Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hóa trong khổ thơ.
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong các khổ thơ 2, 4 của văn bản.
Tham khảo!
Khổ 2:
- Đá - ngồi, trông nhau.
- Non Thần - trẻ lại.
-> Việc sử dụng biên pháp tu từ nhân hóa khiến cảnh vật trở nên có hồn hơn. Qua đó nhấn mạnh được vẻ đẹp của thiên nhiên vùng Chiêm Hóa.
Khổ 4:
- Sắc chàm - pha hương.
- Mùa xuân - lạc đường.
-> Phác họa lên bức tranh mùa xuân đầy hấp dẫn, giúp người đọc hình dung ra khung cảnh thiên nhiên trở nên sinh động, gần gũi hơn.
viết 1 đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ liệt kê và câu đặc biệt để nói lên suy nghĩ của em về nổi khổ của người dân khi lũ lụt xảy ra trên quê hương hay một vùng nào đó
chỉ ra câu đặc biệt và biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn đó
mọi người ơi giúp mình với cảm ơn nhiều
bí quá òi
Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các khổ thơ 2 và 3?
- Biện pháp tu từ:
+ Điệp từ: “dù” nhắc lại 3 lần
+ Điệp từ “thổi” nhấn mạnh 2 lần
+ Biện pháp đối: “Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng”/ “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu”: hai vế đăng đối nhau
Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và chỉ ra tác dụng của chúng.
- Biện pháp đảo ngữ: câu 3, 4, 5, 6 => nhấn mạnh sự yếu ớt, không nơi nương tựa của con người trong cảnh loạn lạc.
- Câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ => không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời mà nhấn mạnh nội dung người viết muốn gửi gắm.
Biện pháp: Đảo ngữ
Tác dụng: nhấn mạnh nội dung người viết muốn gửi gắm: dân tộc này cần người có trách nhiệm đứng ra gánh vác, đối phó với ngoại xâm.
chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ dduocj sử dụng trong 2 câu thơ đầu của rằm tháng giêng
1.
''Cảnh Khuya''
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
''Rằm tháng giêng''
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông Xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
2.
-Bài thơ ''Cảnh khuya'' được viết năm 1947 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp , viết tại khu Việt Bắc . Tác giả : Hồ Chí Minh.
-Bài thơ '' Rằm tháng giêng '' được viết năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Tác giả : Hồ Chí Minh . Người dịch : Xuân Quỳnh.
-Tinh thần của Bác được bộc lộ và thể hiện :
+ Tâm hồn thi sĩ : yêu thiên nhiên , yêu thiên nhiên tha thiết , sâu nặng
+ Nhưng đồng thời nó còn thể hiện phẩm chất của 1 người chiến sĩ : lạc quan , tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng , phong thái ung dung , đặc biệt là lòng yêu nước sâu nặng
3.
-Trong câu thơ đầu tiên , tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối trong như tiếng hát xa . Phương diện so sánh là trong, hình ảnh được so sánh với tiếng suối là tiếng hát xa , gợi âm thanh của tiếng suối ngân nga , du dương , êm ái , trong vắt từ xa vọng lại. Âm thanh rất nhỏ mà lại thu hút được sự chú ý của nhà thơ chứng tỏ cảnh đêm khuya đó rất yên tĩnh. Tác giả đã dùng cái động (âm thanh) để khắc họa không gian vô cùng yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc. So sánh tiếng suối với tiếng hát - sự vật thân thuộc với con người làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi , thân thiết , sống động và ấm áp.
-Điệp từ : ''Lồng''
+Lồng nghĩa là đan kết , giao hòa vào nhau , đan xen vào nhau của sự vật.
-Từ Lồng được lặp lại 2 lần cho thấy bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp , đường nét , hình khối , không gian vừa có chiều cao của bầu trời , vừa có bề rộng của cánh rừng. Bức tranh chỉ có 2 gang màu sáng tối nhưng vô cùng ấm áp , quấn quýt. Cảnh vật ở đó trở nên lung linh , huyền ảo, sinh động
4.
