Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Khánh Huyền Nguyễn Thị
Xem chi tiết
KhảTâm
11 tháng 4 2021 lúc 15:40
DÀN Ý CẢM NHẬN BÀI THƠ " NHỚ RỪNG" CỦA THẾ LỮ LỚP 8

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả và tác phẩm cần cảm nhậnThế Lữ (1907-1989)  là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới buổi đầu. Hồn thơ ông dồi dào, lãng mạn đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng bạn đọc trong đó có bài thơ "Nhớ rừng" đã góp phần làm nên tên tuổi của nhà thơ.

II. Thân bài

a. Câu chú thích ở đầu

Ở đầu tác phẩm tác giả đã chú thích "Lời con hổ ở vườn bách thú". Đây phải chăng là cách tránh gây hiểu lầm? giai đoạn đầu thế kỉ hai mươi nước ta đang là thuộc địa của thực dân Pháp. Đời sống nhân dân khổ cực, lầm than, các văn nghệ sĩ cũng không thế tránh được sự kìm kẹp của thực dân Pháp. Nền văn học bấy giờ bị chia thành hai loại là văn học hợp pháp và văn học bất hợp pháp( của những người làm cách mạng). Vì vậy tác giả đã mượn lời con hổ để nói hộ nỗi lòng mình. Đi suốt tác phẩm là những lời bộc bạch như thế.

b. Cảm nhận khổ đầu: Hoàn cảnh bị ngục tù giam hãm 

"Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua

Khinh lũ người kia, ngạo mạn, ngẩn ngơ,

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Đề làm trò lạ mắt thú đồ chơi,

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Và cặp báo chuồng bên vô tư lự"

Hai câu thơ đầu nhà thơ đã giới thiệu hoàn cảnh của con hổ. Đó là cuộc sống đang bị giam cầm, tù túng. Nó luôn ý thức mình là một bậc đế vương ngự trị trên ngai vàng, nên lòng nào tránh khỏi niềm u uất, cả một " Khối căm hờn". Nỗi đau ấy khó diễn  tả bằng lời, nó cứ nhân lên từng chút một. Một vị chúa tể giờ đây lại phải chịu kiếp sống "nhục nhằn tù hãm", để trở thành "một trò lạ mắt thứ đồ chơi", phải chịu ngang bầy với những loại tầm thường, dở hơi, vô tư lự. Đó chính là những bi kịch được đan xen trong tình uống với những đối lậpViết bằng thể thơ tám chữ, được xem như là những cách tân mới trong thơ ca. Thơ ca đương thời không gò bó, mà linh hoạt bằng trắc, lời tâm sự càng dễ thấm dễ cảm.

c. Phân tích khổ 2 và khổ 3: Thơi quá khức oanh liệt 

Thất vọng trước thực tại, con hổ nhỡ về thời quá khứ r đầy huy hoàng đẹp đẽĐó là thuở tung hoành với khí thế lẫy lừngThuở tự do nó sánh cùng thiên nhiên với tiếng thét của một loài chúa tểThuở tự do nó bước chân đầy dõng dạc đường hoàng. Khí thế của loài mãnh hổ đầy uy phong, muôn loài không khỏi khiếp sợ mà nể phụcBằng việc sử dụng biện pháp liệt kê tác giả đã khắc họa sinh động bức chân dung  của loai chúa tểLà chúa tể của muôn loài, thiên nhiên của cuộc sống tự do thật đẹp đẽ lôi cuốnĐó là cảnh đêm vàng bên bờ suối, những bình minh của những cây xanh và tiếng chim và những buổi chiều " Lên láng máu sau rừng". Nhà thơ sử dụng liên tiếp các động từ tinh vi " Say mồi đứng uống" ," lặng ngắm", "Chiếm lấy". Đại từ " Ta" thế hiện một tư thế đường hoàng, oanh liêt. Nhưng hãy lặng lại xem. Ta là " Uống ánh trăng tan" , ta đợi chết " Mảnh mặt trời", những kết hợp từ đầy mới mẻ không chỉ vẽ lên thiên nhiên vơi những mảng màu lãng mạn và còn thấy tài năng của Thế Lữ trong biệt tài sử dụng tiếng việt mà nhà phê bình Hoài Thanh đã không khỏi ngạc nhiên khi đọc:" Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng mệnh lệnh không thể cưỡng được"Nhưng những câu thơ lại được đặt liên tiếp những dấu hỏi. Từ " Đâu" gieo lên trong mỗi câu hỏi như thêm phần nhức nhỗi cho nỗi đau ấy. Đẹp đẽ thế nào đó cũng chỉ là một quá khứ xa xôi, trôi về cõi mơ trở về cõi thật niềm phẫn uất buộc phải cất nên lời than " Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

