trình bày hiểu biết của em một tình hình kinh tế ở 1 số quốc gia.
giúp với ( phải đúng nha)
1) ý nghĩa của khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở Châu Á
2) trình bày hiểu biết của em 1 tình hình kinh tế ở 1 số quốc gia.
1)Ý nghĩa của khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở Châu Á:
Khí hậu đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở Châu Á. Khí hậu ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp, nguồn lực nước và sinh thái, cũng như gây ra các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Việc hiểu rõ về khí hậu giúp người dân và chính phủ đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên tự nhiên và phát triển bền vững.
\(Zzz\) 🐇
Trình bày những hiểu biết của em về tình hình phát triển kinh tế của một trong các quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Các quốc gia đó có mối quan hệ như thế nào với nền kinh tế Việt Nam.
trình bày hiểu biết của em về tình hình phát triền của nền kinh tế trung quốc
**Tham khảo**
- Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới.
- Nông nghiệp: Sản xuất lương thực đứng đầu thế giới, giải quyết đủ lương thực cho gần 1,3 tỉ dân.
- Công nghiệp phát triển nhiều ngành đặc biệt các ngành công nghệ hiện đại.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
- Chính quyền Trung Quốc đã chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng quyền tự chủ của các quan chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy, cho phép sự phát triển đa dạng của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế để tăng ngoại hối và đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu nhập, sức tiêu thụ và đã áp dụng nhiều hệ thống quản lý để giúp tăng năng suất.
Trình bày hiểu biết của em về đặc điểm kinh tế- xã hội của một quốc gia ở châu Phi mà em biết.
Tìm hiểu và trình bày một số hoạt động kinh tế ở địa phương em theo gợi ý ở hình 2.
Tham khảo:
`-` Ngành nông nghiệp ở Hà Nội chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng chiếm vị trí quan trọng trong việc cung cấp nông sản đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú và ngày càng tăng của nhân dân Thủ đô.
`+` Hà Nội nhiều loại cây nông nghiệp như lúa, sắn...
`+` Một số loại gia xúc như lợn, bò; một số loại cá, gia cầm như gà, vịt...
`-` Hà Nội có 6 ngành công nghiệp chủ lực, gồm: dệt may; chế biến nông sản, thực phẩm; hóa chất; cơ khí chế tạo; điện tử viễn thông và công nghệ thông tin
`-` Hà Nội có nhiều trung tâm thương mại và điểm du lịch nổi tiếng như:
`+` Trung tâm thương mại: Vincom ở Hà Nội, Tràng Tiền Plaza...
`+` Điểm du lịch nổi tiếng: Phố Cổ, Hồ Gươm, Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác...
Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ.bằng hiểu biết của em,hãy giới thiệu vài nét về một làng nghề thủ công truyền thống mà em biết
mọi người giải nhanh giúp mình ạ,mình cần gấp lắm ạ Ù_Ú
Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.
- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.
- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng đương thời có:
Sơn Tây: huyện Bất Bạt có nghề làm dầu, gai, đay; huyện Tam Nông có nghề làm chè tai mèo, sáp vàng sáp trắng, làng Nguyên Thán dệt vải, huyện Tiên Phong dệt lụa.
Sơn Nam: huyện Thanh Oai, Bộ La Thái Bình dệt lụa, huyện Kim Bảng làm the; Hải Triều Thái Bình dệt chiếu, xã Hoàng Mai huyện Thanh Trì và xã Bình Vọng huyện Thượng Phúc nấu rượu sen, rượu cúc, xã Đông Thái nấu rượu nếp. Những làng rượu này rất nổi tiếng, để tiến cống triều đình và dùng trong các dịp lễ đón bốn mùa.
Kinh Bắc: làng Bát Tràng, Gia Lâm làm bát chén; làng Huệ Cầu huyện Văn Giang nung vôi
Nghệ An: huyện Tương Dương dệt vải thưa, huyện Thạch Hà làm the mỏng
Quảng Nam: xã Tư Minh huyện Tuy Viễn làm tơ gai, xã Miên Sơn huyện Tuy Viễn dệt lụa màu huyền
Lạng Sơn: châu Yên Bác có nghề làm gấm thêu, các chất thơm. Sản phẩm dùng làm đồ tiến cống.
Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.
- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.
- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
Làng nghề nổi tiếng :
Hợp Lễ , Chu Đậu, Bát Tràng ( Hà Nội), Đại Bái ( Bắc Ninh),....
1: Nêu những hiểu biết của em về tình hình kinh tế,văn hóa của các triều đại phong kiến Lý ,Trần , Hồ
2:Trình bày tình hình nông nghiệp thời lý . Việc cày ruộng tịch diền của nhà vua có ý nghĩa như thế nào?
Dựa vào bảng 26.1, bảng 26.2 và thông tin trong bài hãy cho biết:
- Tóm tắt tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc từ năm 1949 đến nay.
- Trình bày đặc điểm chung của nền kinh tế Trung Quốc quy mô tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giải thích nguyên nhân.
- Trình bày vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới.
Tham khảo!
Tóm tắt tình hình phát triển kinh tế
- Năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đất nước bắt đầu tiến hành thực hiện một số chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội như cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, quốc hữu hoá tư liệu sản xuất,...
- Đến cuối thập niên 70 của thế kỉ XX, Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa với chính sách 4 hiện đại hoá: công nghiệp, nông nghiệp, khoa học - kĩ thuật và quốc phòng. Công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên lĩnh vực kinh tế.
Đặc điểm chung của kinh tế thế giới
- Đặc điểm:
+ Quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh và liên tục, đạt 14688,0 tỉ USD (năm 2020), trở thành nước có quy mô GDP đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kỳ.
+ Liên tục trong nhiều năm, nền kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao và ổn định.
+ Cơ cấu GDP ngày càng chuyển dịch theo hướng hiện đại.
+ Năm 2020, Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới.
- Nguyên nhân: do đẩy mạnh các chính sách phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đồng thời mở rộng giao thương với quốc tế.
Vị thế: Trung Quốc trở thành một trong những cường quốc về kinh tế vị thế của Trung Quốc về nhiều mặt như kinh tế, chính trị, khoa học, công nghệ, đối ngoại quốc phòng ngày càng được khẳng định trên thế giới.
Dựa vào thông tin trong bài, hình 35 và những hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông trên thế giới.
- Nhận xét tỉ lệ dân số sử dụng internet so với tổng dân số ở các quốc gia trên thế giới năm 2020.
* Tình hình phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông trên thế giới
- Tình hình phát triển:
Ngành bưu chính
+ Ngày càng phát triển với nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới xuất hiện.
+ Mạng lưới bưu cục và các dịch vụ bưu chính phát triển rộng khắp trên thế giới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Ngành viễn thông
Đang phát triển nhanh chóng dưới tác động của khoa học - công nghệ, trong đó nổi bật nhất là điện thoại và internet.
+ Điện thoại: Phương tiện sử dụng phổ biến nhất thế giới. Hiện nay có hơn 5 tỉ người đang sử dụng điện thoại cá nhân.
Internet: sự ra đời của internet đã tạo ra cuộc cách mạng vĩ đại trong ngành viễn thông thế giới (thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin trên toàn cầu, tạo ra thời kì vạn vật kết nối).
- Phân bố:
+ Ngành bưu chính: các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,... có ngành bưu chính phát triển nhất thế giới.
+ Ngành viễn thông: các nước có số lượng thuê bao điện thoại nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, LB Nga,...
* Tỉ lệ dân số sử dụng internet so với tổng dân số ở các quốc gia trên thế giới năm 2020 được chia thành các tỉ lệ sau
- Từ 90% trở lên: tập trung ở Ca-na-đa và một số nước châu Âu như Na Uy, Ai-xơ-len, Đức,…
- Từ 70 - dưới 90%: tập trung ở các nước Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Thổ Nhĩ Kỳ,…
- Từ 50 - dưới 70%: tập trung ở một ít các nước như Cô-lôm-bi-a, An-giê-ri, Ai Cập.
- Đa số các nước Châu Phi và hai quốc gia ở Châu Á là Pa-ki-xtan, Ap-ga-ni-xtan có dưới 20% dân số sử dụng internet.