Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 11 2017 lúc 11:36

- Nghề rừng phát triển đã làm tăng độ che phủ rừng, có tác dụng:

+ Hạn chế xói mòn đất.

+ Cải thiện điều kiện sinh thuỷ cho các dòng sông.

+ Điều tiết nguồn nước các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi.

+ Là cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy, chế biến gỗ,...

- Nghề rừng góp phần sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, do đó, thu nhập của người dân tăng lên, đời sống cho đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 3 2018 lúc 14:08

- Nghề rừng phát triển nên độ che phủ rừng tăng lên và có tác dụng:

      + Hạn chế xói mòn đất.

      + Cải thiện điều kiện sinh thuỷ cho các dòng sông.

      + Điều tiết nguồn nước các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi. 

      + Cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy, chế biến gỗ,... ổn định hơn.

- Nghề rừng góp phần sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp. Do đó, thu nhập của người dân tăng lên, đời sống cho đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 3 2019 lúc 4:00

HƯỚNG DẪN

a) Các thế mạnh kinh tế

− Vị trí địa lí: Giáp với Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía nam Trung Quốc, là những nơi có sự phát triển kinh tế năng động; có khả năng giao lưu nước ngoài bằng đường biển (qua cảng biển ở Quảng Ninh), chịu sự tác động lan tỏa ngày càng lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.

− Tài nguyên khoáng sản phong phú nhất nước ta, tạo ra lợi thế cho vùng về các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, từ đó tạo ra cơ cấu các ngành công nghiệp nặng.

− Có thế mạnh nổi bật về công nghiệp năng lương: Vùng than Quảng Ninh trữ lượng lớn, chất lượng cao; trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước (tập teung lớn nhất ở hệ thống sông Hồng).

− Có thế mạnh đặc sắc về các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, về chăn nuôi gia súc lớn (trâu).

− Thế mạnh kinh tế biển của tỉnh Quảng Ninh (du lịch biển, thủy sản, dịch vụ hàng hải…), tạo nên một thế mạnh độc đáo của vùng, làm cho cơ cấu kinh tế vùng càng thêm hoàn chỉnh và phát triển năng động hơn.

b) Việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa rất lớn về:

− Kinh tế: Vùng có tiềm năng lớn, nhưng mới được khai thác một phần. Việc phát huy các thế mạnh của vùng sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế − xã hội của vùng, tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn.

− Chính trị, xã hội: Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, đã có đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong vùng vẫn còn nhiều xã nghèo, huyện nghèo.

Bình luận (0)
calijack
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Diệu
1 tháng 4 2017 lúc 11:31

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình dốc, thường xảy ra lũ quét, trượt lở đất vào mùa mưa nhiều, thiếu nước vào mùa đông. Nhiều dân tộc ít người của vùng còn tập quán đốt rừng làm rẫy, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp sẽ:

+ Nâng cao độ che phủ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế lũ quét, trượt lở đất, khô hạn, điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ du.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của dân cư.

+ Tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và chất đốt cho sinh hoạt.

+ Góp phần phát triển du lịch sinh thái.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
1 tháng 4 2017 lúc 17:16

ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình dốc, thường xảy ra lũ quét, trượt lở đất vào mùa mưa nhiều, thiếu nước vào mùa đông. Nhiều dân tộc ít người của vùng còn tập quán đốt rừng làm rẫy, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp sẽ:
+ Nâng cao độ che phủ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế lũ quét, trượt lở đất, khô hạn, điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ du.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của dân cư.
+ Tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và chất đốt cho sinh hoạt.
+ Góp phần phát triển du lịch sinh thái.

Bình luận (0)
Trần Hải Yến
3 tháng 11 2017 lúc 20:01

-Ý nghĩa:

+Bảo vệ được rừng và mở mang diện tích rừng

+Góp phần nâng cao đời sống nhân dân

+Chống sói mòn

+Cung cấp gỗ cho công nghiệp và dân sinh

+Giúp phát triển kinh tế

Bình luận (0)
Hoàng Khánh
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 9 2017 lúc 12:10

Đáp án cần chọn là: B

Đáp án: Vùng TDMNBB có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu

=> Phát triển thủy điện sẽ góp phần đưa nguồn điện tới các hộ gia đình ở vùng sâu vùng xa -> nâng cao đời sống người dân.

- Mặt khác tạo nên cơ sở năng lượng quan trọng để vùng phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư -> khai thác có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên sẵn có.

=> Tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 8 2018 lúc 10:46

Đáp án: B

Vùng TDMNBB có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu. Phát triển thủy điện sẽ góp phần đưa nguồn điện tới các hộ gia đình ở vùng sâu vùng xa nâng cao đời sống người dân. Mặt khác tạo nên cơ sở năng lượng quan trọng để vùng phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư khai thác có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên sẵn có. Tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Bình luận (0)
phạm hoàng anh khoa
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
31 tháng 10 2021 lúc 8:52

A

Bình luận (2)
Phùng Kim Thanh
31 tháng 10 2021 lúc 8:52

A

Bình luận (1)
Nguyễn Minh Sơn
31 tháng 10 2021 lúc 9:21

A.    Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ

Bình luận (0)