Viết một bài văn với chủ đề''tôi - một mùa xuân nho nhỏ''
Dựa vào ý chủ đề bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, hãy viết một văn bản nghị luận (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về lẽ sống cao đẹp của con người
Bằng những câu từ, hình ảnh đơn giản gần gũi của tác phầm Mùa xuân nho nhỏ, tác giả Thanh Hải đã gợi lên không chỉ trong bản bẩn mà còn cho mọi người một điều đáng trân quý về lẽ sống cao đẹp
Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình đưọc bay cao, bay xa. Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người. "Đẹp" không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha ... Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ “vì người nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp. Sống đẹp là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong lịch sử của dân tộc có biết bao tấm gương về sống đẹp: Trần Hưng Đạo, Trưng Nhị, Trưng Trắc, Trần Quốc Toản, chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Nguyễn Văn Trỗi,… vĩ đại hơn cả là Bác Hồ kính yêu. Họ là những người sống hết mình vì dân tộc vì cách mạng, vì nền độc lập, tự do của đất nước. Họ đã giành cả cuộc đời mình cho Tổ quốc. Họ là những anh hùng đã có công giữ nước, là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập, noi theo. Sẽ sống đẹp nếu con người có mục tiêu, có lý tưởng hợp lý, vừa sức và hài hòa giữa các giá trị. Giá trị vật chất, giá trị nhân văn, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mỹ... phải thực sự hài hòa trong quan hệ tương tác sẽ làm cho mỗi người sống đẹp hơn. Thật sự bất hợp lý và thiếu toàn diện nếu như con người thiếu động cơ sống hay thiếu động cơ đích thực và chân chính. Sống đẹp mãi là động lực để mỗi người phấn đấu nếu như mỗi người biết cống hiến, biết hy sinh và có bản lĩnh sống! Hãy mở rộng lòng mình, đem yêu thương sưởi ấm cho những trái tim ướt lạnh trước sóng gió của cuộc đời.
Hãy biết cho đi để được nhận lại: tình yêu thương, niềm tin và hy vọng. Sống đẹp là lối sống mà ai ai cũng muốn có được. Sống phải biết học tập và rèn luyện đúng cách thì lối sống ấy mới tồn tại và phát triển. Không ai sống đẹp ngay từ lúc lọt lòng. Bởi vậy, học tập và rèn luyện đúng cách là con đường duy nhất đưa ta đến với một lối sống văn minh, một lối sống đẹp. Bạn còn chờ gì nữa ?
viết một bài văn với chủ đề : " mùa xuân của tôi " ( miêu tả mùa xuân và những lễ hội mùa xuân )
ko chép mạng nha , ai đúng mik tick
Năm nào cũng vậy, cứ dịp đầu xuân là trên khắp các miền của đất nước đều diễn ra những lễ hội lớn nhỏ. Đây cũng là dịp để những người dân được hòa mình vào không khí lễ hội, được giải lao sau một năm làm việc đầy mệt mỏi, căng thẳng. Không chỉ có những lế hội lớn mang tầm cỡ quốc gia mà ngay những làng quê nhỏ cũng diễn ra những lễ hội đầu xuân đầy tấp nập, đó chính là lễ hội đình làng và lễ hội mùa xuân.
Quê hương em là một miền quê nghèo thuộc đồng bằng Bắc Bộ, vì người dân sin sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên người dân quê em cũng rất coi trọng những tín ngưỡng dân gian, sau mỗi vụ mùa thường diễn ra những lễ hội để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Nhưng lễ hội lớn nhất ở làng quê của em đó chính là lễ hội đình làng và lễ hội mùa xuân. Lễ hội đình làng chính là dịp kỉ niệm ngày giỗ của thành hoàng làng- người đầu tiên sinh sống và truyền nghề cho những người dân quê hương em. Không chỉ có làng quê của em mà rất nhiều những làng khác cũng có thành hoàng làng, mỗi nơi thờ một người sáng lập, khai phá đất đai và cũng là người truyền nghề riêng.
Vào mỗi dịp lễ thành hoàng làng thì người dân quê hương em lại tấp nập, nhộn nhịp chuẩn bị lễ tế, những đồ vật cho ngày lễ. Món bánh truyền thống mà người dân quê hương em dâng lên thành hoàng làng đó chính là món bán dày. Ngoài ra còn thờ thêm một bó lúa chín thơm, bởi đó chính là thành quả làm ra của dân làng trong một năm vất vả.
