Xác định mục đích, thái độ, tình cảm của người viết được thể hiện trong văn bản.
Theo em, văn bản này nhằm mục đích gì? Mục đích ấy đã được làm sáng tỏ như thế nào? Em có nhận xét gì về thái độ và tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản?
- Mục đích văn bản khá rõ, tác giả thể hiện ngay ở nhan văn bản. Nói một cách khác, mọi người cần thấy sự cần thiết phải chấp hành pháp luật như là yếu tố sống còn của con người.
- Để làm rõ mục đích ấy, nội dung bài viết đã được trình bày theo cách lần lượt nêu lên các hiện tượng vi phạm pháp luật của người Việt rất cụ thể, sinh động và hậu quả của sự vi phạm đó.
- Thái độ của người viết thể hiện rõ sự phê phán nghiêm túc với các hành vi vi phạm pháp luật và khẩn thiết kêu gọi mọi người chấp hành luật pháp.
4. Theo em, văn bản này nhằm mục đích gì? Mục đích ấy đã được làm sáng tỏ như thế nào? Em có nhận xét gì về thái độ và tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản?
- Theo em, văn bản viết ra nhằm mục đích chứng minh với bạn đọc tầm quan trọng của pháp luật, muốn xã hội văn minh phải thượng tôn pháp luật.
- Nhằm sáng tỏ mục đích chính của văn bản, tác giả Quang Vũ đã chia văn bản thành các mục với các nội dung nổi trội được nhiều người quan tâm như vấn đề an toàn trong lao động, tai nạn giao thông, các trò nghịch quá trớn của một số cá nhân, tập thể. Trong các mục đó tác giả đưa ra những câu chuyện có thật, những số liệu cụ thể để tăng sức thuyết phục với người đọc. Bên cạnh ý kiến nhận xét của mình, tác giả còn lồng ghép một số nhận xét, quan điểm của một số người nhằm tăng tính khách quan của bài viết.
- Qua bài viết ta thấy được tác giả rất quan tâm đến vấn đề pháp luật. Tác giả lên án, phê bình với những hành vi vi phạm pháp luật, không tôn trọng pháp luật.
5. Xác định mục đích viết và quan điểm của người viết được thể hiện trong văn bản trên. Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không ? Vì sao ?
+ Mục đích : giới thiệu về một nét văn hóa dân gian lâu đời đang dần bị mai một: tranh Đông Hồ
+ Quan điểm của người viết: khẳng định đây là một nét văn hóa tryền thống cần được lưu giữ và phát triển
Đây là một quan điểm vô cùng chính xác vì hiện nay nhiều nét văn hóa dân gian đang bị lất át bởi sự phát triển hiện đại, nhanh chóng trong cuộc sống. Nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ dường như chưa được tiếp xúc và có phần lãng quên những nét văn hóa này. Vì thế, việc làm cho văn hóa dân gian như tranh Đông Hồ phát triển là một điều đúng đắn
Xác định mục đích viết và quan điểm của người viết thể hiện trong văn bản trên. Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?
- Mục đích: Giới thiệu về tranh dân gian Đông Hồ
- Quan điểm của người viết: Đây là một di sản văn hóa truyền thống mang nhiều giá trị, cần phải tập trung phát huy và xây dựng vẻ đẹp này
- Tôi rất đồng tình với quan điểm này của người viết vì nó thể hiện sự tích cực, thúc đẩy sự phát triển của văn hóa dân gian tranh Đồng Hồ.
Xác định thái độ và tình cảm của tác giả được thể hiện trong văn bản ai đó .
Ai help em với ạ iuuuu
Thái độ của tác giả là thái độ trân trọng những điều giản dị, tình cảm của tác giả dành cho những người giản dị, có cách diễn đạt, ăn mặc giản dị vô cùng lớn. Tác giả bày tỏ sự yêu mến, quý trọng với những người chọn cho mình lối sống giản dị và tỏ ý phê bình những người chưa có lối sống giản dị.
Đọc các đoạn trích trong SGK và tìm hiểu về:
- Thể loại của văn bản
- Mục đích viết văn bản
- Thái độ, quan điểm của người viết đối với những vấn đề được đề cập đến
a, Đoạn trích Tuyên ngôn độc lập
- Thể loại: tuyên ngôn
- Mục đích: trình bày quan điểm chính trị đảng phái, quốc gia nhân sự kiện trọng đại
- Phần mở đầu Tuyên ngôn Độc lập cũng là luận cứ của văn bản
+ Tác giả dùng nhiều thuật ngữ chính trị: nhân quyền, dân quyền, bình đẳng, tự do...
- Câu văn trong đoạn văn mạch lạc trong việc nêu ra những lời dẫn: Trong những quyền ấy, suy rộng ra có nghĩa là. Câu kết chuyển ý mạnh mẽ, dứt khoát khẳng định: lý lẽ không ai chối cãi được
b, Đoạn trích: Cao trào chống Nhật cứu nước
- Thể loại: bình luận thời sự
- Đoạn trích SGK, Trường Chinh chỉ rõ kẻ thù lúc này của nhân dân ta là phát xít Nhật, và khẳng định dứt khoát
- Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ nhiều sắc thái để gọi “lực lượng Pháp ở Đông Dương”
Các câu văn bình luận sắp xếp chặt chẽ, logic, theo trật tự quy nạp
c, Việt Nam đi tới
- Thể loại: xã luận trên báo
- Phân tích thành tự mới các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế, nêu triển vọng của Cách mạng trong thời gian tới
c, Văn bản Việt Nam đi tới
Thể loại: Xã luận
- Phân tích thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế, triển vọng tốt đẹp của cách mạng
- Giọng văn hùng hồn, mạnh mẽ, điệp từ, điệp ngữ, sóng đôi...
Phân tích và làm sáng tỏ thái độ, tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản qua một số câu văn cụ thể.
Thái độ và tình cảm yêu mến của người viết thể hiện khá rõ trong nhiều câu, đoạn văn. Chẳng hạn: “Chúng ta còn nhớ, dạo ấy, Bộ trưởng Bộ Nội vụ là đồng chí Võ Nguyên Giáp. Đẹp biết bao thế hệ trí thức thời mở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, “Cái thuở ban đầu Dân quốc ấy / Nghìn năm chưa dễ đã ai quên”.
Hoặc đoạn sau:
“Ngày 6-3-1948, giữa rừng xanh Việt Bắc, đã phát hành cuốn sách của Giáo sư Tạ Quang Bửu: Sống. Tên sách thật ngắn, song gợi lên bao suy nghĩ sâu xa. Hơn nửa thế kỉ sau, giờ đây ngồi đọc lại cuốn sách mỏng in trên giấy dó đó, tôi ngạc nhiên nhận thấy, ngay từ dạo ấy, trên nhà sàn nơi bản vắng chiến khu, nhà thông thái của chúng ta đã có thể vận dụng những phát minh mới nhất trong vật lí lượng tử để giải thích sự sống, trình bày cấu trúc phân tử của gen, sự di truyền và biến dị, tính trội và tính lặn, các tác nhân gây đột biến,...”.
4. Phân tích và làm sáng tỏ thái độ, tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản qua một số câu văn cụ thể.
- Các câu văn trong phần 2 như:
+ "nhà thông thái của chúng ta....": Thể hiện sự kính trọng của tác giả với Giáo sư Tạ Quang Bửu.
+ "Giáo sư Tạ Quang Bửu đột ngột ngừng làm việc": Thay vì dùng từ ngã bệnh, tác giả đã dùng biện pháp nói giảm nói tránh.
→ Tác giả thể hiện sự kính trọng với Giáo sư Tạ Quang Bửu vì những thành tựu mà giáo sư tạo ra. Đồng thời thể hiện niềm tiếc nuối với sự ra đi của giáo sư Tạ Quang Bửu.
4. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng nhiều lần trong văn bản? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp này trong việc thể hiện mục đích, thái độ của người diễn thuyết.
Tham khảo
Biện pháp tu từ đã được sử dụng nhiều lần trong văn bản là điệp ngữ: Tôi có một giấc mơ.
→ Tác dụng: Nhấn mạnh ước mơ của mình về một cuộc sống bình đẳng, không có sự phân biệt.
Biện pháp điệp ngữ "Tôi có một giấc mơ" được lặp đi, lặp lại trong bài viết.
Tác dụng: Biểu đạt cảm xúc rõ nét nhất, bộc lộ được cảm xúc, mong muốn của người viết về một cuộc sống bình đẳng không có nạn phân biệt chủng tộc.
Khi đọc hồi kí, các em cần chú ý:
+ Tác giả viết về ai, về sự việc gì? Viết như thế nhằm mục đích gì?
+ Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính xác thực của điều được kể?
+ Cảm xúc thái độ của người kể chuyện đối với sự việc và các nhân vật trong đó như thế nào?
- Tác giả viết về chính mình, viết về quãng đời thơ ấu của mình, tác giả viết nhằm mục đích ghi chép lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ và bày tỏ tâm trạng mà mình đã trải qua.
- Yếu tố tạo nên tính xác thực của văn bản đầu tiên là ở ngôi kể thứ I trực tiếp kể lại những gì bản thân đã chứng kiến ghi lại dùng cảm xúc tâm trạng của chính mình
- Ngoài ra, trong câu chuyện còn có sự có mặt của những người thân trong gia đình, như mợ Hồng, người cô cùng tham gia vào câu chuyện.
- Cảm xúc của Hồng trước sự việc người cô dùng những lời nói khinh miệt về mẹ của mình là cảm xúc nhẫn nhục, cam chịu, nhưng bức xúc và rất khó chịu.
- Cảm xúc của Hồng khi nhìn thấy mẹ và được mẹ vỗ về âu yếm là cảm xúc hân hoan, hạnh phúc ngập tràn.