Liệt kê một vài kỹ năng mà em có được khi nghe vả tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.
1.1. Bài 7 tiếp tục rèn luyện kĩ năng nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình mà các em đã học ở Bài 3 và Bài 5. Yêu cầu cụ thể ở bài này là nghe và tóm tắt nội dung của bài thuyết trình về một bài thơ.
1.2. Để nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một bài thơ, các em cần xem lại các yêu cầu đã nêu ở Bài 3, Bài 5 và chú ý thêm:
- Xác định rõ vấn đề và thời gian người nói sẽ trình bày.
- Tìm đọc trước bài thơ sẽ thuyết trình; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả và một số ý kiến, bài viết xung quanh tác phẩm
- Chuẩn bị các phương tiện để ghi chép và tóm tắt nội dung buổi thuyết trình như giấy, bút, sổ tay, máy tính cá nhân (nếu có).
- Biết tóm tắt bài thuyết trình theo một trình tự ba phần: mở đầu, phát triển và kết thúc; ghi chép những chỗ cần lưu ý, ý kiến khác biệt, vấn đề còn chưa hiểu để đề nghị người nói giải thích, trình bày thêm hoặc tham gia ý kiến khi thảo luận
1.1. Khi nghe người khác thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, để nắm được nội dung thông tin, cần biết tóm tắt ý chính của người nói. Tóm tắt ý chính của bài nói cũng giống tóm tắt ý chính của một văn bản viết; về độ dài có thể khác nhau, nhưng cần nêu được các ý chính của bài trình bày. Kĩ năng tóm tắt văn bản có tác dụng rất lớn trong việc giúp các em nắm bắt nội dung chính của bài nói; rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý khi thực hành nói hoặc viết.
1.2. Muốn tóm tắt được ý chính của bài trình bày, các em cần lưu ý:
- Chú ý nghe kĩ nội dung thuyết minh giải thích mà người nói đã trình bảy.
- Tuỳ theo yêu cầu tóm tắt để lựa chọn và ghi lại các ý chính theo hệ thống: ý lớn, ý nhỏ, các ví dụ minh hoạ tiêu biểu,...
1.1. Các em đã được học kĩ năng nghe và tóm tắt nội dung người khác thuyết trình ở Bài 3, Bài 5 và Bài 7. Bài học này tiếp tục rèn luyện kĩ năng nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một nhân vật lịch sử hoặc một tác phẩm văn học.
1.2. Để nghe và tóm tắt được nội dung người khác giới thiệu về một nhân vật lịch sử hoặc một tác phẩm văn học, các em cần xem lại các yêu cầu đã nêu ở Bài 3, Bài 5, Bài 7 và chú ý thêm:
- Nghe kĩ nội dung giới thiệu về đối tượng mà người nói đã trình bày.
- Ghi lại các ý chính theo hệ thống (ý lớn, ý nhỏ, các ví dụ minh hoạ tiêu biểu,...) mà người trình bày đã nêu lên.
- Trình bày bản tóm tắt ý chính theo từng mức độ
Chọn một trong hai đề bài sau:
(1) Nghe và tóm tắt nội dung bài thuyết trình về bối cảnh lịch sử, giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ “Vịnh khoa thi Hương" (Trần Tế Xương).
(2) Nghe và tóm tắt nội dung của bài thuyết trình về một bài thơ tự chọn.
*Bối cảnh lịch sử: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.
* Giá trị nội dung:
- Vịnh khoa thi hương là bài thơ thuộc đề tài thi cử - một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương. Qua việc tái hiện hình ảnh thảm hại của kì thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam, nhà thơ bày tỏ sự xót xa, đau đớn của con người trước tình cảnh thảm hại của các nhà Nho vào thời kì mạt vận của Nho học.
- Một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu đã được tái hiện lại đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước
* Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật đối, đảo ngữ
- Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm
Nói và nghe: Tóm tắt nội dung trình bày của người khác
B
ước 1: Lắng nghe và ghi tóm tắt.
- Lắng nghe nội dung trình bày: cần nghe hết câu, hết ý để hiểu rõ điều người trình bày muốn nói.
- Ghi chép tóm tắt nội dung trình bày:
+ Căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu để ghi tóm tắt.
+ Tóm lược các ý chính dưới dạng từ, cụm từ.
- Dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch đầu dòng,... để thể hiện tính hệ thống của các ý kiến.
Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa.
- Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).
- Xác định với người nói về nội dung em vừa tóm tắt. Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.
Em hãy kể tóm tắt nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em thích nhất (trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1).
(Lưu ý: Kể tóm tắt lại bằng chữ viết ra giấy và chụp lại nội dung bài làm nộp lại nhé!)
Em học được điều gì về cách viết biên bản và cách tóm tắt nội dung trình bày của người khác?
- Viết biên bản cần ngắn gọn, súc tích, cô đọng lại các ý chính của buổi học, tránh viết dài, lan man mà chưa đi vào được vấn đề chính.
- Tóm tắt nội dung trình bày của người khác phải đầy đủ các ý chính và ngắn gọn.
4. Em học được điều gì về cách viết biên bản và cách tóm tắt nội dung trình bày của người khác?
Viết biên bản cần ngắn gọn, súc tích, cô đọng lại các ý chính của buổi học, tránh viết dài, lan man mà chưa đi vào được vấn đề chính.
Tóm tắt nội dung trình bày của người khác phải đầy đủ các ý chính và ngắn gọn.
Sắp xếp theo đúng trình tự các bước tóm tắt văn bản tự sự?
(1) Có thể xen kẽ các nhân vật phụ, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm,...
(2) Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.
(3) Căn cứ vào những yếu tố quan trọng của tác phẩm như sự việc, nhân vật chính.
(4) Cần phải đọc kỹ để hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lý, sau đó viết thành văn bản tóm tắt.
A. 2 – 3 – 4 – 1
B. 2 – 4 – 3 – 1
C. 2 – 1 – 3 – 4
D. 4 – 1 – 3 – 1