Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
22 tháng 11 2023 lúc 21:10

- Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve hiện lên như một kẻ vô nhân tính. Hắn ta đối xử tàn nhẫn, lạnh lùng với tất cả mọi người.

- Người kể thể hiện thái độ căm ghét, lên án, tố cáo đối với nhân vật Gia-ve

Bình luận (0)
SukhoiSu-35
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 18:49

Một số đánh giá, bình luận của người kể chuyện:

- Bằng Vũ được người làng thuê đi lính thay. Gã người thấp bé, thanh nhã như học trò.

- Quân lính vốn sợ Quận Huy, thấy hắn cưỡi voi, lại càng khiếp đảm, đều ngồi sụp xuống nghe lệnh, không ai dám lên tiếng, cũng không dám xông tới.

- Anh em Quận Huy chết rồi, quân lính vui mừng reo hò như sấm.  Theo em quan niệm và thái độ của người kể chuyện đáng tin cậy vì người kể chuyện là sẽ là người mang điểm nhìn bên trong là nhân vật ngay trong câu chuyện, cũng có thể đây chính là người chứng kiến hoặc người tham gia giấu mặt trong câu chuyện. Chính người kể chuyện cũng cho ta cái nhìn trọn vẹn hơn về các tình tiết, hành động, thái độ, tình cảm. Những nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi đều là những nhân vật có thật vậy nên người kể chuyện không thể bịa đặt, hay là áp đặt suy nghĩ cá nhân vào những đánh giá, bình luận.
Bình luận (0)
SukhoiSu-35
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:43

Phương pháp giải:

- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Dựa vào cách xưng hô và quá trình kể chuyện để chỉ ra ngôi kể và nhân vật của người kể chuyện.

Lời giải chi tiết:

- Người kể chuyện kể bằng ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.

- Người kể chuyện là nhân vật tham gia hành động chính, là nhân vật “tôi” trong câu chuyện.

Bình luận (0)
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:18

- Người kể chuyện kể bằng ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.

- Người kể chuyện là nhân vật tham gia hành động chính, là nhân vật “tôi” trong câu chuyện.

Bình luận (0)
SukhoiSu-35
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
28 tháng 8 2023 lúc 19:53

     Thị Mầu là người con gái có cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để bày tỏ và thể hiện mình, Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là điều không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lí trí bị lu mờ.

     Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng” , “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Cô ý thức tự do trong tình yêu bộc lộ ở lời nhủ mình và khuyên chị em chớ nghe họ hàng. Thị Mầu là con người của nghệ thuật.

Bình luận (0)
SukhoiSu-35
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 18:41

- Cuộc đối thoại giữa dì Mây và chú San diễn ra. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối. Cuộc đối thoại diễn ra chóng vánh nhưng người đọc có thể cảm nhận rõ sự đau khổ trong tâm trạng của hai nhân vật.

- Lời bình luận của người kể chuyện giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 8:48

- Cuộc đối thoại giữa dì Mây và chú San diễn ra. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối. Cuộc đối thoại diễn ra chóng vánh nhưng người đọc có thể cảm nhận rõ sự đau khổ trong tâm trạng của hai nhân vật.

- Lời bình luận của người kể chuyện giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.

Bình luận (0)
SukhoiSu-35
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 19:02

Nhân vật Bằng Vũ xuất hiện qua ngày hội họp quân lính ở chùa Khán Sơn, với ngôi kể chuyện ở ngôi thứ ba, có thể cho rằng người kể chuyện là nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái.

Bình luận (0)
SukhoiSu-35
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 19:07

   Lời nhận xét của người kể chuyện về đầu bếp và gia thần của Trịnh Tông như sau:

- Đầu bếp: tên là Dự Vũ, vốn là người cơ trí, nói năng rành mạch.

- Gia thần: tên là Gia Thọ, người làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, là kẻ tinh khôn.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 8:53

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1 văn bản.

- Chú ý những chi tiết miêu tả về đầu bếp và gia thần của Trịnh Tông.

Lời giải chi tiết:

Lời nhận xét của người kể chuyện về đầu bếp và gia thần của Trịnh Tông như sau:

- Đầu bếp: tên là Dự Vũ, vốn là người cơ trí, nói năng rành mạch.

- Gia thần: tên là Gia Thọ, người làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, là kẻ tinh khôn.

Bình luận (0)
SukhoiSu-35
Xem chi tiết
Thanh An
6 tháng 3 2023 lúc 11:04

Nhân vật Hê-ra-clét là người anh hùng có trí tuệ thông minh, năng lực phi thường, người có ý chí, nghị lực và có trái tim nhân hậu.

- Năng lực phi thường thế hiện qua hành trình chàng đi tìm táo vàng phải đối mặt với rất nhiều thử thách và cuộc chiến nhưng chàng đều giành chiến thắng.

- Trí tuệ của Hê-ra-clét thế hiện lần thứ nhất là khi giao đấu với thần Ăng-tê. Lần thứ hai là đối phó với âm mưu của thần Át-lát khi vị thần này định trao luôn sứ mệnh đỡ bầu trời cho chàng, chàng đã nhanh trí đã nhận ra âm mưu ấy và tương kế tựu kế để có thể trở về.

- Ý chí nghị lực của Hê-ra-clét được thể hiện roc nét qua hành trình đằng đẵng mà chàng đã trải qua (lên cực Bắc, qua sa mạc), mù mịt (không biết cây táo vàng ở đâu), đầy thử thách và nguy hiểm rình rập nhưng chàng không hề chùn bước, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đến cùng.

- Hê-ra-clét còn là người anh hùng có trái tim nhân hậu, chàng đã chiển đấu với con đại bàng to lớn để cứu thần Prô-mê-tê.

Bình luận (0)
SukhoiSu-35
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 8:49

- Tình huống: Bởi trong lòng chú San, tình cảm với dì Mây vẫn đong đầy nên chú ngỏ ý muốn quay lại và cùng sống chung với dì Mây, trong khi chú vừa lấy vợ.

- Quyết định của dì Mây:

+ Dì mây kiên quyết từ chối, mặc sự cố gắng níu kéo của chú San.

Dẫn chứng: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi!” hay “Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn”.

→ Thái độ của dì Mây rất cương quyết nhưng vẫn có đôi chút sự hụt hẫng, đau lòng bởi dì vẫn còn yêu chú San rất nhiều. Quyết định của dì Mây là đúng đắn. Từ đó, người đọc cảm nhận được dì là một người hiểu chuyện, cảm thông cho số phận của những người phụ nữ, biết quan tâm đến hạnh phúc của người khác.

Bình luận (0)
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 18:42

Thái độ và quyết định của dì Mây thể hiện sự cương quyết, cứng rắn của dì. Mặc dù buồn bã và tiếc nuối nhưng dì vẫn quyết tâm dứt khoát với chú San. Quyết định của dì Mây là đúng đắn, có thể cảm nhận được dì là một người hiểu chuyện, cảm thông cho số phận của những người phụ nữ, biết quan tâm đến hạnh phúc của người khác.

Bình luận (0)