d. Hai khổ cuối

Quá khứ đã dần tan, còn thực tại thì ngày càng rõ nét, tình cảnh éo le buộc nó phải cất nên nỗi niềm đầy phẫn uất. Nhưng rốt cuộc sự từ túng chẳng thể giam nổi niềm thiết tha với tự do. Rõ ràng hình ảnh con hổ là sự hóa thân của thi sĩ.  Thông qua đó ta thấy được khát khao giải phóng cái tôi cá nhân, cũng là niềm tâm sự nỗi đau trước cảnh dân tộc đang bị xiềng xích. Vỉ thế đằng sau đó ta còn thấy đậm đà tình yêu nước.

e. Đánh giá

Mượn lời con hổ bị nhốt trong rừng bách thú, Thế Lữ muốn diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng đồng thời thể hiện niềm khát khao tự do mạnh liệt và lòng yêu nước thâm kín.Hình thức thơ mới mẻ, từ ngữ hình ảnh thơ sáng tạo, vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn

III. Kết bài

Bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một bài thơ hay không chỉ thành công ở mặt nội dung mà còn nghệ thuật, cho thấy cái tâm và cái tài của nhà thơ. Với bài thơ, Thế Lữ xứng đáng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới cũng như văn học nước nhà.

minh nguyet
11 tháng 4 2021 lúc 15:48

Tham khảo nha em:

1. Mở bài
Giới thiệu bài thơ: "Nhớ rừng" là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Thế Lữ. Đặc biệt, khổ hai của bài thơ như nốt nhạc ngân nga về những năm tháng của quá khứ vàng son, là một đoạn thơ hay và đặc sắc nhất.

2. Thân bài
- Con hổ hồi tưởng, sống lại với những năm tháng hào hùng của ngày xưa:
+ Thuở hống hách với cảnh núi rừng bao la hùng vĩ
+ Tung hoành giữa thiên nhiên, nguồn cội mình
+ Tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, ầm vang cả một khung trời
→ Vẻ đẹp dữ dội, mạnh mẽ, hào hùng
+ Bước đi dõng dạc, hiên ngang, táo bạo, không nao núng, lo sợ điều gì
+ Vươn mình kiêu hãnh, mang vẻ đẹp và dáng dấp khiến muôn loài phải nể phục, khiếp sợ
+ Tấm thân dẻo dai, uyển chuyển vô cùng như những làn sóng cuộn ấy thật đẹp đẽ biết bao giữa màu xanh của rừng già.
+ Lấy núi rừng cỏ cây làm bạn
- Tạo sự đối lập giữa quá khứ vàng son ở khổ 2, huy hoàng với thực tại nhục nhằn tù túng ở khổ 1
- Thông qua dòng hồi tưởng của hổ→ Giá trị sống của con người → Khát khao tự do

3. Kết bài

Khái quát giá trị khổ thơ: Tiếng lòng xót xa luyến tiếc về những quá khứ đẹp đẽ đây hy vọng, đồng thời là niềm khát khao tự do mãnh liệt của bao thế hệ xưa được thể hiện qua đoạn thơ

1. Mở bài
Giới thiệu bài thơ: "Nhớ rừng" là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Thế Lữ. Đặc biệt, khổ hai của bài thơ như nốt nhạc ngân nga về những năm tháng của quá khứ vàng son, là một đoạn thơ hay và đặc sắc nhất.

