Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Ngô Võ Kim Cương
Xem chi tiết
Trần Gia Nguyên
6 tháng 2 2016 lúc 10:39

- Thuận lợi :

  + Đồng bằng châu thổ rộng nhất nước ta, gần 4 triệu ha, bao gồm phần thượng châu thổ, hạ châu thổ và đồng bằng phù sa ở rìa

  + Khí hậu nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo khá ổn định thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

  + Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc có giá trị nhiều mặt (giao thông, thủy lợi, thủy sản...)

  + Đất phù sa có 3 loại chủ yếu : đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu là tốt nhất; đất phèn (Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cần Thơ), đất mặn (nam Cà Mau, duyên hải Gò Công, Bến Tre) có khả năng cải tạo để mở rộng diện tích đất nông nghiệp

  + Sinh vật là tài nguyên quan trọng : rừng ngập mặn, rừng chàm, các loại động vật như cá, tôm, chim...

- Khó khăn : 

  + Mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt để cải tạo đất phèn, mặn....

  + Những tai biến do thời tiết, khí hậu đôi khi xảy ra, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Huyen Nguyen Phan Thao
6 tháng 2 2016 lúc 16:40

Khó quá hà .

bucminh

Đặng Ân
Xem chi tiết
Minh Nhân
24 tháng 2 2021 lúc 10:45

Lào : 

Thuận lợi : 

+ Khí hậu nhiệt đới nguồn nhiệt ẩm dồi dào, sông ngòi nhiều nước, đồng bằng phù sa màu mỡ,… thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
+ Đất lâm nghiệp còn nhiều diện tích rừng giàu.

Khó khăn : 

+ Không giáp biển nên mùa khô khí hậu khô hạn, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp
+ Địa hình miền núi dễ xảy ra thiên tai sạt lở, xói mòn đất vào mùa mưa.

Campuchia : 

Thuận lợi : 

+ Đồng bằng chiếm phần lớn diện tích.
+ Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nguồn nước dồi dào (có sông Mê Công, Biển Hồ) thuận lợi cho canh tác nông nghiệp (cấy lúa gạo).

Khó khăn : 

+ Mùa khô thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt ảnh hưởng đến mùa màng

 

 
Trương Thanh Tâm
Xem chi tiết
nguyễn hương trà
Xem chi tiết
Lấp La Lấp Lánh
12 tháng 9 2021 lúc 14:08

Bạn tham khảo nhé

Câu 1:

+ Thuận lợi:
     Khoáng sản: địa hình đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh:đồng,chì,thiếc... nguồn gốc ngoại sinh:boxit,apatit,đá vôi... là nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành công nghiệp.
    Rừng, đất trồng: Rừng giàu có về thành phần động vật, thực vật nhiều loài quý hiếm,cao nguyên, thung lũng tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả,chăn nuôi phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tiêu dùng...
    Đất trồng: đất vùng bán bình nguyên, trung du trồng cây công nghiệp, ăn quả, lương thực
   Thủy năng: Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn
   Du lịch: Miền núi có điều kiện để phát triển du lịch: tham quan nghỉ dưỡng, sinh thái
 + Hạn chế:
    Địa hình đồi núi gây trở ngại cho dân sinh phát triển kinh tế-xã hội
    Địa hình bị chia cắt mạnh lắm sông suối,hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại giao thông
    Khai thác tài nguyên giao lưu kinh tế các vùng khó khăn
    Thiên tai: mưa nhiều, độ dốc lớn, lũ nguồn, lũ quét,xói mòn...
                   các đứt gãy sâu có nguy cơ động đất
                   lốc, mưa đá, sương muối, rét hại tác hại lớn đời sống dân cư, sản xuất...

Thuỳ Dương Hứa
Xem chi tiết
Đinh Minh Đức
24 tháng 11 2021 lúc 13:41

làm việc đi lại khó khăn

tớ nghĩ thế thôi

Trần Minh Kiên
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
9 tháng 11 2021 lúc 21:15

* Thuận lợi:

Tham khảo!

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp với sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước. Vì thế, người dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa nước và nhiều loại cây ăn quả khác.

- Đất đai: đất phù sa màu mỡ thường xuyên được bồi đắp sau mùa mưa.

- Sông ngòi: hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp.

* Khó khăn:

- Khí hậu: Nóng ẩm thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh phá hoại phát triển.

- Địa hình: bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, không thể sản xuất theo mô hình tập trung, quy mô lớn.

- Thiên tai: hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

 

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
7 tháng 6 2017 lúc 15:41

– Do nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên khí hậu nóng ẩm; lượng bức xạ lớn, nhiệt độ cao quanh năm, độ ẩm dồi dào; lượng mưa phong phú: trồng lúa nước và phát triển nông sản nhiệt đới khác (cây công nghiệp, ăn quả, chăn nuôi, thủy sản)

Nguyễn Thanh Hằng
7 tháng 6 2017 lúc 6:53

—Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

- Khó khăn :

+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.

Bùi Hà Phương
Xem chi tiết
Pham Quoc Hung
3 tháng 11 2023 lúc 11:36

- Thế mạnh:

+ Tập trung nhiều loại khoáng sản => nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+ Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm - nông nghiệp nhiệt đới. 

+ Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+ Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng,... nhất là du lịch sinh thái.

- Hạn chế:

+ Địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

+ Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi dễ xảy ra các thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất,...

+ Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất.

+ Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại,... thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

b) Khu vực đồng bằng

- Thế mạnh:

+ Cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, mà nông sản chính là lúa gạo.

+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

+ Nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

+ Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

- Hạn chế:

Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản