Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
The Blood smile
Xem chi tiết
Gái FA
18 tháng 8 2018 lúc 9:13

mk nka 

Gái FA
21 tháng 8 2018 lúc 15:00

kick saii cc m :)))

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 12 2017 lúc 14:32

Chọn đáp án: D

Vy Võ
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 10 2019 lúc 5:10

Lời giải:

Tác giả đã nhân hóa đom đóm bằng những cách sử dụng hoạt động của con người để miêu tả, gọi tên đóm đóm như gọi người : anh đom đóm, ngắt, xách.

Nguyễn Đình Toàn
Xem chi tiết
minamoto mimiko
15 tháng 5 2018 lúc 23:02

Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”. Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.

 

nguyen_thi_quyen
16 tháng 5 2018 lúc 0:22

Giai đình chị Dậu là một gia đình nghèo khó sống ở thôn Đoài. Đến ngày sưu thuế thì chị phải chạy vạy khắp nơi để đóng thuế sưu cho anh Dậu. Vì đóng sưu chậm nên anh Dậu bị điệu ra đình và bị bọn cai lệ đánh như chết đi sống lại. Ngày sau chúng trả anh về cho chị Dậu, thấy chồng bị đánh đập chị Dậu lo kiếm bát cháo cho anh ăn đỡ đói, anh Dậu chưa kịp ăn thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lại xông vào nhà. Bọn chúng mặt hầm hè đằng đằng sát khí vào nhà chị đòi thêm tiền sưu của chú Hợi đã chết từ lâu. Túng quá chị Dậu không đủ tiền đóng đành năn nỉ chúng thế mà bọn chúng vẫn không cho khất còn xông tới đòi đánh anh Dậu. Thương chồng và chịu không nổi cái tính của bọn cai lệ chị Dậu liều mạng đánh chúng một trận tả tơi.

Trần Triết
16 tháng 5 2018 lúc 10:35

Gia đình anh Dậu nghèo khổ không có tiền nộp sưu. Anh Dậu vì thiếu sưu mà bị lôi ra đình đánh đập và khi được trả về chỉ còn là một thân xác rũ rượi. Đươc bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn. Nhưng anh chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi sưu. Chị Dậu van xin chúng tha cho anh Dậu nhưng chúng không nghe mà còn đánh chị và sấn đến định trói anh Dậu mang đi. Quá phẫn nộ, chị đã liều cự lại và chống trả quyết liệt, quật ngã hai tên tay sai.

Chúc bạn học tốt

💥Hoàng Thị Diệu Thùy 💦
Xem chi tiết
💥Hoàng Thị Diệu Thùy 💦
12 tháng 2 2020 lúc 19:21

bạn nào cho mình cái dàn ý cũng đc mà~

Khách vãng lai đã xóa
Do Q Anh
12 tháng 2 2020 lúc 20:49

Ngô Tất Tố (1893 – 1954) sinh tại Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). Thuỏ nhỏ học chữ Nho, nổi tiếng thông minh, đỗ đầu kì thi khảo hạch vùng Kinh Bắc, được ái mộ gọi là “Đầu xứ Tô””. Khi nền Hán học suy tàn ‘‘Ông Nghè ông Công cùng nằm co” (Thơ Tú Xương), Ngô Tất Tố tự học chữ Quốc ngữ và học tiếng Pháp. Ông trở thành một nhà văn, nhà háo, nhà dịch thuật và khảo cứu nổi liếng.

Sau Cách mạng tháng Tám, Ngô Tất Tố sống và hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại chiến khu Việt Bắc. Ông qua đời trước mấy ngày chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

Ngô Tất Tố sáng tác ở nhiều thể loại. Về tiểu thuyết có “Tắt đèn ”, “Lều chõng”. Về phóng sự có “ Việc làng”. Ở lĩnh vực dịch, khảo cứu có “Thơ văn Lý – Trần, “Thơ Đường”, Trang Tử, Mặc Tử, Lão Tử, Kinh dịch,… Ông còn để lại hàng nghìn bài báo. Ông là một gương sáng về tự học, tự đổi mới vươn lên, cho tuổi trẻ chúng ta noi theo.

Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tiểu thuyết Tắt đèn:

Tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tô” là một tác phẩm xuất sắc của dòng văn học hiện thực 1930 – 1945. Về mặt tư tưởng và nghệ thuật “Tắt đèn ” đều có giá trị to lớn.

Về nội dung tư tưởng:

Giá trị hiện thực:

Qua cuộc đời và số phận các nhân vật, tác giả đã tố cáo và lên án chế độ sưu thuế dã man của thực dân Pháp, đã bần cùng hóa nhân dân ta. Sưu thuế đánh cả vào người chết là một điều vô lí, một hành động bất nhân. Có biết bao người phải bán vợ dợ con để trang trải “món nợ Nhà nước”. Vụ sưu thuế đến, xóm thôn rùng rợn trong tiếng trống ngũ liên thúc liên hồi suốt đêm ngày. Bọn cường hào bắt trói, đánh đập tàn nhẫn những kẻ thiếu thuế, thiếu sưu. Cái sân đình sôi thịt đã trở thành trại giam hành hạ những người nông dân nghèo khổ, hiền lành vô tội. Có thể nói “Tắt đèn ” là một bức tranh xã hội chân thực, một bản án đanh thép kết tội chế độ thực dân nửa phong kiến đã áp bức bóc lột, đã bần cùng hóa nhân dân ta, đẩy người nông dân nghèo khổ vào bước đường cùng không lối thoát.

Giá trị nhân đạo.

Tình vợ chồng, tình mẹ con, tình nghĩa xóm làng giữa con người cùng khổ được nói đến một cách chân thực. Số phận người phụ nữ, những em bé, những người cùng đinh được tác giả nêu lên với bao xót thương, nhức nhói và đau lòng.

“Tắt đèn ” đã xây dựng nhân vật chị Dậu – một hình tượng chân thực, đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam. Chị Dậu có bao phẩm chất tốt đẹp; cần cù, tần tảo, giàu tình thương, nhẫn nhục và dũng cảm chống cường hào, chống áp bức. Chị Dậu là hiện thân của người vợ, người mẹ vừa sắc sảo, vừa đôn hậu, trong sạch.

Về nghệ thuật:

“Tắt đèn”, một cuốn tiểu thuyết có quy mô khiêm tốn, trên dưới 200 trang, nhưng có giá trị nghệ thuật đặc sắc:

– Về kết câu rất chặt chẽ, tập trung. Các tình tiết, chi tiết đan cài chặt chẽ, đầy ấn tượng làm nổi bật chủ đề. Hầu như nhân vật chị Dậu đã xuất hiện trong tác phẩm từ đầu chí cuối.

– Tính xung đột, tính bi kịch cuốn hút, hấp dẫn.

– Tác giả khắc họa thành công hình ảnh các nhân vật điển hình. Các hạng người từ người dân cày nghèo khổ đến địa chủ, từ bọn cường hào đôn quan lại đều có những nét riêng, rất chân thực, sống động.

– Ngôn ngữ trong “Tắt đèn ” từ miêu tả, tự sự đến ngôn ngữ nhân vật đều nhuần nhuyễn, đậm đà. Câu văn xuôi thanh thoát.

Tóm lại, “Tắt đèn” là một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác” (Vũ Trọng Phụng).

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Quỳnh Tiên
Xem chi tiết
Huỳnh Bá Nhật Minh
16 tháng 6 2018 lúc 18:05

“Tắt đèn” là một tác phẩm chân thực, cảm động về gia đình chị Dậu - một gia đình nông dân nghèo đang sống dưới tầng đáy của xã hội lúc bấy giờ. Họ bị thực dân phong kiến đày đọa, tưởng chừng như không còn lối thoát. Từ tên tác phẩm “Tắt đèn” ta hiểu rõ phần nào ý nghĩa của tác phẩm. Tắt đèn trong đêm tối có khác nào sống trong một thế giới nghèo nàn công lý.

