Hãy tìm hiểu về những thuốc dân gian điều trị bệnh giun đũa cho lợn.
Bệnh giun đũa lợn có thể điều trị bằng cách nào?
Tham khảo:
Sử dụng thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Thường dùng thuốc trộn vào thức ăn với một liều duy nhất.
Hãy nêu những biểu hiện đặc trưng của lợn mắc bệnh giun đũa.
Tham khảo:
Biểu hiện đặc trưng của bệnh: thường rõ nhất ở lợn từ 2 đến 4 tháng tuổi; con vật chậm lớn, gầy còm, xu lông...; khi ấu trùng giun tác động lên phổi sẽ gây viêm phổi, khi có quá nhiều giun thì có thể gây tắc ống mật, tắc ruột, thủng ruột. Có thể tìm được trứng giun khi xét nghiệm phân.
Hãy nêu một số đặc điểm chính của mầm bệnh gây bệnh giun đũa lợn.
Tham khảo:
Giun đũa lợn thuộc loài Ascaris suum, họ Ascarididae có hình giống như chiếc đũa, kí sinh trong ruột non của lợn. Giun đực ở đuôi có móc, thường nhỏ và ngắn hơn giun cái. Trứng giun khi bị lợn ăn phải sẽ phát triển thành giun trưởng thành ở ruột non. Một vòng đời con giun cái có thể để tới 27 triệu trứng, trung bình 200 nghìn trứng ngày Trứng giun theo phân ra ngoài và có thể tồn tại đến 5 năm. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hoá.
Piperazin và pyrantel là hai loại thuốc có tác dụng tẩy một số loại giun kí sinh ở người (giun đũa, giun kim) thông qua ức chế hoạt động của hệ thần kinh. Hãy tìm hiểu và cho biết hai loại thuốc trên ức chế hoạt động của hệ thần kinh của giun bằng cách nào.
Tham khảo:
- Piperazin là một chất đồng vận thụ thể GABA (Gamma-aminobutyric acid). Piperazine liên kết trực tiếp và có chọn lọc vào các thụ thể GABA ở màng cơ, gây ra hiện tượng tăng phân cực các đầu dây thần kinh, dẫn đến chứng tê liệt mềm của giun. Trong khi giun bị tê liệt, nó bị bong ra khỏi lòng ruột và được tống xuất ra khỏi cơ thể theo nhu động ruột bình thường.
- Pyrantel có tác dụng phong bế thần kinh - cơ khử cực trên các loại giun nhạy cảm với thuốc thông qua giải phóng acetylcholin và ức chế cholinesterase, kết quả là kích thích receptor nicotinic ở hạch của giun nhạy cảm, làm giun bị liệt cứng. Sau đó, giun sẽ bị tống ra ngoài do nhu động ruột.
Hãy tìm hiểu thêm về bệnh liên cầu lợn.
Tham khảo:
Bệnh liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Bệnh liên cầu lợn cũng có thể lây cho người. Chính vì vậy nó được xếp vào nhóm các bệnh chung của người và động vật. Nhiễm S.suis ít gặp ở người. Tuy nhiên, người có nguy cơ lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh. Biểu hiện lâm sàng chính là: viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết v.v. Tỷ lệ chết có thể tới 7%.
Hãy tìm hiểu thêm về bệnh ghẻ ở lợn.
Tham khảo:
Sarcoptes scabiei là một loại ngoại sinh trùng gây ra bệnh ghẻ trên heo. Đây là loại ghẻ cư trú và phát triển trên da nhờ vào bộ gặm nhấm có khả năng gặm thủng bề mặt da heo và chui sâu vào trong da lợn. Chúng có vẻ ngoài hơi dẹt, hình bầu dục như các con bọ ve thông thường nhưng rất nhỏ và rất khó nhìn thấy bằng mắt thường.
Có một trang trại nuôi lợn thương phẩm, sau một thời gian thấy đàn lợn có dấu hiệu da bị sần sùn, ngày càng gầy và chậm lớn. Chủ trang trại nghĩ rằng lợn bị nhiễm giun nên bèn cho lợn uống thuốc tẩy giun sán. Sau khi uống thuốc tẩy giun thì thấy lợn thải phân có màu đỏ thấm như bãi trầu, ông chủ trang trại rất lo sợ về hiện tượng đó. Em Hãy giải thích giúp ông về hiện tượng trên để ông bớt lo? Giúp mình với mọi người
hình như lak do lợn mắc bệnh nhiễm Sán bã trầu thik phải
Ý kiến của em như thế nào về tình trạng người dân tự ý đi mua thuốc kháng sinh về điều trị bệnh cho người và gia súc?
Người dân tự ý mua thuốc kháng sinh về điều trị bệnh cho người và gia súc là sai. Vì khi không có chỉ dẫn về thuốc, người dân có thể sử dụng sai thuốc, sai nồng độ dẫn đến kháng sinh không có hiệu quả và có thể gây ra sự nhờn kháng sinh, khiến con người và gia súc không những không trị được bệnh mà còn có thể gây ra các bệnh khác.
Một số trang trại nuôi lợn thương phẩm , sau một thời gian thấy đàn lợn có dấu hiệu da bị sần sùi , ngày càng gầy và chậm lớn . Chủ trang trại nghĩ rằng lợn bị nhiễm giun nên bèn cho lợn uống thuốc tẩy giun sán . Sau khi uống thuốc tẩy giun sán thì thấy lợn thải phân ra phân đỏ như bã trầu , ông chủ đã lo về hiện tượng . Vậy em hãy giải thích giúp ông chủ về hiện tượng cho ông đỡ lo ?
- Vì lúc trước lợn của nhà ông đã bị nhiễm sán bã trầu nhưng sau khi ông cho uống thuốc tẩy giun thì sán dã bị đưa ra ngoài nên ông ko cần quá lo.