2. Thân bài
- Con hổ hồi tưởng, sống lại với những năm tháng hào hùng của ngày xưa:
+ Thuở hống hách với cảnh núi rừng bao la hùng vĩ
+ Tung hoành giữa thiên nhiên, nguồn cội mình
+ Tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, ầm vang cả một khung trời
→ Vẻ đẹp dữ dội, mạnh mẽ, hào hùng
+ Bước đi dõng dạc, hiên ngang, táo bạo, không nao núng, lo sợ điều gì
+ Vươn mình kiêu hãnh, mang vẻ đẹp và dáng dấp khiến muôn loài phải nể phục, khiếp sợ
+ Tấm thân dẻo dai, uyển chuyển vô cùng như những làn sóng cuộn ấy thật đẹp đẽ biết bao giữa màu xanh của rừng già.
+ Lấy núi rừng cỏ cây làm bạn
- Tạo sự đối lập giữa quá khứ vàng son ở khổ 2, huy hoàng với thực tại nhục nhằn tù túng ở khổ 1
- Thông qua dòng hồi tưởng của hổ→ Giá trị sống của con người → Khát khao tự do

3. Kết bài

Khái quát giá trị khổ thơ: Tiếng lòng xót xa luyến tiếc về những quá khứ đẹp đẽ đây hy vọng, đồng thời là niềm khát khao tự do mãnh liệt của bao thế hệ xưa được thể hiện qua đoạn thơ.

huỳnh ngọc thảo vy
Xem chi tiết
Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
Phí Nam Phong
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 17:55

 Mùa thu của khổ 1 và 2 là hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm với tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: "sáng mát trong" và "gió", "hương cốm mới", đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

     Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội => Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết

=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

     Mùa thu của khổ 3 là mùa thu của cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn với tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc.

- Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).

=> Niềm tự hào về đất nước.

     Sự thay đổi khác nhau của cảm nhận mùa thu bởi đó là do tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).

Ctuu
Xem chi tiết
Lâm Lê Thanh
Xem chi tiết
Hakiet
Xem chi tiết
BÍCH THẢO
7 tháng 11 2023 lúc 20:29

Tk nhe 😊:

Bức tranh thứ hai (III, IV, V): Màu đỏ phai mờ, mực đọng như giọt lệ, thay vào giấy đỏ là lá vàng rơi; và như sương mờ bao phủ, bâng khuâng và mờ mịt, là câu thơ Ngoài giời mưa bụi bay, và một câu hỏi xót thương thấm vào không gian vô cùng và thời gian vô tận, đến nay (và chắc là mãi mãi) còn vang dội trong lòng người. Nhịp thơ ba đoạn cuối này là nhịp ngập ngừng, tái tê. Luôn luôn nó dừng lại, luôn luôn nó điệp trùng, day dứt, những câu thơ như quẩn quanh, ngơ ngẩn.

Thứ nhất, nó điệp trùng ở cấu trúc các đoạn thơ. Mỗi đoạn thơ bốn câu, bao gồm hai câu đầu nói đến ông đồ (gián tiếp hay trực tiếp), và hai câu sau, tình cảm của nhà thơ (hay cái nhìn của ông đồ? Giấy đỏ... mực đọng... lá vàng... mưa bụi). Nếu ta ghép lại thành hai bài thơ riêng, bài 1 gồm các câu thơ 9, 10 - 13, 14 - 17, 18 và bài 2 gồm các câu thơ 11, 12 - 15, 16 - 19, 20, ta sẽ có một hình ảnh toàn vẹn về ông đồ, mờ dần rồi biến hẳn (Nhưng mỗi năm mỗi vắng - Người thuê viết nay đâu? / Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay,/ Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa), và ta sẽ có một bài thơ về biến diễn tình cảm của nhà thơ (Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu, / Lá vàng rơi trẽn giấy, Ngoài giời mưa bụi bay,/ Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?). Bóng dáng ông đồ chìm dần và tình cảm của nhà thơ tăng dần về nỗi cô đơn. Đó là những xung đột giữa các nhịp mạnh và các nhịp nhẹ, tạo nên sức sống động của bài thơ.

Thứ hai, trùng điệp của nhịp thơ (2+3) trong sáu câu tả tình:

Giấy đỏ / buồn không thắm

Lá vàng/ rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay v.v…

Những trùng điệp diễn đạt nỗi luyến tiếc buồn thương mênh mông, nỗi buồn tan vào không gian mờ mịt (mưa bụi ngoài giời, hồn ở đâu), vào thời gian thăm thẳm (muôn năm cũ).

Thứ ba, trùng điệp đối xứng từng cặp sóng đôi, tha thiết, không thôi: Cùng những câu thơ trên còn gây nên điệu nhạc một khúc ngâm, một bi ca cổ điển:

Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu.