Thật vậy đến với tác phẩm, ta càng hiểu thêm số phận đau thương của người nông dân nghèo trong xã hội phong kiến ấy. Thật oái oăm! Chúng không những bắt chị Dậu phải nộp thuế cho người em chống đã chết từ năm trước. Không nộp thuế đúng hạn, chúng mang anh Dậu đi đánh đập. Chị Dậu phải đứt ruột bán đi đứa con gái của mình để lấy tiền nộp sưu. Nhưng chúng lại không trả hết tiền cho chị và vì không đủ tiền nộp vì thế mà chị phải đi làm vú nuôi cho một gia đình trong làng. Mặc dù bị chôn vùi và chèn ép khổ cực như vậy nhưng phẩm chất cao quý của người nông dân như chị Dậu vẫn không hề mất đi. Người nông dân ấy nghèo nhưng có đạo đức đáng quý, tuy nghèo nhưng không chịu khuất phục, tuy nghèo nhưng có sức sống tiềm tàng mãnh liệt.

“Việc Làng” là thiên phóng sự dài 17 chương với những nội dung ghi lại để phân tích, phơi bày những thủ tục lạc hậu ở Việt Nam. Những hủ tục ấy đã đẩy người dân quê vào cảnh cùng quẫn tạo cơ hội để bọn cường hào địa chủ nhũng nhiễu dân lành.

Đặc biệt ở đây là chuyện ăn uống, sự việc này được khai thác ở rất nhiều khía cạnh. Góc độ khác nhau như lên án những hủ tục kì quái. Đẩy người dân vào cảnh điêu đứng, khốn cùng, nợ nần thậm chí có người phải thắt cổ tự tử cũng vì miếng ăn cho làng. Những thứ hủ tục ấy là cái để kiếm ăn cho bọn quan lại vô công đồi nghề. Chúng dựa vào đó để kiếm lợi, củng cố quyền lực trên mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu của người dân quê. Qua phóng sự này, Ngô Tất Tố đã nhìn vào hiện thực mà một lần nữa lên án nạn thịt xôi của lũ tham quan, phê phán tâm lí hiếu danh, tiêu cực của dân quê, nhưng ta không thể xem đó là bản chất của họ. Ngô Tất Tố không những phê phán mà còn thông cảm với họ, thông cảm với những người bị bọn tham quan ô lại lừa lọc.

Suu ARMY
16 tháng 6 2018 lúc 13:45

Trong thời kì trước cách mạng tháng 8, đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến. Bằng ngòi bút tài hoa, các nhà văn hiện thực xuất sắc đã phác họa lại một cách rõ nét về bối cảnh xã hội đương thời. Một trong số đó là Ngô Tất Tố với tác phẩm ''Tắt Đèn''. ''Tắt Đèn'' là một tác phẩm chân thực mà cảm động về gia đình chị Dậu - một gia đình nông dân nghèo đang sống dưới tầng đáy của xã hội lúc bấy giờ. Họ bị thực dân phong kiến đày đọa, chèn ép đến bần cùng hóa, tưởng chừng như không còn lối thoát. Từ cách đặt tên tác phẩm là "Tắt Đèn'', ta đã hiểu rõ được phần nào ý nghĩa của tác phẩm.Tắt đèn trong đêm tối có khác nào sống trong một thế giới nghèo nàn công lý?

