Những câu hỏi liên quan
Lê Ngọc Mai
Xem chi tiết
Ngô Ngọc Vân
22 tháng 4 2016 lúc 11:50

Phân tích ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản Anh (1640-1642) và cách mạng tư sản Pháp (1789-1794).

* Cách mạng tư sản Anh

- Là một cuộc cách mạng có ý nghĩa trọng đại trong thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa.

- Cuộc cách mạng tư sản Anh thành công đã khai sinh ra thể chế dân chủ tạm quyền phân lập. Có thế nói, thể chế nhà nước theo chế độ tam quyền phân lập ở Anh là một sáng tạo vĩ đại trong sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.

- Cuộc cách mạng tư sản Anh là một trong những tiền đề của cuộc Cách mạng công nghiệp Anh, mà cuộc cách mạng công nghiệp Anh đã ảnh hưởng ra toàn thế giới, thúc đẩy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời ở các nước trên thế giới. Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa này lại làm tiền đề cho các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ tiếp theo.

* Cách mạng tư sản Pháp

- Đối với nước Pháp:

+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó, tuyên bố xác lập chế độ tư bản.

+ giải quyết vấn đề dân chủ (xóa bỏ chế độ đẳng cấp, giải quyết ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân).

+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất, mở đường cho lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Pháp phát triển.

+ Giai cấp tư sản lãnh đạo nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát triển của cách mạng.

- Đối với thế giới:

+ Mở ra một thời đại mới - thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.

+ Tư tưởng dân tộc, dân chủ trong cách mạng Pháp được truyền bá rộng rãi ở Châu Âu, chế độ quân chủ phong kiến ở nhiều nươc lung lay.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.

Bình luận (0)
Hương Nguyễn
Xem chi tiết
Trang
Xem chi tiết
Hoàng Văn Long
Xem chi tiết
Nguyễn Thi Bích
19 tháng 4 2016 lúc 11:04

a. Chứng minh: Sau mỗi giai đoạn đi lên, quyền lợi của nông dân được giả quyết thỏa đáng hơn.

* Thời kì quân chủ lập hiến (14-7-1789, 10-8-1792)

- Quyền lợi: xóa bỏ một số nghĩa vụ phong kiến, tịch thu ruộng đất của giáo hội bán cho nông dân với giá cao.

- Nhật xét: Nông dân còn phải làm nhiều nghĩa vụ phong kiến nặng nề; ruộng đất phần lớn nằm trong tay lãnh chúa chưa bị tịch thu, phần tịch thu của giáo hội đã ít lại bán với giá cao, nông dân không thể mua được; nông dân chưa được quyền bầu cử (chỉ dành cho người đóng thuế cao).

* Thời kì tư sản công thương (10-8-1792, 2-6-1793)

- Quyền lợi: Thực hiện phổ thông đầu phiếu, nông dân được tham gia bầu cử; quyền lợi kinh tế của nông dân không được giải quyết gì thêm.

- Nhận xét: Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến Cách mạng Pháp tiếp tục khủng hoảng.

* Thời kì chuyên chính Gia - cô - banh (2-6-1793, 27-7-1794)

- Quyền lơi: chia đất thành lô nhỏ bán trả góp trong 10 năm; trả lại nông dân những đất công bị lãnh chúa chiếm; xóa bỏ hoàn toàn mọi nghĩa vụ phong kiến đối với nông dân.

- Nhận xét: quyền lợi của nông dân được giải quyết thỏa đáng nhất là vấn đề ruộng đất, nông dân hăng hái tham gia cách mạng. Đây là nguyên nhân quan trọng để nước Pháp thắng thù trong giặc ngoài.

b. Lê nin gọi cách mạng tư sản Pháp là một cuộc "Đại cách mạng", vì:

- Cuộc cách mạng được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, được trang bị bởi hệ tư tưởng triết học tiến bộ, góp phần nâng cao trình độ đấu tranh của nhân dân, nhằm thủ tiêu mọi tàn dư của chế độ phong kiến.