Lá vàng rơi trên giấy - Ngoài giời mưu bụi bay.

Tất cả trùng điệp trên tạo cho ông đồ chất thơ tuyệt đối, tính nhạc thuần túy, thơ là trùng điệp.

Một số nhà bình luận nói đến “chủ đề hoài cổ” của thơ Vũ Đình Liên, có lẽ chưa đủ, và có lẽ ông đồ còn là một triết lí về thời gian.

Thời gian khách quan: Mỗi năm hoa đào nở và năm nay đào lại nở: Hoa đào, biểu tượng của thời gian vần vũ, đi rồi trở về, mãi mãi, vô tình, vui tươi và nghiệt ngã.

Thời gian con người, thời gian văn hóa: Ông đồ bày mực tàu giấy đỏ và không thấy ông đồ xưa. Ông đồ đến và ông đồ biến đi vĩnh viễn, nay chỉ còn là nỗi nhớ (ông đồ xưa) buồn man mác.

Hai thời gian này va chạm nhau và gây nên những bi kịch. Ông đồ là một bi kịch.

lê thu hiền
Xem chi tiết
Lê Thị Hải
9 tháng 3 2020 lúc 8:41

Khổ 3 Nhớ rừng

Khổ 3: Bức tranh tứ bình lộng lẫy:

- Thời điểm: đêm trăng, ngày mưa, bình minh, hoàng hôn.

- Cấu tứ: Một câu nói về thiên nhiên, một câu nói về hình ảnh con hổ. Hình ảnh thiên nhiên phong phú, lãng mạn và thi vị. Hình ảnh con hổ nổi bật với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng và đầy uy lực. Cảnh dù hiện lên trong tâm tưởng, trong hoài niệm của con hổ nhưng hết sức sống động, như thước phim của kí ức được tua lại vẹn nguyên trong trí óc của con hổ.

- 4 bức tranh mở ra 4 cảnh, mở ra 4 kỉ niệm về quá khứ vàng son của con hổ. 4 cảnh này được xem là tuyệt bút, tạo nên bức tranh tứ bình độc đáo. Đoạn thơ này thể hiện sự am hiểu và sự vận dụng sáng tạo, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của Thế Lữ. Bởi tứ bình là nghệ thuật đặc sắc của thơ ca thời trung đại. Khi nói về vẻ đẹp cao sang quý phái, người ta thường hay sử dụng hình ảnh long, li, quy, phượng; khi nói về vẻ đẹp của người quân tử, thường gửi gắm vào hùng ảnh tùng, cúc, trúc, mai; hay khi nói đến 4 nghề nghiệp thường sử dụng tứ trụ: ngư, tiều, canh, mục. Tranh tứ bình với 4 cặp câu thường tự nó biểu đạt một nội dung hoàn chỉnh, kí thác một nỗi niềm nào đó. Trở lại với đoạn thơ của Thế Lữ, ta thấy được, mỗi cặp câu cũng tạo ra một hình ảnh độc đáo. Hình ảnh con hổ là biểu tượng cho những người dân VN bị mất tự do thời bấy giờ đã mang lại cho câu thơ, đoạn thơ dáng dấp hiện đại. Và bức tranh tứ bình trong bài thơ này tự nó đã tạo thành một chỉnh thể, diễn đạt một nội dung hoàn chỉnh: nói về nỗi nhớ của con hổ với quá khứ vàng son.

- Đoạn bức tranh tứ bình này mỗi cảnh là một mảnh ghép của kí ức, có cảnh ban ngày, có cảnh ban đêm, có cảnh lãng mạn thi vị, có cảnh linh thiêng, thâm u. Những đường nét của bức tranh tứ bình ấy đã làm tái hiện vẹn nguyên quá khứ vàng son của con hổ. Điều đó cho thấy nỗi nhớ da diết cồn cào của con hổ khi sống trong trạng thái tù đày, mất tự do.

* Bức tranh thứ nhất:

- Đó là cảnh “những đêm vàng bên bờ suối” diễm ảo, và con hổ như một nghệ sĩ lãng tử “say mồi đứng uống ánh trăng tan”. Lãng tử nhưng cũng rất kiêu bạt ở tư thế đứng uống. Hổ uống dòng nước suối tan ánh trăng lấp lánh hay hổ đang uống những ngụm trăng đang tan vào không gian?

