Xác định thể loại, bố cục và chủ đề của bài thơ Mời trầu.
Hãy chọn một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật mà em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nhận xét về niêm, luật của bài thơ.
b. Xác định bố cục và nêu ý chính của từng phần.
c. Nêu chủ đề và chỉ ra một số nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
Tham khảo!
Chọn bài thơ “Bạn tới chơi nhà” – Nguyễn Khuyến
Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.
a.
- Về niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3 (thời – sâu), câu 4 và câu 5 (rộng – chửa), câu 6 và câu 7 (vừa – trò), câu 1 và câu 8 (bấy – đến) cùng thanh.
- Về luật: Luật trắc
- Về đối: câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6
b. 3 phần
- Phần 1 (6 câu đầu): Giới thiệu tình huống bạn đến chơi
- Phần 2 (6 câu tiếp): Hoàn cảnh gia đình khi bạn đến chơi
- Phần 3 (Câu cuối): Khẳng định tình bạn chân thành
c.
- Chủ đề: Ngợi ca tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Tạo tình huống bất ngờ, thú vị
+ Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ
+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học
Xác định thể loại và các câu mang vần của bài Cảnh khuya. Nêu chủ đề của tác phẩm.
- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Chủ đề: khung cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về thể thơ, đề tài, thái độ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương với bài ca dao sau:
Miếng trầu ăn kết làm đôi
Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng
Trầu xanh, cau trắng cay nồng
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên
| Mời trầu | Bài ca dao |
Đề tài | Đều nói về tình yêu đôi lứa | |
Thể thơ | Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật | Thơ lục bát |
Thái độ | Bày tỏ thái độ không đồng tình trước sự bội bạc, bạc bẽo. | Vui mừng trước tình yêu đôi lứa |
Hãy nêu chủ đề và bố cục bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương.
Chủ đề | Những cảnh chướng tai, gai mắt ở trường thi phản ánh tình trạng suy đồi của Nho học và nỗi lòng đau xót, phẫn uất của tác giả. |
Bố cục | - Hai câu đề: Giới thiệu về kì thi - Hai câu thực: Cảnh tượng khi đi thi - Hai câu luận: Những ông to bà lớn đến trường thi - Hai câu kết: Thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi |
Hãy xác định bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa.
Tham khảo!
- Bố cục:
+ Khổ 1+2: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân ở Chiêm Hóa.
+ Khổ 3+4: Vẻ đẹp con người trong mùa xuân.
+ Khổ 5: Giới thiệu lễ hội xuân ở vùng Chiêm Hóa.
- Mạch cảm xúc: kết cấu giản đơn, bình dị, đi từ khung cảnh thiên nhiên đến con người và những rung cảm, nét đặc sắc riêng về cảnh sắc khi bước sang xuân tại quê hương.
Em hãy xác định bố cục của bài thơ.
Tham khảo
Bài thơ được chia thành 4 phần:
- Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc và hồi ức của người cháu.
- Phần 2 (Khổ 2, 3, 4, 5): Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
- Phần 3 (Khổ 6): Suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa.
- Phần 4 (Khổ cuối): Người cháu đã trưởng thành và đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà.
Xác định bố cục, niêm, luật, vần, nhịp của bài thơ.
Bố cục | - Đề (2 câu đầu): giới thiệu tình hình đất nước bị giặt Tây xâm lược - Thực (2 câu tiếp): khắc họa chi tiết khung cảnh loạn lạc - Luận (2 câu tiếp): chuyển sang nhìn vấn đề trong một bối cảnh rộng hơn - Kết (2 câu cuối): tình cảm yêu nước, thương dân, lo lắng cho vận mệnh đất nước |
Niêm | Chữ thứ 2 của 1 niêm chữ thứ 2 câu 8 (thanh trắc) Chữ thứ 2 của 2 niêm chữ thứ 2 câu 3 (thanh trắc) Chữ thứ 2 của 4 niêm chữ thứ 2 câu 5 (thanh trắc) Chữ thứ 2 của 5 niêm chữ thứ 2 câu 7 (thanh bằng) |
Vần | hiệp theo một vần ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 (Tây – tay – bay – mây – này) |
Đối | Câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu. |
Nhịp | Bài thơ ngắt nhịp 2/2/3 ở các câu 1, 3, 4, 5, 6 và ngắt nhịp 4/3 ở các câu 2, 7, 8 |
Hãy xác định bố cục của văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại. Dựa vào đâu để xác định bố cục văn bản này? Đánh số thứ tự hay kí hiệu cho các phần trong bài hoặc trình bày bố cục ấy theo một sơ đồ.
- Bố cục của văn bản gồm 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến …trực tiếp tràn vào khu dân cư): dẫn dắt vấn đề nói đến và giải thích hiện tượng lũ lụt.
+ Phần 2 (tiếp đến …gây nên nhiều thiên tai): nêu nguyên nhân gây ra lũ lụt.
+ Phần 3 (phần còn lại): tác hại của lũ lụt.
- Dựa vào nhan đề của văn bản để xác định được bố cục của văn bản.
- Đánh số thứ tự:
1. Phần sa pô và đề mục Lũ lụt là gì?
2. Đề mục: Nguyên nhân gây ra lũ lụt
3. Đề mục: Tác hại của lũ lụt
Xác định chủ đề của bài thơ.