Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Vũ Nguyễn Minh Tâm
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Dũng
11 tháng 2 2023 lúc 22:20

Sai nhé bạn

Vì:

-Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt trong dấu ngoặc kép.
-Lời dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật có điều chỉnh thích hợp và không đặt trong dấu ngoặc kép.

Trần Khánh Hiền
Xem chi tiết
Trần Phương Mai
28 tháng 2 2017 lúc 6:01

- trang phục : gợi dáng vẻ hiên ngang, tinh nghịch, hiếu động

- dáng điệu : nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn 

- cử chỉ : hồn nhiên , yêu đời

- lời nói : tự nhiên chân thật => say mê , yêu thích công việc kháng chiến 

doraemon
28 tháng 2 2017 lúc 6:01

 ra đề dài làm gì cho mất công

không biết làm bài này nhé

Roronoazoro
28 tháng 2 2017 lúc 6:08

cau hỏi dài quá đọc mỏi mồm con không liên quan đến toán

Võ Phạm Gia Bảo
Xem chi tiết
Phương An
6 tháng 5 2016 lúc 11:56

Câu 1: là câu so sánh hơn ( đồn Mang Cá - ở nhà )

Câu 2: là câu so sánh bằng ( má đỏ - bồ quân )

Phan Thùy Linh
6 tháng 5 2016 lúc 12:04

Cả hai cầu đều là câu so sánh

Câu 1:so sánh hơn

  Ở đồn Mang Cá, thích hơn ở nhà

Câu 2:so sánh ngang bằng 

Cháu cười híp mí, má đỏ bồ quân 

 

Châu Anh
6 tháng 5 2016 lúc 12:20

Cả hai câu trên đều là câu so sánh .

Câu 1 : Ở đồn Mang Cá, thích hơn ở nhà

=> Là câu so sánh hơn

Câu 2 : Cháu cười híp mí, má đỏ bồ quân 

=> Là câu so sánh ngang bằng

Ha Hong Anh
Xem chi tiết
Thiên Yết
9 tháng 3 2018 lúc 19:56

Thơ hay vì trong thơ có họa, có nhạc. Lượm của Tố Hữu là một loài thơ như thế trong đó phần đầu bài thơ có lẽ đặc sắc hơn cả vì đã tạo nên bức chân dung chân thật, sinh động của một em bé liên lạc thời đánh Pháp với dáng người bé nhỏ, nhưng nhanh nhẹn, tinh nghịch mà yêu đời, tuổi nhỏ mà chí cao, rất đáng yêu đáng mến.

Đọc đoạn thơ, ta tưởng như đang được ngắm nhìn bức chân dung người chiến sĩ nhỏ hơn nửa thế kỉ trước:

Ngày Huế đổ máu ...

Cháu bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh ...

Cháu đi xa dần...

Khổ thơ đầu nhắc lại một kỉ niệm khó quên lần gặp gỡ cuối cùng của nhà thơ với chú đội viên liên lạc, giữa hai chú, cháu trên thành phố Huế thân thương. Đó là những ngày Huế đổ máu, năm 1946, giặc đánh chiếm cố đô Huế, quê mẹ nhà thơ:

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về,

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè.

Đoạn thơ nhắc lại, gợi lại một con người, nơi phố cũ thành xưa, thời gian đã qua nay đã trở thành kỉ niệm, hoài niệm. Sau câu chữ, vần thơ là cảm xúc, là nỗi nhớ thương lắng đọng, rung động nơi sâu kín nhất cõi tâm hồn.

Tám câu thơ tiếp theo là những nét vẽ đầy ấn tượng về Lượm, chú đội viên liên lạc. Thân hình quá nhỏ bé, gầy gò loắt choắt. Trang phục người lính là cái xắc xinh xinh. Chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, đáng yêu. Đôi chân thì thoăn thoắt. Cái đầu thì nghênh nghênh. Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh có giá trị gợi tả đặc sắc, làm hiện lên hình ảnh chú đội viên rất nhỏ bé, nhưng nhanh nhẹn, hồn nhiên, thật đáng yêu. Các từ láy đặt cuối câu thơ, liên kết thành hai cặp vần cách (1 với 3, 2 với 4) tạo nên nhạc điệu, âm điệu, đọc lên nghe rất thú vị:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

Chữ cái được điệp lại 3 lần qua 3 nét vẽ: cái xắc, cái chân, cái đầu đã làm cho nét vẽ sắc và khoẻ, giọng thơ trở nên hóm hỉnh, yêu thương.

Lượm ngây thơ và hồn nhiên, tinh nghịch và yêu đời. Dáng điệu và cử chỉ của chú thật đáng yêu biết bao: Ca lô đội lệch - mồm huýt sáo vang. Lượm khác nào con chim non cất tiếng hót rộn ràng, tung bay trong nắng mới, nhảy nhót trên đường vàng. Một so sánh thật đắt:

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

Con đường vàng một hình ảnh sáng giá tượng trưng cho con đường đầy nắng đẹp đi tới tương lai mà cách mạng đã đem đến cho thiếu nhi Việt Nam. Qua ngôn ngữ giàu hình tượng và biểu cảm, Tố Hữu dành cho chú đội viên nhiều trìu mến, trân trọng và yêu thương.