Cả hai bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển , vừa mang vẻ đẹp hiện đại.Cả hai bài thơ này đều sử dụng thể thơ cổ : thể thơ ''thất ngôn tứ tuyêt đường luật ''.Chất liệu của bài thơ ca cổ như trăng , hoa , tiếng suối , dòng sông , đó là những thi liệu mà những nhà thơ dùng để miêu tả , gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện ở cách miêu tả cảnh vật bằng những nét chấm phá đơn sơ , chủ yếu gợi hồn của cảnh vật .Vẻ đẹp cổ điển đó còn thể hiện ở sự giao hòa , gắn bó với thiên nhiên của nhân vật trữ tình.Vẻ đẹp hiện đại ở : cảnh thiên nhiên không tĩnh tại, không ngưng đọng mà luôn vận động , hướng về ánh sáng , hướng về sự sống. Nhân vật trũ tình không phải nhân vật ẩn sĩ mà là con người hành động , yêu thiên nhiên , gắn bó với thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp hiện đại còn thể hiện ở chính nhân vật trữ tình: vừa là thi sĩ , vừa là chiến sĩ cách mạng, luôn lo cho dân , cho nước.Như vậy , vẻ đẹp cổ điển và hiện đại hòa quyện thống nhất trong bài thơ , đó cũng chính là sự kết hợp giữa chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong con người của Hồ Chí Minh
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp ấy:
Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?
Lâu để mà xem cuộc chuyển vần.
(Trần Tế Xương, Tự trào I)
- Câu hỏi tu từ “Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?”
- Tác dụng: tăng sắc thái biểu cảm cho việc diễn đạt, thể hiện thái độ tự trào của tác giả trước cuộc đời, là bức chân dung tự họa chính mình.
Chỉ ra biện pháp tu từ đảo ngữ trong những câu in đậm dưới đây. Nêu tác dụng của mỗi biện pháp tu từ đó đối với việc liên kết câu.
a. Chúng nó đã giở ra với chị biết bao là trò mua vui. Nào nhảy nô, nào hú tim, nào đánh rồng rắn. Những cuộc vui ấy chị còn nhớ rành rành. (Ngô Tất Tố)
b. Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành. […] Hành thì nhà chị may lại còn. (Nam Cao)
a. Tác dụng: tạo sự liên kết giữa hai câu. “Những cuộc vui” là từ thay thế các động từ (nhảy nô, nào hú tim, nào đánh rồng rắn) ở câu trước.
b. Tác dụng: tạo sự liên kết giữa hai câu. Từ “Hành” đầu câu trùng lặp với từ "hành" có trong câu trước.
chỉ ra và nêu tác dung của biện pháp tu từ so sánh có trong câu sau : "mưa rửa sạch bụi" "như em lau nhà" ?
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.
- Miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên sau mưa.
- Trí tưởng tượng đầy thú vị của tác giả kết nối giữa hành động giữa con người và thiên nhiên.
Hãy nêu 2 lợi ích của mưa đối với đời sông con người và sinh vật trên trái đất
Chỉ ra 2 biện pháp tu từ đc̣ sử dụng trong khổ thơ in đậm và nêu tác đụng của 2 biện pháp tu từ đó:
Mẹ ru khúc hát ngày xưa
Qua bao nắng sớm chiều mưa vẩn còn
Chân trần mẹ lội đầu non
Che giông giữ tiếng cười giòn cho ai...
Vì ai chân mẹ giẫm gai
Vì ai tất cả vì ai dãi dầu
Vì ai áo mẹ phai màu
Vì ai thao thức bạc đầu...vì ai ?
Điệp ngữ : Vì ai...
Dùng kiểu câu hỏi
biện pháp nhân hóa K CHO MÌNH NHA
CHÚC HỌC TỐT
Chỉ ra 2 biện pháp tu từ đc̣ sử dụng trong khổ thơ in đậm và nêu tác đụng của 2 biện pháp tu từ đó :
Mẹ ru khúc hát ngày xưa
Qua bao nắng sớm chiều mưa vẩn còn
Chân trần mẹ lội đầu non
Che giông giữ tiếng cười giòn cho ai...
Vì ai chân mẹ giẫm gai
Vì ai tất cả vì ai dãi dầu
Vì ai áo mẹ phai màu
Vì ai thao thức bạc đầu...vì ai ?
Trả lời :
Biện pháp tu từ là những đoạn được gạch chân.
Tác dụng của biện pháp tu từ : Nhằm nhấn mạnh tình cảm , tình yêu thương của người mẹ đối với người con .