Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 8:06

- Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp diễm lệ, như non tiên.

- Cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ: hoa sen, bóng tháp hình trâm ngọc, ...

+ Sử dụng phép đối: sự đối lập giữa phù và trụy (nổi và rơi). Vẻ đẹp ở đây được cảm nhận theo chiều thẳng đứng.

+ Miêu tả cảnh hoa sen nổi trên mặt nước, từ đó tiếp tục phát triển nội dung, cho đó là tiên cảnh giữa chốn nhân gian.

Mai Trung Hải Phong
31 tháng 8 2023 lúc 20:23

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản.

- Chú ý những chi tiết, hình ảnh, miêu tả vẻ đẹp của núi Dục Thúy.

Lời giải chi tiết:

- Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp diễm lệ, như non tiên.

- Cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ: hoa sen, bóng tháp hình trâm ngọc, ...

+ Sử dụng phép đối: sự đối lập giữa phù và trụy (nổi và rơi). Vẻ đẹp ở đây được cảm nhận theo chiều thẳng đứng.

+ Miêu tả cảnh hoa sen nổi trên mặt nước, từ đó tiếp tục phát triển nội dung, cho đó là tiên cảnh giữa chốn nhân gian.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
22 tháng 11 2023 lúc 20:56

- Không gian hùng vĩ, bao la, rộng lớn, lung linh rực rỡ: 

+ Dáng núi như đoá hoa sen nổi trên mặt nước

+ Bóng tháp trên núi soi xuống mặt nước giống như cái trâm ngọc xanh

+ Ánh sáng của sông nước phản chiếu ngọn núi như đang soi mái tóc biếc

nguyễn khánh phương
Xem chi tiết
phan thi ngoc mai
22 tháng 10 2021 lúc 20:16
Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơI. Phân tích bài viết tham khảo

1. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

- Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.

- Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ.

- Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ; đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

- Chỉ ra được nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.

2. Phân tích bài viết tham khảo: Cảm xúc khi đọc bài thơ Mây và sóng của Ta-go

- Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả: “Nhan đề bài thơ… bất diệt”.

- Thể hiện cảm xúc chung về bài thơ: đồng cảm với tình yêu mẹ tha thiết…

- Các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả: “Em bé được mời gọi đến… vĩnh cửu”.

 

- Nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả: lời thoại và chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa…

II. Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn bài thơ

Bài thơ được chọn phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện (xuất hiện câu chuyện, nhân vật, dù nhân vật chỉ mang một cái tên chung chung), có chi tiết miêu tả bối cảnh không gian, thời gian, con người…

b. Tìm ý

- Cần trả lời các câu hỏi:

Bài thơ gợi lên câu chuyện gì?Đâu là các chi tiết tự sự và miêu tả nổi bật?Các chi tiết ấy sống động, thú vị như thế nào?Chúng đã góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn bày tỏ ra sao?

c. Lập dàn ý

(1) Mở đoạn:

Giới thiệu tác giả và bài thơNêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ

(2) Thân đoạn:

Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơLàm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giảĐánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ

(3) Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn).

2. Viết bài

Khi viết bài, cần lưu ý:

Bám sát dàn ý để viết thành đoạn.Thể hiện được cảm xúc chân thành với nội dung và hình thức trữ tình độc đáo của bài thơ.Trình bày đúng hình thức của đoạn văn. 
phan thi ngoc mai
22 tháng 10 2021 lúc 20:16

gửi lộn

Nguyen Thi Bich Hiep
14 tháng 10 2022 lúc 19:57

ưhat sao thấy giống trên mạng vậy

Dung Phạm văn
Xem chi tiết
❤️ Jackson Paker ❤️
25 tháng 12 2020 lúc 12:29

Tiếng suối chảy trong đêm yên tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và ấm áp.

Biện pháp nghệ thuật: So sánh+ Động tả tĩnh.+ Tả cảnh khuya núi rừng chiến khu Việt Bắc.+ Tiếng suối trong trẻo rì rầm vọng đến như tiếng hát xa.+ gợi tả núi rừng đêm chiến khu mang sức sống hơi ấm con người.

_ Nghệ Thuật: Tiểu đối,Điệp từ, nhân hoá. Hiện lên cảnh trăng chiến khu với cảnh vật hoà quyện, ấm áp, quấn quýt.

- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên? vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm với đất nước, lo cho vận mệnh của đất nước , lòng yêu nước sâu sắc.=> Tình yêu thiên nhiên + đất nước = chất thi sĩ + chất chiến sĩ; truyền thống - hiện đại, .

Mai Anh Phạm
31 tháng 12 2021 lúc 20:35

NGU

hoàng hà vân
Xem chi tiết
Nguyễn Đức An
Xem chi tiết
Phuong Huynh
Xem chi tiết
Phương Thảo
14 tháng 11 2016 lúc 4:47

_ Thời gian : vào lúc đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc.

Ko gian : tiếng suối trong trẻo ; trăng , cổ thụ , hoa quấn quýt , lung linh , huyền ảo ; tràn ngập ánh trăng .