- Sự tham gia đông đảo, tích cực, sáng tạo của quần chúng là động lực quan trọng thúc đẩy cách mạng phát triển, thiết lập nền chuyên chính dân chủ.

- Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản:

+ Lật đổ hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế.

+ Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết,

+ Mọi trở ngại phong kiến trong công thương nghiệp bị thủ tiêu.

+ Những nhiệm vụ dân chủ tư sản được hoàn thành: xây dựng mô hình nhà nước dân chủ tư sản; ban hành Hiến pháp 1791, đặc biệt là Hiến pháp 1793 - hiến pháp dân chủ nhất thời cận đại, chế độ cộng hòa được xác lập thông qua bầu cử.

+ Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.

- Cuộc cách mạng này đã chứng minh: Giai cấp tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một giai cấp tiến bộ, cách mạng; quần chúng tham gia đông đảo và tích cực là lực lượng cách mạng nòng cốt và triệt để.

- Cuộc cách mạng còn có ý nghĩa: để lại dấu ấn và ảnh hưởng sâu đậm trong lịch sử tiến bộ của thế giới; thức tỉnh những lực lượng dân chủ và tiến bộ đứng lên chống chế độ phong kiến và thực dân.

Bình luận (0)
Hà Như Thuỷ
19 tháng 4 2016 lúc 11:07

Cách mạng tư sản Pháp là 1 cuộc Cách mạng điển hình, triệt để, dân chủ nhất, tiến bộ nhất:

- Điển hình:

+ Đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến
+ Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền nhiều tiến bộ
+ Tập hợp được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân nhân đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao - nên chuyên chính Gia-cô-banh.
+ Mở ra một thời đại mới- thời đại thắng lợi và cũng cố của CNTB ở các nước tiên tiến bấy giờ.

- Triệt để:

+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
+ Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ.
+ Thị trường dân tộc thông nhất được hình thành.

- Dân chủ:

+ Sự tham gia của quần chúng nhân dân đã làm cho cách mạng Pháp mang tính dân chủ rộng rãi và triệt để cách mạng so với những cuộc cách mạng trước nó. Cách mạng Pháp có một ý nghĩa lịch sử quan trọng không những đối với lịch sử nước Pháp mà cả đối với lịch sử châu Âu lúc bấy giờ. Những tư tưởng dân chủ của CM Pháp ảnh hưởng đến các nước châu Âu và làm cho chế độ phong kiến ở các nước này bị lung lay. 

- Tiến bộ:

+ Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, tức là giai cấp tư sản, đến nỗi trọn thế kỉ XIX là thế kỉ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp"

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
16 tháng 6 2018 lúc 5:47

Đáp án B

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
27 tháng 12 2019 lúc 3:59

Chọn đáp án B

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
26 tháng 8 2018 lúc 8:49

Chọn B

Bình luận (0)
Nguyễn An
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
1 tháng 8 2023 lúc 23:35

#Tham khảo

- Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân tấn công ngục Ba-xti, đánh dấu sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp. Sau này, ngày 14/7 được chọn là ngày Quốc khánh của nước Pháp.

- Một số cuộc cách mạng tư sản em đã được học:

+ Cách mạng Nê-đéc-lan (thế kỉ XVI).

+ Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII).

+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII)

+ Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII).

+ Đấu tranh thống nhất nước Đức (thế kỉ XIX)

+ Duy tân Minh Trị (thế kỉ XIX).

+ Cách mạng Tân Hợi (thế kỉ XX).

- Một số điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản:

+ Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ dựa trên những tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.

+ Các cuộc cách mạng tư sản đều nhằm mục tiêu xóa bỏ những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Lãnh đạo cách mạng tư sản là giai cấp tư sản và đồng minh của họ (chủ nô, quý tộc phong kiến tư sản hóa,…)

+ Trong cách mạng tư sản, giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân giữ vai trò là động lực quyết định thắng lợi của cách mạng.

Bình luận (0)