Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thương
Xem chi tiết
lạc lạc
23 tháng 11 2021 lúc 9:06

1.

- Nước ta có số dân đông-> thị trường tiêu thụ rộng lớn. Thu nhập và chất lượng cuộc sống của người ngày càng tăng -> sức mua tăng, thị hiếu có nhiều thay đổi.

- Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật-> điều kiện phát triển các ngành cần nhiều lao động và công nghệ cao, thu hút đầu tư nước ngoài.


 

Bình luận (0)
lạc lạc
23 tháng 11 2021 lúc 9:08

THAM KHẢO 

2.

Thế mạnh

- Nguồn lao động dồi dào: dân số hoạt động kinh tế chiếm tỉ lệ lớn (có tới 45,0 triệu lao động năm 2008). Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động, đây là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế.

- Chất lượng nguồn lao động tăng lên:

+  Lao động qua đào tạo tăng lên từ 12,3% (1996) lên 25% (2005).

+ Người lao động cần cù, sáng tạo, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật, có kinh nghiệm sản xuất phong phú được tích lũy qua nhiều thế hệ (về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp...).

- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đang giảm.

- Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực trong cơ cấu lao động theo khu vực và thành phần kinh tế.

 Hạn chế :

- So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao.

- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế còn chuyển dịch chậm.

 

 

 

Bình luận (1)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 2 2019 lúc 13:22

- Nguồn lao động dồi dào (năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm khoảng một triệu lao động).

- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú, có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh...

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Số lao động có chuyên môn kĩ thụật đang làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 21% so với tổng lực lượng lao động cả nước (năm 2005).

- So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Diệu
31 tháng 3 2017 lúc 21:16

a) Thế mạnh

- Về số lượng: Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.

- Về chất lượng:

+ Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc (đặc biệt là trong sản xuât nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...) được tích luỹ qua nhiều thế hệ.

+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục và y tế.

b) Hạn chế: So với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.



Bình luận (0)
Hiiiii~
31 tháng 3 2017 lúc 21:16

a) Thế mạnh

- Về số lượng: Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.

- Về chất lượng:

+ Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc (đặc biệt là trong sản xuât nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...) được tích luỹ qua nhiều thế hệ.

+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục và y tế.

b) Hạn chế: So với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.


Bình luận (0)
Doraemon
31 tháng 3 2017 lúc 21:16

a. Thế mạnh
+ Số lượng
– Nguồn lao động rất dồi dào 42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số (năm 2005) .
– Mỗi năm tăng thêm 1 tiệu lao động mới.
+ Chất lượng
– Người lao động cần cù, ham học hỏi, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn liền với truyền thống dân tộc (nhất là trong các lĩnh vực NN, LN, NgN…) được tích lũy qua nhiều thế hệ, có khả năng tiếp thu KHKT.
– Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế. Hiện nay có 10 triệu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 25% lực lượng lao động, trong đó có khoảng 5,3% có trình độ CĐ, ĐH và trên ĐH.

b. Hạn chế
– Nhìn chung còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.
– Nhiều lao động còn chưa qua đào tạo, chiếm tới 75%, thể lực yếu.
– Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
– Phân bố không đều cả về số lượng và chất lượng giữa các vùng và các ngành :
+ Đại bộ phận tập trung ở đồng bằng và hoạt động trong nông nghiệp.
+ Lao động có trình độ tập trung ở các thành phố lớn, chiếm khoảng 37,7% (năm 1998), còn ở khu vực nông thôn thì lao động có trình độ kỹ thuật chỉ chiếm có 8%.
+ Miền núi và cao nguyên thiếu lao động, nhất là lao động có kĩ thuật. Điều này sẽ cản trở cho sự phát triển KT-XH theo hướng CNH-HĐH.

Bình luận (0)
Nguyễn Dương Hoàng Lộc
Xem chi tiết
Trần Tuyết Nhi
26 tháng 1 2016 lúc 17:04

a. Thế mạnh:

- Nước ta có nguồn lao động dồi dào.

Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.

            - Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo.

- Nguồn lao động nước ta có kinh nghiệm sản xuất được tích lũy qua nhiều thế hệ.

            - Chất lượng người lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế.

            - Lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học tăng mạnh.

b. Hạn chế:

- Lao động nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp

- Lao động phân bố không đều giữa các vùng trong cả nước.

- Lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

            - Lao động có trình độ tập trung chủ yếu ở các thành phố. Trong khi đó khu vực nông thôn, đồng bằng và trung du, miền núi giàu tài nguyên lại thiếu lao động, đặc biệt là lao động có kỹ thuật.

