2017 lúc 17:45

1) Phân tích các thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

a) Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).

b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật
2) Tại sao ở vùng này cần kết hợp khai thác với bảo vệ vốn rừng?
– Rừng bị tàn phá, làm giảm nhanh độ che phủ, tác động tiêu cực đến tính đa dạng sinh học, môi trường…
– Việc khai thác rừng chưa hợp lí (xuất khẩu gỗ tròn, khôngngọn…).

Gợi ý đáp án môn Địa lý khối C do cô Nguyễn Thị Lành (Trung tâm LTĐH Vĩnh Viễn, TP.HCM) thực hiện

1.Phân tích các thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

Thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

– Đất đỏ ba dan và khí hậu cận xích đạo phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm:

Đất ba dan có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển các nông trường và các vùng chuyên canh với quy mô lớn. Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4 – 5 tháng). Mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để sấy khô sản phẩm. Tây Nguyên là cao nguyên xếp tầng do ảnh hưởng của độ cao khác nhau, bên cạnh các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) còn có thể trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè).

– Về kinh tế – xã hội:

Thị trường (trong nước và ngoài nước) về sản phẩm cây công nghiệp đang được mở rộng. Hệ thống thủy lợi đang được đẩy mạnh phát triển. Giống cây công nghiệp lâu năm đang dần được thay đổi với chất lượng và năng suất cao. Người dân có kinh nghiệm. Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến. Công nghiệp chế biến và mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư xây dựng.

• Khó khăn trong việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

Mùa mưa đất đai dễ bị xói mòn, mùa khô thì thiếu nước. Điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học – kĩ thuật, thiếu vốn đầu tư. Mức sống của nhân dân còn thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nhất là mạng lưới giao thông vận tải, các cơ sở công nghiệp chế biến còn hạn chế.

2.Tại sao vùng này cần kết hợp khai thác với bảo vệ vốn rừng ?

Lâm nghiệp là thế mạnh của Tây Nguyên vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên là 60% với nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến…. nhiều chim thú quý như voi, bò tót, gấu,… Tây Nguyên được ví là “kho vàng xanh” của nước ta.

Trong những năm gần đây nạn phá rừng gia tăng làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loài gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.

-Ý nghĩa về môi trường sinh thái : Việc khai thác kết hợp với bảo vệ rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm, còn có tác dụng điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.

– Ý nghĩa về kinh tế: Tây Nguyên có diện tích rừng và độ che phủ đứng đầu trong cả nước vì vậy việc khai thác đi đôi với bảo vệ rừng ở Tây Nguyên sẽ tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp giấy và cho xuất khẩu. Hơn nữa, nếu không biết bảo vệ rừng thì một ngày nào đó nguồn khai thác sẽ cạn kiệt .

Bình luận (0)
Phan Công Bằng
Xem chi tiết
Quân
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 16:34

STT

Thuật ngữ

Khái niệm/ đặc điểm

1

Cốt truyện đơn tuyến

Là cốt truyện chỉ có một chuỗi sự kiện đơn giản, gắn với một vài nhân vật chính, tạo thành một tuyến truyện duy nhất

2

Cốt truyện đa tuyến

Là cốt truyện có từ hai chuỗi sự kiện trở lên, gắn với hai hay hơn hai tuyến nhân vật, tạo thành nhiều tuyến truyện đan xen nhau và ít nhiều độc lập với nhau.

3

Nhân vật chính

Là nhân vật quan trọng nhất của truyện, có những hành động, quyết định tác động đến cốt truyện và diễn tiến các sự kiện trong truyện, thể hiện rõ tư tưởng, chủ đề của truyện

4

Chi tiết tiêu biểu

là những chi tiết chọn lọc, có giá trị biểu đạt và thẩm mĩ vượt trội trong truyện, có thể mang lại sự bất ngờ, gây chú ý hoặc sự thích thú, đối với người đọc và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
26 tháng 12 2023 lúc 21:36

- Câu chuyện được kể từ góc độ của một người trong cuộc khiến cho câu chuyện trở nên chân thật hơn. Người kể chuyện lúc này không phải là người kể chuyện toàn tri, biết tất cả mọi việc. Người đọc được dẫn dắt theo sự hiểu biết của nhân vật trong cuộc, cũng khám phá như nhân vật trong cuộc, bất ngờ như nhân vật trong cuộc.

- Người kể chuyện ngôi thứ nhất là một nhà khoa học sẽ cho người đọc có những suy luận cùng văn bản một cách lô-gíc hơn. Câu chuyện được kể lại từ một nhân vật có hiểu biết, điềm tĩnh, dễ đi vào lòng người đọc hơn so với các nhân vật khác.

Bình luận (0)