Mỗi lần diễn ra lễ hội lại có những trò chơi dân gian vô cùng thú vị, chẳng hạn như bịt mắt bắt dê, đi cầu kiều bắt vịt hay bịt mắt đập nồi đất…Cứ mỗi dịp lễ hội về thì dù là những người làm ăn xa cũng đều sẽ trở về quây quần bên gia đình cùng đón lễ hội.
hok tốt !!!
Dựa vào khổ thơ đầu(6 dòng đầu) của bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch, trong đó có sử dụng phép thế với chủ đề : vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy.
Thanh Hải là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm đồ sộ trong đó không thể không nhắc đến thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ". Tác phẩm đã thể hiện xuất sắc hình ảnh mùa xuân thiên nhiên của xứ Huế mộng mơ. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ nhất. Ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, người đọc như say sưa, miên man trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp "Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc". Tác giả đã thật tài tình khi sử dụng nghệ thuật đảo ngữ. Điều này vừa tạo nên một sự sáng tạo, độc đáo, vừa như cho người đọc thấy hình ảnh của những bông hoa tím biếc đang mọc giữa dòng sông. Ôi! Thật là lãng mạn! Màu tím như là biểu tượng đặc trưng của xứ Huế, màu tím ấy cũng đem đến cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản đến nhường nào. Ở những câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục sử dụng những hình ảnh hết sức giản dị, đặc trưng của xứ Huế "con chim chiền chiện" hơn nữa lại được kết hợp với từ mang tính gọi đáp "ơi". Bên cạnh đó, câu thơ cuối cùng "Tay tôi đưa tôi hứng", đã thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Thanh Hải đón nhận lấy tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên bằng tất cả trái tim. Hẳn là phải yêu Huế lắ thì tác giả mới có thể vẽ lên một bức tranh đẹp đến thế. Thật cảm ơn nhà văn đã đem đến cho người đọc những áng thơ đẹp đến thế này!
Trong khổ một bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, tác giả viết: “Tôi đưa tay tôi hứng”. Thế nhưng ở khổ 4, tác giả lại viết: “Ta làm con, chim hót/Ta làm một cành hoa/Ta nhập vào hòa ca”. Em có nhận xét gì về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” thành “ta”?
trong bài mùa xuân nho nhỏ tác giả thanh hải có viết:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
hãy viết bài văn nghị luận xã hội ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa rút ra từ đoạn thơ trên
Em hãy viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, trong đó có sử dụng các phép liên kết: lặp, nối.
HS viết được đoạn văn chỉ ra được ý nghĩa nhan đề Mùa xuân nho nhỏ:
- Biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của cuộc đời mỗi con người
- Sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cái tôi cá nhân với cái ta cộng đồng
- Nguyện ước muốn làm một mùa xuân cống hiến những gì tươi đẹp nhất cho cuộc đời, cho đất nước một cách khiêm nhường và lặng lẽ.
Đoạn văn có sử dụng phép liên kết lặp, nối.
Mùa xuân luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Thanh Hải cũng góp vào đề tài này thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ.
1. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó.
2. Trong khổ đầu, tác giả đã đón nhận mùa xuân về với “ dòng sông xanh” , “bông hoa tím biếc”, “con chim chiền chiện”, “giọt long lanh” bằng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này, đảo ngữ “mọc” giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ?
3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong hai câu thơ:
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”.
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
1,
- Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" được sáng tác theo thể thơ thất ngôn
- Hai tác phẩm khác: Ánh trăng, Sang thu
2,
- Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận mùa xuân với “dòng sông xanh", “bông hoa tím", "từng giọt long lanh rơi" bằng những giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác
- đảo ngữ 'mọc' đứng đầu câu như một sự đột hiện, sự ngạc nhiên vui thú trước tín hiệu xuân về, đồng thời nhấn mạnh sức sống mạnh mẽ của mùa xuân.
3,
“Ơi” là từ cảm thán biểu đạt sự xúc động bồi hồi khi nghe tiếng chim chiền chiện hót. Tiếng chim hót như khúc nhạc đồng quê. Hai tiếng “hót chi” rất gợi cảm, là cách nói dịu ngọt của con người cố đô. Âm thanh rộn rã của tiếng chim gợi một nét vui. Qua tiếng chim hót, ta cảm nhận được cái không khí rộn ràng, cái mênh mông trong sáng của bầu trời xuân. Ta cảm được tấm lòng hồn hậu của người con xứ Huế.
Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu với chủ đề: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã vẽ nên 1 bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu bị động, phép nối, thành phần cảm thán và gạch chân chúng.
Chỉ ra chủ đề giống nhau của bài mùa xuân nho nhỏ và bài viếng lăng bác