Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 16:38

Nhân vật trữ tình trong bài thơ Đi trong hương tràm là tác giả và người con gái tác giả thương. Em xác định được là bởi những câu thơ chứa đựng tình cảm mà tác giả gửi gắm.

Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 18:54

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ

- Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ và giải thích.

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật trữ tình là nhân vật người con trai (anh).

- Vì xuyên suốt bài thơ giống như một lời độc thoại triền miên không dứt. Những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông… của người con trai với nỗi nhớ "em" da diết.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 17:10

- Mỗi lần nhắc đến “hương tràm” trong các khổ thơ, nhân vật trữ tình lại có những cảm xúc khác biệt:

+ “Một thoáng hương tràm”: Hương tràm thoảng nhẹ, khiến “anh” nhớ về những kỉ niệm bên nhau

+ “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?”: Bơ vơ, lạc lõng khi mất “em”. 

+ “Hương tràm xôn xao”: Tình yêu hiện hữu, gần gũi, thiên liêng.

- Từ đó, em hiểu về nhan đề Đi trong hương tràm: Mỗi lần "đi trong hương tràm" là mỗi lần hình bóng "em" lại ùa về trong nỗi nhớ của "anh". Bởi hương tràm luôn gắn bó với "em", nên nhìn cảnh lại nhớ đến người. Và dù "em" có xa "anh" vời vợi, nhưng chỉ cần một thoáng hương tràm cũng đủ để "ta bên nhau".

Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 16:37

Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến "hương tràm" trong các khổ thơ đều thổn thức, về những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông.

- Hương tràm ở khổ 2 nói về tình yêu với sự thủy chung.

- Hương tràm ở khổ 3 nói về nỗi cô đơn của tác giả khi "em" không còn ở đây nữa.

- Hương tràm ở khổ cuối nói về sự khẳng định một lần nữa về tình yêu này sẽ còn mãi, không phôi phai.

Từ đó,  nhan đề Đi trong hương tràm được hiểu là tình yêu của nhân vật trữ tình "anh" đắm say trong hương tràm, trong "tình em".

Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 18:55

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ

- Phân tích và so sánh cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến “hương tràm”

- Đưa ra cách hiểu về nhan đề

Lời giải chi tiết:

- Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến "hương tràm" trong các khổ thơ đều thổn thức, về những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông.

+ Hương tràm ở khổ 2 nói về tình yêu với sự thủy chung.

+ Hương tràm ở khổ 3 nói về nỗi cô đơn của tác giả khi "em" không còn ở đây nữa.

+ Hương tràm ở khổ cuối nói về sự khẳng định một lần nữa về tình yêu này sẽ còn mãi, không phôi phai.

→ Nhan đề “Đi trong hương tràm” đã khẳng định “anh” mãi thuỷ chung và dõi theo “em” dù ở bất cứ nơi đâu.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là tác giả, xưng “tôi”.

Diệp Ngọc
Xem chi tiết
Nga Kim
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 17:11

Hình tượng “tràm” (hương tràm, họa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ em, bởi mỗi lần "đi trong hương tràm" là mỗi lần hình bóng "em" lại ùa về trong nỗi nhớ của "anh". Bởi hương tràm luôn gắn bó với "em", nên nhìn cảnh lại nhớ đến người. Và dù "em" có xa "anh" vời vợi, nhưng chỉ cần một thoáng hương tràm cũng đủ để "ta bên nhau". Nỗi nhớ, tình yêu đã gắn kết những tâm hồn xa cách. Hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm.. chính là nhịp cầu nối những yêu thương. - Đoạn văn tham khảo: Đọc bài thơ “Đi trong hương tràm, ta cứ ngỡ bất cứ thứ gì liên quan đến “em” cũng trở thành Tràm. Tưởng như Tràm là em từ bao giờ rồi. Và bài thơ ngập trong hương tràm, lá tràm, gió tràm. Tràm chính là em, em có ở trong tràm. Không đắm say, không nhập tâm nhập thần cái hương tràm ấy thì làm sao mà từ bông hoa tràm trong vòm lá kia lại có thể thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay như thế! Không gian thơ ở đây được phân định thành hai chiều không gian rõ ràng: Một chiều không gian thực tại với những cây tràm, bông tràm, lá tràm và “xa cách”, và “đổi hướng thay màu”, và “không trao anh nữa”, và thương đau… Một chiều không gian của tâm thức, tiềm thức với bóng tràm, với hương tràm, với mắt tràm, với mây tràm, với gió tràm, với “hy vọng”, với “cho ta bên nhau”… Chính vì cái không gian này nên cái ngọn gió của xứ Tháp Mười – xứ tràm – xứ em kia mới “thổi rất sâu” chứ không phải là thổi rất xa hay rất cao! Cái chiều thổi của gió là chiều của tâm hồn, chiều của nỗi nhớ, của tình yêu, của niềm hy vọng… Và có lẽ cũng bởi cái chiều không gian thứ hai này và cái chung tình của “anh” mà khiến cho cái không gian chung của bài thơ không ít mơ màng, hư ảo này bừng sáng lên trong từng câu chữ. Phải chăng đó mới chính là nỗi ám ảnh không chỉ vì mất một người yêu cụ thể, tan vỡ một mối tình cụ thể; mà cao hơn, đó là lẽ sống hướng về cái tận thiện tận mĩ của những con người có trái tim vô cùng nhạy cảm trước thiên nhiên và cuộc sống?

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Những hình ảnh, hoạt động trong khổ 4:

+ Không một ánh lửa, không một mái lều thẫm đen / Rừng sâu và tuyết bao la

+ Những cột sọc chỉ đường / ngược chiều tôi

- Nhân vật trữ tình xuất hiện ở khổ thơ này vẫn đang chìm trong cảnh thiên nhiên cô quạnh, con người bị bao vây bởi “rừng sâu và tuyết lạnh”. Cạnh đó, chỉ thấy những cột cây số hữu hình mà vô cảm đang ngược chiều chạy tới, khiến không gian càng như rộng thêm ra. Con đường mùa đông đã dài lại lại được bao phủ bởi màu trắng của tuyết, màu đen sẫm của rừng khiến cho cảnh vật càng trở nên vô tận.

Nguyễn Ngọc Trâm Anh
Xem chi tiết