Hãy nêu một câu tục ngữ mà em thấy có ích đối với cuộc sống của chính mình.
Theo em, các câu tục ngữ trên có còn hữu ích với cuộc sống ngày nay không? Hãy nêu một câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động và một câu tục ngữ về con người, xã hội mà em thấy vẫn có ích với cuộc sống ngày này.
tham khảo
Theo em, các câu tục ngữ vẫn còn hữu ích với cuộc sống ngày nay vì đây đều là các kinh nghiệm được người xưa và nay đúc kết dựa trên cơ sở thực tiễn, một số đã được khoa học chứng minh là đúng đắn và phù hợp.
Sưu tầm một số câu tục ngữ khác:
- Chớp đằng tây mưa dây bão giật
- Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa
- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa
- Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
hãy nêu hai việc làm của bản thân mà em học được từ dế mèn có ích cho cuộc sống của chính mình
việc làm mà em học được từ dế mèn là
-không nên bắt nạt người yếu
- không nên kiêu căng hống hách như dế mèn
- nên bênh vực kẻ yếu
1. Sống ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, ắt gặp phải sự trừng trị thích đáng
2. Trong cuộc sống phải biết tôn trọng người khác.
Bạn tham khảo nhé !
Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.
Tham khảo:
“Đói cho sạch, rách cho thơm” là tục ngữ mà ông cha ta đã truyền lại bao đời nay. Tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng từ những hình ảnh gần gũi để đề cao đạo lý về giữ gìn nhân phẩm trong sạch của con người. Đối với mỗi chúng ta, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta phải giữ nó thật “trắng”. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm hoen ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tội lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.
Sống trên đời, ai chẳng muốn cuộc sống của mình được trọn vẹn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng đôi khi, hoàn cảnh lại không cho phép ta có được những gì mà mình mong muốn. Trong những trường hợp như vậy, con người ta dù lâm vào hoàn cảnh nào đi chăng nữa cũng cần biết giữ gìn, bảo vệ chính tâm hồn mình, giống như ông cha ta đã có câu “Đói cho sạch rách cho thơm”. Ông cha ta muốn gửi gắm điều gì qua câu tục ngữ trên? Trước hết chúng ta cần hiểu, “đói” và “rách” là tượng trưng cho hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn, cùng cực của con người, một đời sống vất vả, không được ấm no, hạnh phúc. Trong hoàn cảnh ấy, ông cha ta khuyên nhủ mỗi người cần phải giữ cho mình được “sạch” và “thơm”, không chỉ nói đến hình thức bên ngoài mà còn là tâm hồn bên trong. Cần biết giữ cho mình lòng tự trọng , không để tâm hồn bị vẩn đục, có những suy nghĩ xấu xa để khắc phục hoàn cảnh sống, luôn sống ngay thẳng và trong sạch. Bản thân mỗi người cần biết tự ý thức sâu sắc về hoàn cảnh của chính mình, sống một cách ngay thẳng, lương thiện thì dù cho hoàn cảnh của bạn thế nào, bạn vẫn luôn được người xung quanh yêu mến và tôn trọng. Còn những kẻ vì mọi thứ mà bán rẻ lương tâm, lòng tự trọng của mình, sẽ luôn bị người đời chê trách và xa lánh. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao chính là một minh chứng tiêu biểu cho việc giữ gìn lòng tự trọng, nhân phẩm của mình đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, cho dù lão Hạc đã lâm đến bước đến cùng của sự nghèo khổ, thiếu thốn, lão vẫn nhất quyết giữ trọn nhân phẩm của mình bằng cách ăn bả chó để tự kết liễu đời mình, đẻ không phải đi vào con đường tội lỗi, xấu xa như Binh Tư chỉ để kiếm miếng ăn cho chính mình. Do đó, có thể thấy, lòng tự trọng luôn là một cái gì đó mà con người cần hết mực trân trọng và giữ gìn, không để nó bị vẩn đục. “Bạn không thể chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống”, nếu bạn sinh ra là một viên kim cương, hãy sống sao cho đúng với giá trị của mình. Còn nếu bạn sinh ra là một bông hoa dại dù cho không hương, hãy sống rực rỡ dưới ánh mặt trời bằng vẻ đẹp của chính bạn, để người đời dù không biết đến hương thơm nhưng vẫn nhớ được tên loài hoa ấy.
Bài 1: Nhiều câu tục ngữ có nội dung không còn phù hợp với hiện tại hoặc chỉ chính xác trong hoàn cảnh này mà không chính xác trong hoàn cảnh khác. Em hãy chỉ ra cái chưa phù hợp, chưa chính xác trong một câu tục ngữ. Từ đó, em rút ra bài học gì khi sử dụng tục ngữ trong giao tiếp?
Bài 2: Từ nội dung bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, em hãy viết 1 ĐOẠN VĂN nêu suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của tuổi trẻ hôm nay.
Theo em, các câu tục ngữ trên đây có thể giúp ích gì cho con người trong cuộc sống?
Theo em, các câu tục ngữ trên đây có thể giúp ích con người dự đoán trước được tình hình thời tiết, để biết cách xử lý trong từng tình huống một cách kịp thời, như: trời nắng có thể mặc áo, đội mũ; trời mưa kịp thời mang ô hoặc áo mưa,... Đồng thời giúp chúng ta biết cách quan sát các hiện tượng tự nhiên và nhận thức về các hiện tượng tự nhiên.
Theo em, các câu tục ngữ trên đây có thể giúp ích gì cho con người trong cuộc sống?
Theo em, các câu tục ngữ trên đây đã giúp ích cho con người trong cuộc sống trong việc dự đoán thời tiết để sắp xếp công việc cũng như sản xuất cho phù hợp.
1 .Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản " Ếch ngồi đáy giếng " mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung ,ý nghĩa của truyện
2 .Em hãy nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ " Ếch ngồi đáy giếng "
3 .Kể một số ví dụ của em hoặc các bạn về những trường hợp mà em hoặc các bạn dã nhận định , đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu " Thầy bói xem voi " và hậu quả của những đánh giá sai lầm này
4 .Nêu những thành ngữ ,tục ngữ ,ca dao có ý : trong cái rủi có cái may
Cho mình hỏi bạn cái này nhé @Võ Nguyễn Gia Khánh
từ cuộc đua tài trong câu chuyện " Cuộc đua tài hiếm có " em thấy tình bạn và trong cuộc thi mỗi người phải như thế nào?Có nên vì lợi ích riêng mà đánh mất bạn bè và đánh mất lòng tự trọng của chính mình
Tham Khảo
- Con người không hoàn hảo, luôn có những thói quen xấu bên cạnh những cái tốt. Muốn tình bạn được bền lâu, ta không được bao che dung túng trước những thói quen xấu này. Rất khó để có được một tình bạn nhưng một tình bạn đẹp sẽ khiến cuộc sống của ta thi vị hơn rất nhiều.
Có nên vì lợi ích riêng mà đánh mất bạn bè và đánh mất lòng tự trọng của chính mình
=> Không vì , như đã nói (Phần trên) không dễ để kiếm được một tình bạn đẹp và lòng tự trọng còn thể hiện ở việc con người ý thức được mình, không bị tha hóa bởi các yếu tố tiêu cực .