_ Từ "xuân" được lặp lại ba lần như ùn ùn trỗi dậy một sức xuân, sắc xuân.
=> Thanh điệu hài hoà (với năm thanh ngang) tạo nên cảm giác trong trẻo, thảnh thơi thi vị.

_ Tâm hồn Bác chan hoà với cảnh Sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nàn.

Câu thơ cuối vẽ lên một cảnh Vật rất thơ mộng. Vầng trăng và con người cùng lướt đi giữa dòng sông đầy ánh trăng.

 

Thiên Phú
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
13 tháng 8 2023 lúc 19:36

Câu trên là nghi vấn dùng hành động nói trần thuật.

Trả lời luôn câu hỏi nếu bạn cần: Vì khi giới thiệu tác giả cần nhắc đến nhân vật chính của cả truyện thơ của mình, khi miêu tả vẻ đẹp tác giả dùng nghệ thuật đòn bẩy để bật lên vẻ đẹp của Kiều.

Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hằng
8 tháng 5 2021 lúc 7:30

12 câu sau: Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều bằng thủ pháp đòn bẩy, nghệ thuật ước lệ, liệt kê, dự báo về số phận tương lai của nhân vật thông qua những chi tiết miêu tả.

- Sau khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả miêu tả vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều. Mặc dù Kiều là chị nhưng lại được miêu tả sau. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du, sử dụng thủ pháp đòn bẩy, miêu tả cô em trước để làm nền cho Thúy Kiều nổi bật.

-                              “Kiều càng sắc sảo mặn mà

                                  So bề tài sắc lại là phần hơn”

Với việc sử dụng từ láy “sắc sảo”, “mặn mà” có tính chất gợi tả để nhấn mạnh Kiều sắc sảo về mặt trí tuệ và mặn mà trong tình cảm. So với Vân, Kiều đẹp hơn và có tài hơn rất nhiều.

- Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả không liệt kê nhiều chi tiết như khi miêu tả Thúy Vân mà chỉ tập trung vào đôi mắt, bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.

                                  “Làn thu thủy, nét xuân sơn

                         Hoa hen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Bút pháp ước lệ cùng nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa đã họa nên đôi mắt của Thúy Kiều long lanh như làn nước mua thu. Đôi mắt ấy ẩn dưới đôi lông mày đẹp, sắc nét nhưng thanh thoát như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều khiến cho “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, một vẻ đẹp khiến cho các vẻ đẹp khác phải ganh ghét, đố kị. Và điều này cũng dự báo trước một tương lai không mấy tốt đẹp, nhiều đau khổ của Kiều, vì “hồng nhan bạc phận”.

- Miêu tả Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ miêu tả nhan sắc mà còn tập trung vào tài năng của nàng: 

                   “Một hai nghiêng nước nghiêng thành

                     Sắc đành đòi một, tài đành họa hai

- Tác giả đã sử dụng thành ngữ kết hợp với điển tích, lấy ý của câu “nghiêng nước nghiêng thành” để nói sắc đẹp của Thúy Kiều làm người ta say mê đến đổ thành, mất nước. Nhan sắc ấy chỉ mình Kiều có được, còn tài năng thì họa chăng trong thiên hạ có đến người thứ hai. Cũng chính vì vậy, tác giả sử dụng đến sáu câu thơ liền để miêu tả tài năng của Kiều:

        “Thông minh vốn sẵn tính trời

       Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

         Cung thương làu bậc ngũ âm

   Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

        Khúc nhà tay lựa nên chương

   Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” 

- Ở những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng bút pháp liệt kê để ca ngợi tài năng của Kiều, nàng đa tài, thông thuộc từ cầm, kì đến thi, họa…. Kiều biết chơi cờ, đánh đàn, làm thơ, vẽ tranh… Tài năng nào của nàng cũng đạt đến mức tuyệt đỉnh và do thiên bẩm. Tác giả sử dụng một loạt các từ “vốn sẵn”, “đủ mùi”, “làu bậc”, “ăn đứt” để khẳng định các tài năng của Kiều đều đạt tới đỉnh cao. Đặc biệt, Kiều rất giỏi về nhạc, thuộc lòng các cung bậc, nắm vững năm nốt cung, thương, dốc, chủy, vũ của âm giai nhạc cổ. Kiều thường chơi đàn tì bài, ngoài tài đàn, nàng còn giỏi về sáng tác. Nàng đã soạn riêng cho mình khúc nhạc có tên “Bạc mệnh” và mỗi khi Kiều gảy khúc nhạc ấy, ai nghe thấy cũng sầu não, chau mày, rơi lệ. Điều đó thể hiện Kiều là người có trái tim đa sầu, đa cảm. Tài năng của Kiều cũng dự báo trước một tương lai nàng sẽ gặp phải nhiều sóng gió, bất hạnh bởi “chữ tài liền với chữ tai một vần”. Như vậy, vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự tổng hòa của sắc, tài, tình.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Song Tuyên
8 tháng 5 2021 lúc 12:38

- Miêu tả Thúy Vân trước rồi mới đến Thúy Kiều bởi: tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình, tài năng và tâm hồn của Kiều so với Vân.

