Những câu hỏi liên quan
Thủy Tiên Trần
Xem chi tiết
Tình Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 4 2023 lúc 10:21

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB: 

Bàn luận: 

Chứng minh vai trò của việc học văn hóa: 

+ Giúp cho học sinh có kiến thức để hoàn thành các kì thi

+ Giúp cho học sinh có thêm nhiều hiểu biết, mở rộng tư duy và nhận thức

+ Làm cho xã hội ngày càng phát triển

...

Chứng minh vai trò của việc luyện tập thể dục thể thao:

+ Giúp cho học sinh có kiến thức để hoàn thành các kì thi

+ Giúp cho học sinh được rèn luyện sức khỏe, cải thiện tinh thần

+ Làm cho môi trường học tập ngày càng đa dạng và phong phú các môn học hơn

...

Em có đồng tình với ý kiến đó không (có hay không cũng cần chứng minh em nhé!)

Chứng minh rằng, học sinh không chỉ cần học văn hóa mà còn cần phải học rèn luyện thể dục thể thao nữa:

+ Nếu chỉ học văn hóa mà không rèn luyện thể dục thể thao thì các em rất dễ bị strees, căng thẳng và áp lực

+ Không rèn luyện thể thao sẽ dẫn đến cơ thể ì ạch, lười vận động, gây hại cho sức khỏe

+ Tài năng của học sinh hiện nay không còn chỉ thể hiện qua việc các em giỏi các môn văn hóa mà còn qua các môn thể thao nữa

...

Mở rộng vấn đề:

Bản thân em đã làm gì để có thể học văn hóa và rèn luyện thể thao tốt nhất?

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (1)
Đỗ Tuệ Lâm
2 tháng 4 2023 lúc 9:57

Một số ý:

- Tác hại của việc không tập luyện thể thao:

+ Sức khỏe giảm sút, tinh thần nặng nề khó học tập.

+ Cơ thể trở nên ì ạch, không thoải mái về tinh thần cũng rất khó đưa kiến thức vào đầu.

+ Học sinh cần cân đối giữa việc học và tập thể thao.

+ Muốn học tập tốt thì phải có sức khỏe tốt.

- Dẫn chứng kiếm trên mạng là được.

T.Lam

Bình luận (0)
Duykhanh
Xem chi tiết
Kinen
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Diệp
3 tháng 11 2023 lúc 5:18

tham khảo:

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề học lệch của học sinh hiện nay

Đánh giá chung: là hiện tượng không tốt với người học 

2. Thân bài

* Giải thích

Học lệch là học không cân đối, không đều các môn, chú trọng quá một môn mà xao lãng môn khác

* Biểu hiện

Thích học các môn tự nhiên vì không phải ghi chép nhiềuCó bạn thích học môn xã hội vì không cần tính toán nhiềuCó người chỉ chú trọng học ngoại ngữ mà không quan tâm đến các môn khác

* Tác hại:

Hổng kiến thức cơ bảnKết quả học tập thấp, gây chán nản, ảnh hưởng đến giáo dục toàn diệnKìm hãm vốn hiểu biết sâu rộng

* Nguyên nhân

Chủ quan

Do sở thích của người họcDo năng khiếu của mỗi ngườiDo ngại học, ngại nghiên cứu

Khách quan

Do mục đích học tập là để thi đỗ Đại họcDo cha mẹ định hướng

* Giải pháp

Tuyên truyền để ai cũng nắm bắt được hết hậu quả của việc học lệchKiên quyết không học lệchVận dụng kiến thức đã học vào thực tế để thêm phần thú vị

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đềLiên hệ bản thân

Bình luận (2)
nnhann
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
2 tháng 5 2023 lúc 20:27

Suy nghĩ của em:

- Tác hại của việc không tập luyện thể thao:

+ Sức khỏe giảm sút, tinh thần nặng nề khó học tập.

+ Cơ thể trở nên ì ạch, không thoải mái về tinh thần cũng rất khó đưa kiến thức vào đầu.

+ Học sinh cần cân đối giữa việc học và tập thể thao.

+ Muốn học tập tốt thì phải có sức khỏe tốt.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 2 2018 lúc 3:43

Hai ý kiến được trích dẫn đều cần bác bỏ

- Phân tích nguyên nhân:

+ Cả hai đều xuất phát từ suy nghĩ phiến diện, thái độ học tập, ý thức, động cơ phấn đấu hạn chế

- Những tác hại nhận thức sau lệch đó ảnh hưởng tới thái độ học tập, kết quả, phẩm chất đạo đức của lớp học sinh

- Một số ý kiến giúp nâng cao khả năng viết văn:

+ Tôn trọng cảm xúc cá nhân

+ Đọc nhiều sách, đa dạng các loại sách

+ Trải nghiệm cuộc sống, quan sát, học hỏi

→ Viết văn cũng chính là hành trình sống và học hỏi nên đòi hỏi sự kiên trì, chăm chỉ luyện tập.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 11 2023 lúc 11:57

Theo tôi ý kiến trên có phần đúng và cũng có phần chưa đúng:

+ Là học sinh đúng là chúng ta cần phải tập chung cao độ vào việc học vì đó là nhiệm vụ chính của một người học sinh