Thật vậy, đến với tác phẩm, ta càng hiểu thêm số phận đau thương của người nông dân nghèo trong xã hội phong kiến thời ấy. Thật oái oăm! Chúng không những bắt gia đình chị Dậu nộp sưu thuế của anh Dậu mà chúng còn bắt nộp sưu thuế cho người em chồng đã chết từ năm ngoái. Không xoay đủ tiền sưu thuế cho bọn chúng đúng thời hạn, anh Dậu đã bị bắt giải lên đình đánh đập. Là vợ, chị Dậu rất thương chồng. Chị đã phải bán đứa con mà mình đã dứt ruột sinh ra, đứa con mà chị luôn yêu thương, luôn hiếu thuận với cha mẹ. Nhưng chúng lại không trả đủ tiền cho chị nên chị đã phải đi làm vú nuôi cho một gia đình nọ. Vào một đêm tối chị bị lão chủ nhà mò vào phòng. Chị đã quá bức bối không thể chịu được nữa, nên đã chạy ra ngoài. Hình ảnh người phụ nữ nông dân chạy ra ngoài trong đêm đại diện cho hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng tám phải sống trong khổ cực thiếu vắng bóng chân lý. Toàn bộ tác phẩm là một câu chuyện cảm động về số phận đau thương của gia đình chị Dậu, và cũng là đại diện cho cuộc sống người nông dân thời ấy. Với những hình ảnh cảm động và cách miêu tả tâm lý nhân vật một cách sâu sắc tác phẩm đã gợi lại trong lòng độc giả nhưng ấn tượng sâu sắc về một thời sống nghèo khổ thiếu vắng bóng chân lý.

         Tui cạn não, thông cảm, nhớ ủng hộ tui vs nhé, đang âm điiẻm, mơn nhìu.

                                      ~ HOK TỐT ~

❤  Hoa ❤
16 tháng 6 2018 lúc 14:31

Tắt đèn" là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Ngô Tất Tố, cây bút truyện kí tiêu biểu của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Tác phẩm có 26 chương mà chương XVIII là chương xảy ra xung đột cơ bản nhất của người nông dân với bọn cường hào ác bá trong làng. Qua “Tức nước vỡ bờ" (một đoạn trích của chương XVIII), Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ.

Cũng qua vài trang ngắn ngủi mà đậm nét chân thực, sinh động của "Tức nước vỡ bờ", Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt, căm ghét tột cùng cái xã hội thực dân phong kiến tàn ác, dã man kia để cho một kết thúc chị Dậu quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng; đồng thời tác giả cũng bày tỏ một sự cảm thông sâu sắc chân thành với số phận cùng quẫn, bi thưởng của người nông dần mà cụ thể là chị Dậu. Ôi! Cái gia đình đầm ấm yên vui của chị đã bị chính sách sưu thuế ác nghiệt kia làm cho tan nát. Số phận và tiền đồ của chị thật tối tăm như bầu trời đêm 30 không trăng sao vậy.

Không chỉ lên án gay gắt xã hội thực dân phong kiến, cảm thông sâu sắc với người nông dân, Ngô Tất Tố còn đề cao những nhân phẩm cao quý của họ với những nét đẹp truyền thống tiềm tăng: phẩm chất thương yêu chồng con tha thiết của chị Dậu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người chồng ốm yếu; phẩm chất thanh cao "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" không hám danh lợi tiền tài của chị và đặc biệt là sức sống tiềm tàng đã ấp ủ bấy lâu trong lòng người phụ nữ nông dân đã bùng cháy đúng lúc để cứu chồng thoát khỏi nanh vuốt của lũ hùm sói cai lệ và người nhà lý trưởng. Và cuối cùng qua "Tức nước vỡ bờ" Ngô Tất Tố đã quan tâm đến vấn đề hết sức bức thiết trong cuộc sống đương thời, đó là nhu cầu được sống những ngay bình yên, được hưởng hạnh phúc trong mái ấm gia đình bình dị của người nông dân. Đặc sắc nghệ thuật trong "Tức nước vờ bờ" của Ngô Tất Tố thực sự làm chúng ta khâm phục. Nhà văn đã xây dựng một nhân vật chị Dậu điển hình, là tượng trưng cho tất cả những người phụ nữ nông dân với những phẩm chất cao đẹp, đáng quý nhất của loài người chúng ta. Và đặc biệt nhà văn đã sử dụng những lời lẽ hết sức dân dã, đời thường mà sinh động, chân thực, làm chúng ta như đang sống giữa cuộc sống bất công đương thời để chứng kiến những điều ngang trái. Và chính sự kết hợp tài tình giữa 3 phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật tình huống máu thuần cơ bản của tác phẩm giữa hai giai cấp đối kháng đã thực sự thể hiện tài năng tiểu thuyết xuất chúng của Ngô Tất Tố.

