Nêu và lí giải về một điểm tương đồng trong cách trình bày của phần (2) và phần (3).
Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc, trong đó có sử dụng ít nhất một thành phần tình thái và một thành phần phụ chú. Chỉ ra thành phần tình thái và thành phần phụ chú được sử dụng trong đoạn văn đã viết.
Bài làm tham khảo:
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) là truyện ngắn mà em yêu thích nhất vì truyện đã đề cập đến và nêu cao tình thương giữa người với người. Sơn và Lan là những đứa trẻ lương thiện, khi nhìn thấy Hiên co ro trong manh áo rách, hai chị em đã muốn tự ý đem áo cho Hiên mặc. Về sau, mẹ Hiên đem trả áo. Dẫu vậy, mẹ Sơn vẫn cho mẹ Hiên mượn ít tiền để may áo cho con. Sơn và Lan tưởng như sẽ bị mẹ mắng, nhưng may sao, người mẹ chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng và vẫn vô cùng yêu thương các con mình vì chúng đã có lòng nhân hậu.
Chú thích:
- Thành phần tình thái: may sao
- Thành phần phụ chú: (Thạch Lam)
Nêu những thông tin chính về lễ rửa làng mà em tiếp nhận được từ văn bản (có thể trình bày dưới hình thức một sơ đồ với các phần: thời điểm diễn ra hoạt động; sự chuẩn bị và diễn biến của hoạt động; ý nghĩa của hoạt động;...)
Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.
Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:
1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)
Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?
2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?
3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?
Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?
4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?
5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.
Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1. Đặt vấn đề:
- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?
- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)
- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?
- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?
- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài
2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ
?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?
a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.
- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)
- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)
- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)
b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.
- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?
- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?
- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?
Phần III. Tổng kết.
- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.
Phần IV: Luyện tập
- Các em làm bài tập trong video đã cho.
- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?
Từ nội dung của đoạn trích và những hiểu biết xã hội, viết đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 12 – 15 câu trình bày quan điểm của em về lối sống giản dị. ( Đoạn văn có sử dụng ít nhất một thành phần biệt lập - gạch chân, chú thích rõ)
Luận điểm được trình bày trong phần (3) góp phần làm sáng tỏ luận đề như thế nào? Nhận xét về cách lập luận được sử dụng trong phần này.
- Góp phần đi sâu phân tích hoạt động giao tiếp của các nhân vật, về tình thế lựa chọn của lão Hạc trong truyện
- Cách lập luận giúp làm rõ hơn giá trị tư tưởng trong tác phẩm.
Luận điểm ở phần 3 đã đi sâu phân tích hoạt động giao tiếp của các nhân vật, về tình thế lựa chọn của lão Hạc trong truyện (giữa cái sống và cái chết cùng những hệ luỵ của chúng). Vấn đề này giúp làm rõ hơn giá trị tư tưởng trong tác phẩm Lão Hạc.
Dựa vào nội dung phần (1) và (2) của bài chiếu, hãy trình bày lí do cần dời đô.
Lí do: kinh đô cũ không còn thích hợp với sự mở mang của đất nước.
Trình bày bố cục của bài hịch, cho biết luận điểm của từng phần và mối quan hệ của mỗi phần với mục đích của bài hịch.
- Bố cục của bài hịch:
+ Phần 1 (từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”): Nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước. Qua đó, thể hiện mong muốn của tác giả nhắc nhở binh lính, gợi ra ý thức trách nhiệm của họ trong thời loạn lạc.
+ Phần 2 (từ “Huống chi” đến “cũng vui lòng”): Tố cáo tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc. Từ đó, dễ dàng khơi gợi được lòng căm thù giặc.
+ Phần 3 (từ “Các ngươi” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?”): Phân tích thái độ, hành động của các tướng sĩ. Từ đó, giúp họ nhìn nhận rõ ràng nhất cục diện của đất nước đang diễn ra, để họ biết những sai lầm và điều họ cần thay đổi.
+ Phần 4 (đoạn còn lại): Đưa ra các nhiệm vụ cụ thể, đồng thời khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.
- Các luận điểm từng phần có mối quan hệ chặt chẽ, rõ ràng, làm sáng tỏ mục đích đưa ra giúp bài hịch đầy sức thuyết phục.
Trong bài này em sẽ tiếp tục luyện tập cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống với những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, cách bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe (đã học ở bài 6, Hành trình tri thức).
* Bài nói tham khảo:
Gia đình có vai trò thật quan trọng đối với con người. Vậy đâu là những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương?
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được rằng một gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và bảo vệ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, khi con người trưởng thành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua.
Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Nhưng để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình. Không chỉ ở cha mẹ mà còn cả con cái.
Cha mẹ không chỉ là tấm gương để con học tập theo, mà cần trở thành một người bạn của con. Có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc. Còn con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay lời khuyên đúng đắn. Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau. Có đôi khi, tình yêu thương lại xuất phát từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là cả gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm, lời nhắc nhở người cha người mẹ mặc ấm, cùng chụp chung một tấm ảnh vào năm mới… Tuy nhỏ bé nhưng lại đem đến sự ấm áp vô cùng.
Xã hội càng hiện đại, con người càng trở nên vô tâm. Duy chỉ có gia đình là đem đến cho con người tình yêu thương chân thành nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết quý trọng những người thân yêu. Mỗi thành viên trong gia đình hãy cùng nhau xây dựng một tổ ấm hạnh phúc.
Trên đây là phần trình bày của em về những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương, rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để bài nói của em ngày càng hoàn thiện hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe.
Văn bản đã đáp ứng được những yêu cầu nào về hình thức (bố cục, cách trình bày thông tin trong từng phần,…) của một bản kiến nghị?
- Bố cục: 3 phần (Mở đầu, nội dung, kết thúc)
- Cách trình bày thông tin: Phù hợp, chính xác, tường minh, dễ hiểu, rành mạch.