- Trong bức tranh thứ nhất này, cảnh là một đêm đầy trăng. Trăng bao trùm lên vạn vật, lên cả không gian. Sắc vàng của trăng như tan ra, hòa lẫn với dòng nước suối để cho hổ uống. Cảnh đẹp huyền ảo, thật thi vị và lãng mạn.

- Với cách sử dụng từ ngữ độc đáo, ta có cảm giác như hổ say mồi thì ít mà say ánh trăng thì nhiều. Chúa sơn lâm cũng như đang say đắm, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Đây là hình ảnh thực được viết dưới ngòi bút lãng mạn bởi: vẫn là cảnh con hổ uống nước nhưng dưới sự hóa thân của thi nhân thì lại trở nên lãng mạn, thi vị hơn bao giờ hết. Con hổ hiện lên không chỉ trong dáng vẻ của một chúa sơn lâm đầy uy nghi, dũng mãnh mà còn chứa tâm hồn nghệ sĩ, lãng mạn bay bổng, say sưa cảm nhận cảnh đẹp trăng đẹp đẽ.

- Cảnh đêm trăng còn gợi ra đêm của tự do, đêm mà con hổ còn được vùng vẫy, làm chủ chốn rừng thiêng. Bởi thế, không gian ấy, cảnh vật ấy là của sự tự do, là của quá khứ vàng son một đi không trở lại. Cảnh đẹp nhưng lại gợi niềm tiếc nuối khôn cùng.

* Bức tranh thứ hai:

- Cụm từ “chuyển bốn phương ngàn” diễn tả rất chính xác những cơn mưa rừng trong những biến chuyển dữ dội của thiên nhiên. Giữa cái hà khắc, dữ dội của thiên nhiên ấy, có biết bao loài vật đang run sợ, mong được náu mình, mong được yên ổn, thậm chí là sự che chở để được yên thân. Còn hổ lại có tâm trạng khác, thật xứng đáng với tư thế của một vị chúa sơn lâm rừng thẳm.

- Hổ ung dung, tự tại nhưng cũng không kém phần ngây ngất ngắm giang san đổi mới. Sự điềm nhiên của hổ chứa đựng một sự thanh thản, một bản lĩnh vững vàng, một sức mạnh chế ngự mà không có gì có thể làm suy chuyển, lung lay được hổ.

=> Thủ pháp đối lập đã làm nổi bật vẻ đẹp uy nghi, vững vàng của chúa sơn lâm rừng thẳm.

* Bức tranh thứ ba:

- Sau bức tranh âm u, dữ dội là bức tranh tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh. Với cách sử dụng từ ngữ có tính gợi tả cao “bình minh”, “nắng gội”, “tưng bừng” đã gợi lên vẻ tươi tắn, trẻ trung, thiên nhiên tràn đầy sức sống.

- Cảnh bình minh rộn rã tiếng chim ca, trong trẻo, thú vị, hình ảnh của chúa sơn lâm thật êm đềm. Góp phần tạo nên sắc thái tưng bừng, rộn rã là âm thanh của bình minh tưng bừng. Con hổ hoạt động theo cách riêng của mình – một vị chúa sơn lâm. Thiên nhiên vạn vật bừng tỉnh kia dường như chỉ là nền cảnh để tô điểm cho giấc ngủ say sưa của con hổ.

* Bức tranh thứ tư:

- Bức tranh thứ 4 này là cảnh dữ dội nhất, bi tráng nhất. Bức tranh với những gam màu rực rỡ: màu máu, màu của mặt trời.

- Hình ảnh và cách dùng từ thật lạ và đắt. Thủ pháp đảo ngữ được sử dụng khiến cho cảnh tượng thêm phần gay gắt và mãnh liệt. Dưới cái nhìn của mãnh thú, những ánh hoàng hôn rực đỏ bỗng biến thành “lênh láng máu sau rừng”. Mặt trời và hổ đang trong cuộc giao tranh quyền lực khốc liệt. Vầng mặt trời là thứ vĩnh hằng, lớn lao nhưng trong mắt của hổ thì trở nên thật nhỏ bé, không đáng chấp: chỉ là “mảnh mặt trời” mà thôi.

- Không những thế, hổ còn nắm chắc cơ hội thắng thế của mình. Nó kiêu ngạo nhìn mặt trời hấp hối. Con hổ đang đợi mảnh mặt trời nhỏ bé kia chết đi, lặn đi để cả uy lực vũ trụ nhường lại cõi thiêng cho nó, cho vị chúa sơn lâm.

=> Song đoạn bức tranh tứ bình này cũng gửi gắm cả niềm đau của con hổ. Quá khứ và hiện tại đối lập đến đau xót. Một loạt điệp ngữ: “nào đâu”, “đâu những”,… cứ lặp đi lặp lại, những câu hỏi tu từ cứ ngân lên riết róng và nhức buốt. 4 câu hỏi tu từ đi kèm trong mỗi bức tranh tứ bình đã thể hiệnn được niềm tiếc nuối, xót xa, nỗi nhớ đến da diết, dồn dập. Mỗi cảnh là một kỉ niệm đẹp, hoàn thiện mảnh ghép về quá khứ vàng son, thiêng liêng, lớn lao của con hổ.

- Giấc mơ huy hoàng của con hổ đã khép lại trong tiếng than: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”:

+ Đó là nỗi nhớ về rừng xưa da diết, khắc khoải. Là nỗi nhớ rừng – nhớ tự do.

+ Đó là bài thơ gửi gắm lòng yêu nước một cách kín đáo và sâu sắc.

=> Đoạn thơ bức tranh tứ bình được xem là đoạn tuyệt bút. Thể hiện nỗi nhớ và khát khao tự do đến cháy bỏng của vị chúa sơn lâm.

Khách vãng lai đã xóa
Lê Thị Hải
9 tháng 3 2020 lúc 8:42

Khổ 3 4 5 Ông đồ

Khổ 3 4: Ông đồ bị lãng quên:

- Vẫn nổi bật hình ảnh ông đồ với mực tàu, giấy đỏ bên hè phố ngày Tết, nhưng tất cả đã khác xưa. Ông đồ “vẫn ngồi đấy”, giữa phố xá đông người qua lại nhưng lẻ loi, lạc lõng, không ai biết, không ai hay.

- Biện pháp nhân hóa:

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

Đã nói lên một cách thấm thía nhất, đắt nhất nỗi buồn tủi, xót xa của nhà nho buổi thất thế. Nỗi buồn tủi thấm đẫm lên cả những vật vô tri, vô giác. Ông đồ “ngồi đấy” chứng kiến và nếm trải tấn bi kịch của cả một thế hệ. Đó là sự tàn tạ suy sụp hoàn toàn của nền Nho học.

- Biện pháp tả cảnh ngụ tình: không gian ảm đạm, thê lương, cảnh vật tàn tạ.

Khổ 5: Ông đồ “người muôn năm cũ”.

- Hoa đào vẫn nở, Tết vẫn đến, quy luật thiên nhiên vẫn tuần hoàn nhưng người thì không thấy nữa: “Không thấy ông đồ xưa”. Tứ thơ: cảnh cũ còn đó, người xưa ở đâu và hình ảnh “người muôn năm cũ” gợi lên trong lòng người đọc niềm thương cảm, tiếc thương vô hạn.

- “Người muôn năm cũ”, trước tiên là các thế hệ nhà nho và sau đó còn là “bao nhiêu người thuê viết” thời đó. Vì vậy, “hồn” ở đây vừa là hồn của các nhà nho, vừa là linh hồn của nét sinh hoạt văn hóa truyền thống tốt đẹp đã từng gắn bó thân thiết với đời sống của người Việt Nam hàng trăm nghìn năm qua.

- Hai câu thơ cuối là câu hỏi nhưng không để hỏi mà như một lời tự vấn. Dấu chấm hỏi đặt ở cuối bài thơ rơi vào im lặng mênh mông nhưng từ đó dội lên bao nhiêu nỗi niềm. Đó là nỗi day dứt, tiếc nhớ, thương xót ngậm ngùi của tác giả và cũng là của cả một thế hệ các nhà thơ Mới. Đó là nỗi mong ước tìm gặp lại vẻ đẹp của một thời đã qua.

Khách vãng lai đã xóa