Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nhi Nhí Nhảnh
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
17 tháng 11 2016 lúc 21:53
1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 16:55

- Mùa thu đã thay áo mới, hiện diện bằng những hình ảnh bình dị, dân dã, khỏe khoắn và tươi sáng (Núi đồi, rừng tre, trong biếc…). Thiên nhiên không lặng im mà như đang lên tiếng nói “rừng tre phấp phới”, “trong biếc nói cười thiết tha.”:

 + Nhân vật "tôi" thay đổi từ trạng thái buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, tự hào.

   + Cái nhìn thay đổi từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, dòng sông.

   + Cảm xúc của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn:

- Có sự khác nhau trong cảm nhận về mùa thu giữa các khổ thơ vì:

+ Tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. 

+ Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).

datcoder
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
21 tháng 9 2023 lúc 20:03

- Văn bản “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”, dẫn chứng được liệt kê dày đặc hơn, xuyên suốt các đoạn văn trong văn bản.

- Văn bản này, số lượng dẫn chứng ít hơn và phân bổ tập trung hơn.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
14 tháng 9 2023 lúc 23:16

- Điều dẫn đến sự khác nhau: do cậu còn nhỏ và nhìn bức tranh qua lăng kính của trẻ thơ

- Vì vậy, thay vì nhìn vào những cái thực tế, hoàng tử bé sử dụng sức tưởng tượng phong phú của trẻ con để nhìn bức tranh con cừu

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

- Cách kết luận của bài viết “Con chào mào”, một thông điệp đa nghĩa là tóm tắt nội dung nghệ thuật của bài thơ.

- Cách kết luận của "Thiếu nữ chơi đàn nguyệt” – tranh lụa của Mai Trung Thứ khẳng định giá trị cũng như vai trò của bức tranh trong việc mở ra một chương mới trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 12 2023 lúc 16:11

- Tác dụng của so sánh: tăng sức gợi hình gợi cảm, tăng sự diễn đạt và nhịp điệu cho câu đồng thời thể hiện được sức sống căng tràn của mùa xuân đã tác động và làm cho người người cũng tràn đầy cảm xúc và sự tươi mới.

- Sự khác biệt: Cách so sánh ở bài 2 là so sánh sự vật, hiện tượng này với một sự vật hiện tượng khác, còn cách so sánh ở bài này là sự vật được so sánh với một hoạt động, một sự vận động đang diễn ra.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

- Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn ở khổ thơ đầu tiên đem nhiều vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc hơn so với hình ảnh trăng và đàn trong tác phẩm nghệ thuật khác:

+ Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn gợi ra sự giao hòa của trăng - đàn và gợi ra sự thống nhất giữa chúng.

+ Người đọc choáng ngợp trước vẻ đẹp hòa hợp ấy, đồng thời cảm nhận hơi lạnh vô hình len lỏi, tác động vào tâm trí, trong dòng cảm nhận “Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh”.

=> Đây là nét tài hoa tạo nên một Xuân Diệu khác biệt. Hiếm có thể thấy một hình ảnh trăng và đàn ở tác phẩm nào lại hàm ý, đặc sắc như “Nguyệt Cầm” - Xuân Diệu.

Trần Hải Đăng
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
15 tháng 11 2016 lúc 15:59

Các đặc điểm chủ yếu của nuôi thủy sản có gì giống và khác so với đặc điểm chủ yếu của chăn nuôi?

-> Giống : là đều có môi trường sống thích hợp,....

*Khác

+Về nhiệt độ ở môi trường sống của tôm, cá: Nhiệt độ dưới nước nên, nhiệt độ giảm(lạnh)

+Về nhiệt độ ở môi trường sống của vật chăn nuôi: Nhiệt độ trên cạn nên cao(nóng)

+ Không khí ở môi trường tôm, cá: Không khí giảm, do dưới nước nên ít

+ không khí ở môi trường của vật nuôi: Không khí tăng, do trên cạn nên nhiều.

+ Thức ăn của tôm cá: Nếu tôm cá tự nhiên thì ăn những loài động vật bé hơn hoặc ăn các loại vi sinh vật bé hoặc ăn xác chết các loại động vật. Nếu tôm cá được nuôi thì sẽ ăn các loại cám do con người chế biến ra

+ Thức ăn của vật chăn nuôi: Ăn các loại động vật bé hơn, cũng ăn cám như tôm, cá

Muốn nuôi thủy sản đạt kết quả cao ta làm gì?

-> + Chăm sóc chu đáo

+ Dọn rác sạch sẽ quanh những nơi có cá tôm,...

+ Khử trùng nước

+ Thả rong rêu vào thêm để tăng oxi và là nơi trú ẩn cho các loài tôm, cá

+ .....

Cái này mình chưa có học nên k biết đúng k

 

Đặng Văn Đô
12 tháng 11 2017 lúc 8:26

Tự trả lời

Đức Cao
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
3 tháng 5 2023 lúc 6:13

Đừng chỉ biết sống thờ ơ, vô cảm hay chỉ biết che giấu cảm xúc của mình. Hãy như Tế Hanh, ông không chỉ là một nhà thơ mà ông còn là một người con của quê hương mình, là một người có tình cảm đậm đà trong trái tim mình. Khi xa quê, ông đã nhớ nhung về nơi thơ ấu đó của mình. Và với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê Hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động của làng chài. Đúng như thế, với những câu thơ:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Liệu đây thực sự tác giả chỉ là đang miêu tả hoạt động của chiếc thuyền, chiếc buồm thôi?. Theo em, đó kỳ thực cũng là đang ám chỉ đến người dân - những con người làng chài. Và nếu như "hăng như con tuấn mã" là sự mạnh mẽ của người dân làng chài, thì " phăng mái chèo vượt trường giang" chính là hoạt động chân thực của họ mỗi ngày, họ kiên trì họ dũng mãnh, họ không ăn dày làm mỏng, họ chăm chỉ, họ siêng năng cần cù. Chỉ từ đó, ta thấy được tính cách của họ thông qua việc miêu tả chiếc thuyền. Tương tự, "chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng " chắn chắc là nói đến tâm hồn con người ở đây, tâm hồn "to" rất "lớn". Ôi, đó là một tâm hồn, một trái tim không sợ bất kỳ một điều gì cả, đó là một trái tim rộng lượng, thật thà chất phác!. Và "rướn thân trắng bao la thâu góp gió" lại là sự miêu tả của hành động người làng chài, "rướn" tức cố gắng vươn tấm thân - tài năng của mình ra mà thâu lợi ích của biển mang lại. Phải chăng, sự miêu tả này của ông quá sâu sắc, ít ai mà biết được. Khép lại đoạn văn trên, ta hoàn toàn có thể kết luận rằng Tế Hanh chính là một người thi sĩ tài tình vẽ ra bức tranh sinh hoạt, lao động, tính cách người dân làng chài thông qua sự miêu tả thâm sâu.

T.Lam