viết đoạn văn quy nạp 10 câu phân tích cảm nhận của em về 2 câu cuối bài thơ đi đường
Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ cuối của bài Quê Hương
tham khảo
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
Nhắc đến thơ Tế Hanh, người đọc sẽ nghĩ ngay tới một hồn thơ tràn ngập tình yêu quê hương, đất nước. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Tế Hanh chính là bài "Quê Hương". Một trong những yếu tố góp phần làm nên cái hay của bài là việc thể hiện tình cảm của tác giả trong khổ thơ cuối bài :
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
.......
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Với cụm từ "luôn tưởng nhớ", ta có thể cảm nhận được quê hương luôn nằm trong tâm hồn , trái tim của tác giả. Tác giả "tưởng nhớ' đến con thuyền, cánh buồm, nhớ những con cá và đặc biệt hơn cả là tác giả nhớ cả cái ''Mùi nồng mặn". Tế Hanh nhớ quê thông qua những hình ảnh hết sức gần gũi , quen thuộc đối với người dân vạn chài và hơn thế, chúng là biểu tượng của làng quê tác giả. Câu thơ cuối cùng với nghê thuật ẩn dụ đã rât thành công trong việc diễn tả nỗi nhớ quê da diết của tác giả. Khổ thơ cuối bài đã thể hiện một cách sâu sắc tình yêu quê và nỗi nhớ quê da diết của Tế Hanh.
viết đoạn văn quy nạp nêu cảm nhận của em về 8 câu thơ cuối bài kiều ở lầu ngưng bích có sử dụng câu ghép
Tham khảo:
Hình ảnh cánh buồm thấp thoáng ngoài biển xa mênh mông trong buổi chiều ta gợi lên không gian xa lắc của quê nhà và không khí tĩnh lặng, qua đó thể hiện rõ nỗi nhớ quê hương da diết trong lòng Kiều. Còn hình ảnh “hoa trôi man mác” là hình ảnh tả thực về những bông hoa trôi nổi, bấp bênh trên mặt nước, bị sóng biển vùi dập, xô đẩy, qua đó diễn tả tâm trạng buồn tủi và những dự cảm tinh tế về tương lai không biết sẽ đi đâu về đâu của Thúy Kiều? Ôi cánh hoa mỏng manh như nâng Kiều đang ôm nỗi lo về số phận vô định trên dòng đời. Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” kéo dài đến tận “chân mây” vẫn chỉ một màu xanh đang héo úa ấy đã vẽ lên một cảnh tượng u ám, héo hắt, nó gợi cho người đọc cảm nhận được nỗi buồn triền miên, vô vọng của Thúy Kiều. Hai câu thơ cuối cùng tả cảnh "gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh “ầm ầm tiếng sóng” gợi lên rất rõ cả hình ảnh, cả âm thanh của phong ba bão táp hung dữ sắp ập đến cuộc đời Kiều, khiến ta cảm thấy nỗi lo sợ hãi hùng trong lòng người con gái tài hóa trước bao tai họa ào ạt giáng xuống đời nàng. Thêm vào đó, Nguyễn Du còn dùng điệp ngữ “buồn trông” đặt ở đầu những câu thơ nhằm liên kết các hình ảnh trong cả đoạn thơ thành một chuỗi cảnh sầu thảm. Hơn nữa, từ “buồn trông” mang hai thanh bằng lặp đi lặp lại bốn lần trong bốn cặp thơ lục bát tạo nên âm hưởng trầm, buồn diễn tả nỗi sầu như kéo dài dằng dặc của nhân vật. Tám Câu thơ với bốn hình ảnh thiên nhiên, bốn điệp ngữ đã diễn tả thật phong phú, tinh tế mọi sắc thái nội tâm Thúy Kiều. Qua đó, Nguyễn Du đã gián tiếp miêu tả tâm trạng Kiều bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc.
viết đoạn văn theo cách quy nạp (khoảng 10 câu ) nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài "ông đồ". trong đoạn văn có dùng một câu ghép . gạch chân câu ghép đó . ai giúp mình nhanh vs ạ " mình camon "
VIẾT 1 ĐOẠN VĂN QUY NẠP KHOẢNG 12 CÂU NÊU CẢM NHẬN CỦA EM VỀ KHỔ THƠ CUỐI BÀI THƠ "ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ". TRONG ĐOẠN VĂN CÓ SỬ DỤNG CÂU ĐƠN MỞ RỘNG THÀNH PHẦN.
Câu hát cùng gió khơi đưa thuyền đi nay vẫn câu hát ấy căng buồm đưa thuyền về. Nhưng giờ đây không chỉ còn là sức mạnh của gió mà sức mạnh niềm vui con người như được nhân lên vì thuyền đầy cá. Nếu như ở khổ thơ đầu, sau khi màn đêm bao trùm trên biển thì con người mở cửa đêm ra khơi đánh cá thì giờ đây họ – những người dân chài đang “chạy đua cùng mặt trời”. Không còn là sự nối tiếp của nhịp sống thiên nhiên, con người mà quan hệ của thiên nhiên, con người là quan hệ song song, đua tranh. Chạy đua với mặt trời cũng là chạy đua với thời gian. Con người đang giữ lấy từng giây, từng phút, đang vượt lên trên cả thời gian để tạo của cải cho cuộc sống mới, để xây dựng và cống hiến. Những con người lao động đã về đến bến khi bình minh vừa ló dạng:
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Cảnh biển một ngày mới được mở rộng đến muôn dặm và ngập tràn ánh sáng. Hình ảnh nhân hoá “mặt trời đội biển” đi lên mở ra một ngày mới tốt đẹp hơn, ánh sáng của mặt trời không chỉ mang đến màu của cảnh vật mà còn mang “màu mới” cho cuộc sống mà những người lao động đang từng ngày, từng giờ cống hiến. Sức tưởng tượng cùang bút pháp lãng mạn khiến bờ bãi thuyền về trong dòng thơ cuối rực rỡ huy hoàng trong ánh sáng:
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
Mắt của ngàn vạn con cá phơi trên bờ biển như cùng hướng về một phía phản chiếu tia sáng bình minh rực sáng muôn dặm dài xa như bờ biển đất nước.
Viết một đoạn văn quy nạp (khoảng 7 câu ) nêu sự cảm nhận của em về hai câu thơ cuối bài thơ "Ngắm Trăng" trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán. Gạch chân câu đó.
Tham khảo ạ !!
Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn. Phải chăng trăng đã thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù?Thật vậy Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp, đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng.Chao ôi! phải tinh tế biết bao Bác đã vẻ nên một khung cảnh tuyệt đẹp dưới sự giao hoà giữa người và trăng. Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, hai câu thơ cuối này không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.
viết đoạn văn khoảng 12-15 câu theo phương thức quy nạp nêu cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" . Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép
viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu theo cách quy nạp nêu cảm nhận của em về khổ thơ 1 và khổ thơ 2 của bài thơ "Ông đồ"
Tham Khảo
Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.
? Viết 1 đoạn văn kiểu quy nạp, dài 10 câu phân tích khổ thơ cuối trong bài thơ “Ông đô
của Vũ Đình Liên để thấy rõ tình cảm của nhà thơ. Trong đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ.
? Viết 1 đoạn văn kiểu quy nạp, dài 10 câu phân tích khổ thơ cuối trong bài thơ “Ông đô
của Vũ Đình Liên để thấy rõ tình cảm của nhà thơ. Trong đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ.