Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
2 tháng 9 2023 lúc 8:43

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục II và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải:

- Vị trí địa lí:

+ Nhân tố quy định sự có mặt của loại hình giao thông vận tải. 

+ Ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.

- Nhân tố tự nhiên: ảnh hưởng tới sự phân bố và hoạt động của các loại hình giao thông vận tải, trong đó nổi bậc nhất là địa hình, khí hậu.

+ Địa hình quy định sự có mặt và vai trò của loại hình giao thông vận tải, ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác công trình giao thông.

+ Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng tới hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải.

- Nhân tố kinh tế – xã hội:

+ Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế: ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển, phân bố và hoạt động của giao thông vận tải, đến việc lựa chọn loại hình, mật độ vận tải, hướng và cường độ vận chuyển. Đồng thời, trang bị cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành giao thông vận tải.

+ Phân bố dân cư (đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị): ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách.

+ Khoa học – công nghệ: ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển, việc hiện đại hoá và nâng cao chất lượng các phương tiện vận tải, quá trình điều hành và quản lí giao thông vận tải.

+ Vốn đầu tư và chính sách: tác động tới sự phát triển mạng lưới và mức độ hiện đại hoá hệ thống hạ tầng giao thông vận tải.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
7 tháng 12 2019 lúc 2:22

Đáp án C

Bình luận (0)
Lamini
Xem chi tiết
Sad boy
28 tháng 6 2021 lúc 9:09

THAM KHẢO

 

 

 Điều kiện kinh tế- xã hội

- Sự phát triển và phân bổ các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.

- Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới sự vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.

- Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, đã hình thành một loại hình vận tải đặc biệt là giao thông vận tải thành phố.

 



 

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 3 2019 lúc 4:55

Chọn đáp án D.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Minh Nhứt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 14:22

Sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải được ảnh hưởng bởi một loạt các nhân tố kinh tế, xã hội, và địa lý. Dưới đây là một số nhân tố quan trọng và ví dụ minh họa:

- Hạ tầng và cơ sở vận tải: Hạ tầng giao thông, bao gồm đường bộ, đường sắt, cảng biển, và sân bay, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành giao thông vận tải. Ví dụ, sự hiện diện của các cảng biển lớn như Cảng Sài Gòn (TP.HCM) và Cảng Hải Phòng có tác động đáng kể đến việc phân bố hàng hóa và dịch vụ vận tải ở Việt Nam.

- Kích thước và dân số của địa phương: Kích thước và dân số của một khu vực ảnh hưởng đến nhu cầu vận tải. Ví dụ, các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội cần có hệ thống giao thông vận tải phát triển để đáp ứng nhu cầu di chuyển hàng ngày của dân số đông đúc.

- Tình hình kinh tế và thương mại: Sự phát triển của ngành kinh tế và thương mại trong một khu vực cũng ảnh hưởng đến ngành giao thông vận tải. Ví dụ, việc tăng cường xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa đòi hỏi hệ thống giao thông vận tải hiệu quả.

- Chi phí và giá cả: Chi phí vận tải và giá cả của dịch vụ vận chuyển cũng là một nhân tố quan trọng. Ví dụ, việc phát triển hệ thống đường cao tốc giữa các thành phố có thể giảm thời gian di chuyển và giúp giảm chi phí vận tải.

- Chính trị và quản lý: Quản lý và chính trị có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành giao thông vận tải. Ví dụ, chính phủ thông qua chính sách hỗ trợ hoặc đầu tư vào hạ tầng giao thông có thể thúc đẩy sự phát triển của ngành này.

- Ảnh hưởng của môi trường: Môi trường và yêu cầu về bảo vệ môi trường ngày càng quan trọng đối với ngành giao thông vận tải. Ví dụ, sự tập trung vào các phương tiện giao thông sạch và thân thiện với môi trường như xe điện hoặc công nghệ nhiên liệu sạch có thể thay đổi cách ngành này phát triển.

-> Ngành giao thông vận tải là một phần quan trọng của nền kinh tế và xã hội và được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Sự phát triển và phân bố của ngành này phụ thuộc vào sự tương tác phức tạp giữa các nhân tố kinh tế, xã hội, và địa lý.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Vai trò và đặc điểm ngành bưu chính viễn thông:

* Vai trò

- Hoạt động bưu chính: chuyển thư tín, bưu phẩm, điện báo,… Hoạt động viễn thông: truyền thông tin của xã hội được diễn ra thông suốt và liên tục.

- Cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội; là hạ tầng cơ sở quan trọng ở mỗi quốc gia.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Giúp quá trình quản lí, điều hành của Nhà nước thuận lợi; tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.

* Đặc điểm

- Gồm hai ngành là bưu chính và viễn thông.

+ Ngành bưu chính: nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính. Sản phẩm của ngành là sự vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá,… từ nơi gửi đến nơi nhận.

+ Ngành viễn thông sử dụng các thiết bị kết nối với vệ tinh và mạng internet để truyền thông tin từ người gửi đến người nhận.

- Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính (số lượng thư tín, khối lượng bưu phẩm, thời gian giao nhận,...), dịch vụ viễn thông (thời gian cuộc gọi, chất lượng cuộc gọi,...).

- Sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học - công nghệ.

Tình hình phát triển và phân bố ngành bưu chính viễn thông:

- Bưu chính: ngày càng phát triển với nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới xuất hiện. Mạng lưới bưu cục và các dịch vụ bưu chính phát triển rộng khắp trên thế giới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,… có ngành bưu chính phát triển nhất thế giới

- Viễn thông: đang phát triển nhanh chóng dưới tác động của khoa học - công nghệ, trong đó nổi bật nhất là điện thoại và internet.

+ Điện thoại được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, chiếm ưu thế trong ngành viễn thông. Hiện nay, có hơn 5 tỉ người trên thế giới đang sử dụng điện thoại cá nhân. Các nước có số lượng thuê bao điện thoại nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, Liên bang Nga,...

+ Internet tạo ra cuộc cách mạng vĩ đại trong ngành viễn thông thế giới. Sự phát triển của các công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI),...đã tạo ra thời kì vạn vật kết nối, làm thay đổi sâu sắc ngành viễn thông thế giới.

Bình luận (0)
Khánh Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 22:08

- Vị trí ven biển: Các quốc gia hoặc khu vực có vị trí ven biển thường có lợi thế trong việc phát triển ngành giao thông biển và đường biển. Ví dụ, các quốc gia nằm ở bờ biển có khả năng phát triển các cảng biển quan trọng, thúc đẩy thương mại quốc tế và du lịch biển. Ví dụ về điều này là Singapore, một đảo quốc có cảng biển bận rộn và là một trung tâm giao thông quốc tế.

- Vị trí trung tâm lục địa: Các quốc gia nằm ở vị trí trung tâm lục địa thường có lợi thế trong việc phát triển mạng lưới đường bộ và đường sắt. Ví dụ, nước Nga, với diện tích rộng lớn và vị trí trung tâm trên lục địa Eurasia, có mạng lưới đường sắt và đường bộ mở rộng để kết nối châu Âu và châu Á.

- Vị trí nút giao thông quốc tế: Các thành phố hoặc khu vực nằm ở vị trí nút giao thông quốc tế thường trở thành trung tâm giao thông quốc tế và khu vực. Ví dụ, Dubai ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã phát triển một trong những sân bay quốc tế lớn nhất và là một điểm trung chuyển quốc tế quan trọng giữa châu Á, châu Âu và châu Phi.

Bình luận (0)
Ngô Chí Nhân
Xem chi tiết
laala solami
12 tháng 4 2022 lúc 16:24

a

Bình luận (0)
kodo sinichi
12 tháng 4 2022 lúc 16:42

A

Bình luận (0)
kim nguyễn
12 tháng 4 2022 lúc 19:27

a

 

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 6 2017 lúc 8:49

- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.

   + Trước hết, các ngành kinh tế khác là khách hàng của ngành giao thông vận tải. Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế của các vùng, quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật độ mạng lưới giao thông vận tải, các loại hình vận tải, hướng và cường độ của các luồng vận chuyển.

Ví dụ: Sự phát triển các trung tâm công nghiệp lớn và sự tập trung hóa lãnh thổ sản xuất công nghiệp sẽ làm tăng nhu cầu vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu và sản phẩm, làm mở rộng vùng cung cấp nguyên, nhiên liệu và vùng tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, phát triển các trung tâm công nghiệp lớn và sự tập trung hóa lãnh thổ công nghiệp sẽ làm tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển, làm tăng cự li vận chuyển.

   + Sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí vận tải, công nghiệp xây dụng cho phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành giao thông vận tải.

- Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.

Bình luận (0)