"Tức nước vỡ bờ" nói riêng và "Tắt đèn" nói chung sẽ mãi là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học hiện đại nước ta. Nó đã có những thành công vang dội và ảnh hưởng rõ rệt đến xã hội đương thời. Song vẫn còn có những hạn chế nho nhỏ. Nhưng "Tức nước vờ bờ", "Tắt đèn'' sẽ luôn là một tuyệt tác để chúng ta khâm phục và nhớ đến Ngô Tất Tố - nhà văn hiện thực xuất sắc.



hok tốt

moto moto
Xem chi tiết
Rykels
13 tháng 12 2021 lúc 20:17

- Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm: vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn.

Tóm tắt:

          Ông Hai là người nông dân yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải đi tản cư. Một hôm nghe ngóng được tin làng Dầu theo Tây. Tin dữ bất ngờ khiến ông không thể tin nổi rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi cùng đường, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.

Khái niệm tình huống truyện:

- Tình huống truyện là một hoàn cảnh có vấn đề xuất hiện trong tác phẩm.

- Trong hoàn cảnh đó, nhân vật sẽ có hành động bộc lộ rõ nhất, điển hình nhất bản tính của mình. Tính cách nhân vật sẽ rõ, chủ đề tác phẩm sẽ bộc lộ trọn vẹn.

Tình huống truyện trong truyện ngắn “Làng”

- Đó là khi ông Hai nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc => Tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng Chợ Dầu của ông Hai, khác với suy nghĩ về một làng quê “tinh thần cách mạng lắm” của ông.

- Ý nghĩa:

+ Tình huống tạo tâm lí, diễn biến gay gắt trong nhân vật, làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng,yêu nước ở ông Hai.

+ Xét về mặt hiện thực, tình huống này rất hợp lí.

+ Xét về mặt nghệ thuật nó tạo nên một nút thắt cho câu chuyện; gây ra mâu thuẫn giằng xé tâm lí ông lão đáng thương và đáng trọng ấy, tạo điều kiện để thể hiện tâm trạng, phẩm chất và tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc; góp phần giải quyết chủ đề tác phẩm (phản ánh và ca ngợi tình yêu làng, yêu nước chân thành, giản dị của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.)

+ Sự phát triển của câu chuyện sẽ bám theo cái tình huống oái oăm này.

Diễn biến tâm trạng của ông Hai

Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

- Nhớ làng da diết – muốn về làng, muốn tham gia kháng chiến. 

- Mong nắng cho Tây chết.

=> Yêu thương, gắn bó với làng quê, tự hào và có trách nhiệm với cuộc kháng chiến của làng.

- Ở phòng thông tin, ông nghe được nhiều tin hay -> những tin chiến thắng của quân ta -> Ruột gan ông cứ múa cả lên -> Quan tâm tha thiết, nồng nhiệt đến cuộc kháng chiến.

=> Ông Hai là người nông dân có tính tình vui vẻ, chất phác, có tấm lòng gắn bó với làng quê và cuộc kháng chiến.

Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc

- Khi nghe tin xấu, ông Hai sững sờ, xấu hổ, uất ức:“cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”.

- Từ đỉnh cao của niềm vui, niềm tin ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy quá bất ngờ.

- Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rảnh rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin -> Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ, tan tành trước cái tin sét đánh ấy

- Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông“cúi gằm mặt mà đi”.

- Về đến nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Bao nhiêu điều tự hào về quê hương như sụp đổ  trong tâm hồn người nông dân rất mực yêu quê hương ấy. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy.

- Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa,ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra một nhà ,nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”

- Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng  khi nghĩ tới tương lai. Ông không biết đi đâu, về làng thì không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây, phản bội kháng chiến. Ở lại thì không xong, vì mụ chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi. Còn đi thi biết đi đâu bởi ai người ta chưa chấp dân làng Chợ Dầu phản bội.

-> Nếu như trước đây , tình yêu làng và tình yêu nước hòa quyện trong nhau thì lúc này, ông Hai buộc phải có sự lựa chọn.Quê hương và Tổ quốc, bên nào nặng hơn? Đó không phải là điều đơn giản vì với ông, làng Chợ Dầu đã trở thành một phần của cuộc đời, không dễ gì vứt bỏ; còn cách mạng là cứu cánh của gia đình ông, giúp cho gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ.

- Cuối cùng, ông đã quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu cũng không thể mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của con người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng.

- Để ông Hai vơi bớt nỗi đau đớn, dằn vặt trong lòng và yên tâm về quyết định của mình, tác giả đã cho nhân vật trò chuyện với đứa con út (thằng cu Húc), giúp ông bày tỏ tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu (nhà ta ở làng Chợ Dầu), bày tỏ tấm lòng thủy chung son sắt với kháng chiến, với Cụ Hồ (chết thì chết có bao giờ dám đơn sai). -> Đó là một cuộc trò chuyện đầy xúc động nhớ quê, yêu quê, nỗi đau đớn khi nghe tin quê hương theo giặc cứ chồng chéo đan xen trong lòng ông lão. Nhưng trong ông vẫn cháy lên một niềm tin tưởng sắt đá, tin tưởng vào Cụ Hồ, tin tưởng vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Niềm tin ấy đã phần nào giúp ông có thêm nghị lực để vượt qua khó khăn này. Dường như ông Hai đang nói chuyện với chính mình, đang giãi bày với lòng mình và cũng như đang tự nhắc nhở: hãy luôn “Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh”. Tình quê và lòng yêu nước thật sâu nặng và thiêng liêng.

=> Đau khổ tột cùng khi nghe tin làng mình theo giặc nhưng tấm lòng thủy chung, son sắt với cuộc kháng chiến thì vẫn không hề thay đổi.

Tâm trạng của ông Hai khi tin làng mình theo giặc được cải chính

- Đúng lúc ông Hai có được quyết định khó khăn ấy thì cái tin làng Chợ Dầu phản bội đã được cải chính. Sự đau khổ của ông Hai trong những ngày qua nhiều bao nhiêu thì niềm phấn khởi và hạnh phúc của ông lúc này càng lớn bấy nhiêu.  “bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà ông bị “đốt nhẵn”. Nội dung lời “khoe” của ông có vẻ vô lí bởi không ai có thể vui mừng trước cảnh làng, nhà của mình bị giặc tàn phá. Nhưng trong tình huống này thì điều vô lí ấy lại rất dễ hiểu: Sự mất mát về vật chất ấy chẳng thấm vào đâu so với niềm vui tinh thần mà ông đang được đón nhận. Nhà văn Kim Lân đã tỏ ra rất sắc sảo trong việc nắm bắt và miêu tả diễn biến tâm lí của nhân 

=> Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến.Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất,hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

c. Giá trị nội dung

- Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng.

Giá trị nghệ thuật

- Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.

Nguyễn Cảnh Hùng
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Trinh
3 tháng 11 2017 lúc 10:50

Em ghép như sau: A – 4; B - ; C - 2 ; D – 3.

Thanh Nguyễn
6 tháng 11 2023 lúc 21:03

sai rồi