- Thủ pháp đòn bẩy được thể hiện rõ trong ý đồ so sánh của Nguyễn Du. Theo quan niệm phong kiến, Thuý Kiều là chị lẽ ra phải được giới thiệu trước Thuý Vân thế mới đúng trật tự quan hệ thứ bậc trong các gia đình thời phong kiến. Nhưng Nguyễn Du đã có chủ ý giới thiệu vẻ đẹp chân dung Thuý Vân trước bởi muốn dùng bức chân dung Thuý Vân làm đòn bẩy để khắc sâu, tô đậm, tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc về bức chân dung Thuý Kiều. Hai từ “càng”, “hơn” điệp ý so sánh, muốn nhấn mạnh sự nổi bật, sự hơn hẳn về tâm hồn, vượt trội về tài sắc của Kiều so với Vân. 

Khách vãng lai đã xóa
Lê Hoàng Yến Vy
8 tháng 5 2021 lúc 21:37

12 câu sau: Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều bằng thủ pháp đòn bẩy, nghệ thuật ước lệ, liệt kê, dự báo về số phận tương lai của nhân vật thông qua những chi tiết miêu tả.

- Sau khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả miêu tả vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều. Mặc dù Kiều là chị nhưng lại được miêu tả sau. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du, sử dụng thủ pháp đòn bẩy, miêu tả cô em trước để làm nền cho Thúy Kiều nổi bật.

-                              “Kiều càng sắc sảo mặn mà

                                  So bề tài sắc lại là phần hơn”

Với việc sử dụng từ láy “sắc sảo”, “mặn mà” có tính chất gợi tả để nhấn mạnh Kiều sắc sảo về mặt trí tuệ và mặn mà trong tình cảm. So với Vân, Kiều đẹp hơn và có tài hơn rất nhiều.

- Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả không liệt kê nhiều chi tiết như khi miêu tả Thúy Vân mà chỉ tập trung vào đôi mắt, bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.

                                  “Làn thu thủy, nét xuân sơn

                         Hoa hen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Bút pháp ước lệ cùng nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa đã họa nên đôi mắt của Thúy Kiều long lanh như làn nước mua thu. Đôi mắt ấy ẩn dưới đôi lông mày đẹp, sắc nét nhưng thanh thoát như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều khiến cho “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, một vẻ đẹp khiến cho các vẻ đẹp khác phải ganh ghét, đố kị. Và điều này cũng dự báo trước một tương lai không mấy tốt đẹp, nhiều đau khổ của Kiều, vì “hồng nhan bạc phận”.

- Miêu tả Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ miêu tả nhan sắc mà còn tập trung vào tài năng của nàng: 

                   “Một hai nghiêng nước nghiêng thành

                     Sắc đành đòi một, tài đành họa hai

- Tác giả đã sử dụng thành ngữ kết hợp với điển tích, lấy ý của câu “nghiêng nước nghiêng thành” để nói sắc đẹp của Thúy Kiều làm người ta say mê đến đổ thành, mất nước. Nhan sắc ấy chỉ mình Kiều có được, còn tài năng thì họa chăng trong thiên hạ có đến người thứ hai. Cũng chính vì vậy, tác giả sử dụng đến sáu câu thơ liền để miêu tả tài năng của Kiều:

        “Thông minh vốn sẵn tính trời

       Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

         Cung thương làu bậc ngũ âm

   Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

        Khúc nhà tay lựa nên chương

   Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” 

- Ở những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng bút pháp liệt kê để ca ngợi tài năng của Kiều, nàng đa tài, thông thuộc từ cầm, kì đến thi, họa…. Kiều biết chơi cờ, đánh đàn, làm thơ, vẽ tranh… Tài năng nào của nàng cũng đạt đến mức tuyệt đỉnh và do thiên bẩm. Tác giả sử dụng một loạt các từ “vốn sẵn”, “đủ mùi”, “làu bậc”, “ăn đứt” để khẳng định các tài năng của Kiều đều đạt tới đỉnh cao. Đặc biệt, Kiều rất giỏi về nhạc, thuộc lòng các cung bậc, nắm vững năm nốt cung, thương, dốc, chủy, vũ của âm giai nhạc cổ. Kiều thường chơi đàn tì bài, ngoài tài đàn, nàng còn giỏi về sáng tác. Nàng đã soạn riêng cho mình khúc nhạc có tên “Bạc mệnh” và mỗi khi Kiều gảy khúc nhạc ấy, ai nghe thấy cũng sầu não, chau mày, rơi lệ. Điều đó thể hiện Kiều là người có trái tim đa sầu, đa cảm. Tài năng của Kiều cũng dự báo trước một tương lai nàng sẽ gặp phải nhiều sóng gió, bất hạnh bởi “chữ tài liền với chữ tai một vần”. Như vậy, vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự tổng hòa của sắc, tài, tình.

   
Khách vãng lai đã xóa