Bình luận (0)
Diệu Huyền
4 tháng 9 2019 lúc 19:04

a) Thế mạnh

- Số lượng: dân số hoạt động kinh tế chiếm tỉ lệ lớn (42,5 triệu lao động năm 2005, 45,0 triệu lao động năm 2008). Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động, đây là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế.

- Chất lượng nguồn lao động tăng lên:

+ Lao động qua đào tạo tăng lên từ 12,3% (1996) lên 25% (2005).

+ Người lao động cần cù, sáng tạo, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật, có kinh nghiệm sản xuất phong phú được tích lũy qua nhiều thế hệ (về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp...).

- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đang giảm.

- Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực trong cơ cấu lao động theo khu vực và thành phần kinh tế.

b) Hạn chế :

- Chất lượng lao động chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn ít so với sự phát triển kinh tế hiện nay.

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao.

- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế còn chuyển dịch chậm.

Bình luận (0)
Kim Thinn
4 tháng 9 2019 lúc 20:41

+ Những thế mạnh:

- Nước ta có nguồn lao động dào dồi, đáp ứng được các nhu cầu của thị trường trong cũng như ngoài nước.

- Người lao động có trình độ chuyên môn khoa học kĩ thuật được nâng cao, cần cù, siêng năng và sáng tạo,….

- Chất lượng lao động ngày càng tăng lên.

- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ngày càng giảm xuống.

- Cơ cấu lao động có sự chuyển biến tích cực.

+ Những mặt hạn chế:

- Chất lượng lao động chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa

- .Đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn ít so với sự phát triển kinh tế hiện nay.

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao.

- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế còn chuyển dịch chậm.

Bình luận (1)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 6 2019 lúc 12:47

a) Thế mạnh

- Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.

- Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao.

b) Hạn chế

- Thể lực người lao động nước ta còn yếu.

- Thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.

- Đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, công nhân có tay nghề cao còn ít.

- Lực lượng lao động phân bố không đều, tập trung quá cao ở các vùng đồng bằng và duyên hải gây căng thẳng đối với vấn đề giải quyết việc làm. Ở vùng núi và trung du giàu tài nguyên lại thiếu lao động.

- Lực lượng có tay nghề chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, nhất là   thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,...).

- Năng suất lao động thấp; cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm ưu thế.

Bình luận (0)
La Vĩnh Thành Đạt
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
13 tháng 4 2017 lúc 14:43

*Tính hai mặt của cạnh tranh:

- Mặt tích cực: Cạnh tranh giữ vai trò là một động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

   + Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên.

   + Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào việc đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

   + Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

- Mặt hạn chế:

   + Chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên làm cho môi trường, môi sinh suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng

   + Để giảnh giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người không từ những thủ đoạn phi pháp, bất lương.

   + Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, từ đó nâng giá lên cao làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân

   Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan của sản xuất và lưu thông hàng hóa, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế nhưng mặt tích cực là cơ bản, mang tính trội, còn mặt hạn chế của cạnh tranh thì Nhà nước sẽ điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế - xã hội thích hợp để hạn chế vi phạm pháp luật(làm hàng giả, bán hàng quốc cấm, dùng thủ đoạn phi pháp, rối loạn thị trường…), mở rộng thị trường, nâng cao đời sống nhân dân.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 5 2017 lúc 18:23

Mặt hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là trình độ lao động còn thấp, năng suất lao động thấp; dân cư phân bố chưa hợp lí, tập trung nhiều ở nông thôn khi kinh tế chủ đạo ở nông thôn là nông nghiệp, các nghề phụ chưa phát triển, chưa phát huy được thế mạnh của lực lượng lao động

=> Chọn đáp án D

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
1 tháng 4 2017 lúc 6:25

- Từ hai nặt tích cực và hạn chế của cạnh tranh thì nhà nước cần phải:
+ Về mặt tích cực thì nhà nước cần: Thông qua việc giáo dục, nâng cao ý thức của mọi người trong sản xuất, bảo vệ tài nguyên, môi trường và khai thác tài nguyên hợp lý, đưa ra những quyết định hợp lí để kích thích LLSX, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…
+ Về mặt tiêu cực thì nhà nước cần: Ban hành luật pháp và các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp, nghiên khắc xử lí các trường hợp vi phạm “luật cạnh tranh”để tạo điều kiện cho các nguồn nhân lực phát triển, các chủ thể hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch…không vi phạm pháp luật.

Bình luận (0)