+ Tuy nhiên, bên cạnh việc học tập chúng ta cần vui chơi, lao động, giúp đỡ ông bà cha mẹ vì cuộc sống sau này không chỉ cần kiến thức mà còn cần biết cách làm các công việc khác

+ Có như vậy mời rèn luyện cho ta tính chăm chỉ, siêng năng và chia sẻ với nhau, giúp các thành viên trong gia đình thêm gần gũi…

Bình luận (0)
Sắc màu
Xem chi tiết
Mai Chi
22 tháng 8 2018 lúc 21:37

Theo em, nếu đúng ra thì một phần cx là vì việc giáo dục tuy nhiên cái chính ở đây là ý thức những học sinh bây giờ đã thay đổi, cái cách mà bố mẹ dạy trẻ nhỏ đã khiến trẻ thay đổi, những sự chiều chuông và ham muốn của chúng đã lên rất cao khiến chúng trở thành những kẻ quá sỹ diện, cho rằng mình có mọi thứ. Trong nền giáo dục, cả lý thuyết với cả thực hành đều có tác dụng rất ít bỏi cái " tôi" trong chúng nay đã trở nên "khủng bố", ngay cả nếu chúng ta cung cấp thêm về mặt thực hành thì chúng cx chỉ bỏ lờ ngoài tai. Sự phát triển của chúng đã đi sai lệch hướng. Theo em, để thay đổi, chúng ta cần phải biết mình sai ở đâu, khi gặp những người có thể cung cấp cho ta cái hiểu biết về ý thức nhân loại, ko nên vì bất cứ lí do nào mà ghét bỏ, nói xấu những người dạy đó chỉ bởi họ quá khắt khe, ko giống như bản thân chúng ta. Hãy nhớ họ chính là cái gương, bất cứ điều j mà chúng ta nói ra bất luận đẹp hay xấu đều phản ánh lên CHÍNH BẢN THÂN MÌNH cx giống như soi gương , cái ta nhìn tháy là bản thân mik chứ ko phải ai khác cả.  

Bình luận (0)
Sắc màu
23 tháng 8 2018 lúc 9:18

Lạc đề rồi. Ý đề là bàn về chế độ giáo dục cơ, vụ ý thức chỉ là dẫn dắt .

Bình luận (0)
dung nguyen
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
29 tháng 3 2022 lúc 15:36

Tham khảo
Bạo lực học đường đang là một vấn đề gây bức xúc dư luận và làm xấu hình ảnh trường học. Nó là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề giữa các bạn học sinh , xâm phạm đến thân thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh bằng nắm đấm, thước, gậy, ghế, dao…; bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội); tính chất sự việc ngày càng nghiêm trọng , thậm chí dẫn đến chết người. Có nhiều nguyên dân dẫn đến bạo lực học đường, có thể kể đến nguyên nhân trực tiếp là do mâu thuẫn, xích mích, thích thể hiện cái tôi, bị bạn bè kích động, rủ rê lôi kéo. Nguyên nhân gián tiếp là do thiếu kĩ năng sống, không có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, gia đình và nhà trường chưa giáo dục nghiêm minh, triệt để, các biện pháp kỷ luật chưa đủ sức răn đe.

Hậu quả, nó gây tổn thương cả về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân và người gây ra. Mọi hành vi của bạo lực học đường đều được gia đình, nhà trường, xã hội lên án mạnh mẽ cùng các biện pháp xử lý nghiêm ngặt. Việc ngăn chặn bạo lực học đường cần phải có sự phối hợp của tất cả mọi người, cần phải giáo dục tốt kĩ năng sống, hiểu biết cho học sinh, tạo sân chơi lành mạnh để tránh xa những trò chơi bạo lực. Mọi người cùng cố gắng vì một môi trường KHÔNG có bạo lực học đường.

Bình luận (1)
Mạnh=_=
29 tháng 3 2022 lúc 15:38

tham khảo

Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.

Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng. Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu".

 

Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sốc về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải xây xát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy.

Giải pháp nào cho Bạo lực học đường? Có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường:Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.

 

Theo bản thân tôi: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế được, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Đức Anh
29 tháng 3 2022 lúc 15:47

Trong thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ bạo lực học đường. Như lột đồ, đánh hội đồng rồi đăng clip lên mạng xã hội. Là một người học sinh em cảm thấy đây là hành động quá mức cho phép. Việt Nam nói riêng cũng như các nước nói chung cũng đang đau đầu về vấn nạn này. Bạo lực học đường là một hiện tượng học sinh dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân học sinh và một nhóm học sinh khác. Nguyên nhân dễ thấy do tự bản bản thân các bạn học trò quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm đó là sự thiếu giáo dục của người thân, gia đình và nhà trường khiến các kẻ xấu có cơ hội tiếp cận các bạn hơn.Vì vậy mọi hành vi bạo lực học đường đều được gia đình nhà trường lên án mạnh mẽ. Việc ngăn chặn hành vi bạo lực học đường không chỉ có gia đình và nhà trường mà mỗi cá nhân đều phải ngăn chặn vấn nạn này.

Bình luận (0)