Những dòng thơ cuối đoạn, giọng điệu thơ thay đổi. Từ kể và miêu tả, Tố Hữu chuyển thành đối thoại. Cháu nói với chú niềm vinh dự lớn lao mà cháu được tham dự. Quê hương bị giặc chiếm đóng tàn phá, Lượm vui sướng được trở thành người chiến sĩ nhỏ cùng cha anh đánh giặc. Các từ ngữ như: Vui lắm, thích hơn đã biểu lộ một cách hồn nhiên tinh thần yẽu nước và nhiệt tình kháng chiến của Lượm:

-   Cháu đi liên lạc

-   Vui lắm chú à

-    Ở đồn Mang Cá

-   Thích hơn ở nhà!

Quân đội đã trở thành đại gia đình của chú. Cuộc đời người đội viên liên lạc khác nào một cánh chim tung bay trong bão tố? Sao chẳng vui, chẳng thích, chẳng tự hào? Lượm là một trong những hình ảnh tuyệt đẹp của tuổi nhỏ chí cao:

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tuỳ theo sức của mình

Đi tham gia kháng chiến

Để gìn giữ hoà binh.

(Thư trung thu - Hồ Chí Minh)

Nụ cười híp mí, và Má đỏ bồ quân là hai nét vẽ làm cho bức chân dung chú liên lạc thêm sinh động. Một tâm hồn trẻ trung, phơi phới hồn nhiên. Chú liên lạc đi xa dần sau một tiếng chào "đồng chí" nhiều thân thương:

Cháu cười híp mí

Má đỏ bồ quân

- Thôi chào đồng chí!

Cháu đi xa dần....

Câu thơ Cháu đi xa dần như một dự báo: phút giã biệt ở phố Hàng Bè Ngày Huế đổ máu cũng là phút vĩnh biệt. Người chú chẳng bao giờ gặp lại người cháu thân thương ấy nữa!.

Đoạn thơ trên đây cũng như bài thơ Lượm là một thành công đặc sắc của Tố Hữu viết về gương anh hùng của thiếu nhi Việt Nam trong thời kháng chiến. Một dáng hình dễ mến, một tâm hồn trong sáng, phơi phới yêu đời thật đáng yêu. Với chú liên lạc, lòng yêu nước, nhiệt tình kháng chiến đã trở thành lý tưởng chiến đấu say mê!

Tố Hữu đã sáng tạo nên những vần thơ bốn chữ trong sáng, giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh như một khúc đồng dao. Các từ láy tượng hình là những nét vẽ tinh tế nhất, biểu cảm nhất về chân dung ngứời chiến sĩ nhỏ, một liệt sĩ anh hùng, được thể hiện trong thơ ca kháng chiến. Bài thơ Lượm là một tượng đài chiến sĩ thiếu nhi anh hùng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 10 2017 lúc 5:51

Bạn nhỏ trong bài thơ đã chào hỏi ông bà và mẹ

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 7 2018 lúc 18:28

Nội dung bài thơ ca ngợi bé biết lễ phép với ông bà, cha mẹ. Bên cạnh đó nhắc nhở các bạn nhỏ cần phải biết lễ phép với người lớn.

Linh Nguyen Ngoc
Xem chi tiết
Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
2 tháng 2 2017 lúc 12:30

Em sẽ đồng ý giúp chú bị hỏng mắt kia tìm tới nhà ông Tuấn, đồng thời rủ Quân cùng đi với mình.

Lại Thị Hải Yến
25 tháng 12 2021 lúc 9:25

đồng ýyyyyyyyyyyyyyyyyy

Khách vãng lai đã xóa
công chúa nhỏ xinh xắn
1 tháng 7 2022 lúc 20:20

chúng ta sẽ đồng ý giúp chú ấy đến nhà ông Tuấn đưa chú tới nhà ông Tuấn xong thì chúng ta mới đi xem hoạt hình với Quân

Đặng Ngọc Mai
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
7 tháng 12 2018 lúc 17:10

1. Trích trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Hoàn cảnh: trong một chuyến đi thực tế lên vùng núi Lào Cai những năm 1970 của tác giả.

2. Phương thức biểu đạt: tự sự.

Lời bộc bạch và sự khiêm tốn của anh thanh niên.

3. Lời văn gián tiếp: Câu "Chú ấy nói... Hàm Rồng.

4. Quan điểm sống của anh thanh niên trong đoạn trích thật đáng trân trọng. Anh vui với việc được cống hiến và hết mình vì công việc. Hơn thế, anh còn rất khiêm tốn và nỗ lực lập công góp phần xây dựng đất nước. Anh thanh niên là hình tượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội.