Những câu hỏi liên quan
Thanh Do
Xem chi tiết
Trịnh Minh Hoàng
16 tháng 4 lúc 10:29

`a,` Về ý kiến của K, mỗi người có quan điểm riêng và quyết định của họ dựa trên nhiều yếu tố như nguyện vọng cá nhân, điều kiện kinh tế, và cơ hội nghề nghiệp. Tuy thành phố có nhiều cơ hội phát triển, nhưng không phải ai cũng tìm thấy hạnh phúc và thành công ở đó. Việc trở về quê hương có thể mang lại cơ hội khởi nghiệp, góp phần phát triển kinh tế địa phương và cải thiện chất lượng cuộc sống. Do đó, không thể nói rằng việc bỏ phố về quê lập nghiệp là sai.

`b,` Nếu trở thành một nhà kinh doanh, em sẽ chọn kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Lý do là ngành này đang phát triển mạnh mẽ và có nhiều tiềm năng, đặc biệt là trong thời đại số hóa hiện nay. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề xã hội, từ giáo dục đến y tế, và mang lại lợi ích cho nhiều người. Đây cũng là lĩnh vực mà em có đam mê và muốn đóng góp sức mình.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 1 2019 lúc 5:32

* Giống nhau:

- Thể loại đều là văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

- Các đề yêu cầu người viết phải trình bày được quan điểm, tư tưởng, thái độ của mình đối với vấn đề đặt ra.

* Khác nhau:

- Đề 1 và đề 3 đưa ra những nhận xét, suy nghĩ về những việc làm tốt đáng biểu dương, nhân rộng điển hình.

- Đề 2 cần có thái độ dứt khoát lên án, tuyên truyền loại bỏ hiện tượng xấu.

Bình luận (0)
Name
Xem chi tiết
Charlotte Yun Amemiya
Xem chi tiết
lê thị thùy trang
Xem chi tiết
Phùng Ngọc Minh Anh
Xem chi tiết
Bảo Bình Bừa Bộn
Xem chi tiết
Đông Phương Lạc
7 tháng 6 2019 lúc 17:27

Đề 1:

Ngày này, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề môi trường vừa và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, nó làm ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe con người. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về chuyện môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Vì vậy, chúng ta phải đấu tranh và cùng nhau hành động để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Bình luận (0)
Đông Phương Lạc
7 tháng 6 2019 lúc 17:31

Đề 2:

Ngày nay, túi nilon đã trở lên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi từ của hàng bán rau, dưa cà muối đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn, ngay cả ở của hàng bán cháo dinh dưỡng dành cho trẻ em cũng là mặt hàng khá quen thuộc. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó đến môi trường và sức khoẻ là rất lớn nhưng hầu như chúng ta không ai chú ý đến.

Túi nilon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất túi nilon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, và các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu - những chất cực kỳ nguy hiểm tới sức khoẻ và môi trường sống của con người. Do đó trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo các nhà khoa học, túi nilon được làm từ những chất khó phân huỷ, khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân huỷ hoàn toàn. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khoẻ con người. Thực tế nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp chúng dưới đất sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và Fura gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ,…và đặc biệt trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành axít Sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại cho phổi.

Túi nilon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn làm tắc nghẽn gây ứ đọng nước thải và ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh, bên cạnh đó túi nilon còn làm mất mỹ quan tới cảnh quan

Trong trào lưu chung của thế giới các túi nilon chủ yếu sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường với số lượng ngày một tăng. Việc này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn là hiểm hoạ khôn lường cho nhân loại. Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân huỷ, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi nilon đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Anh và một số bang ở Mỹ, Thuỵ Sĩ, Nam Phi, Đan Mạch. Ngoài ra các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi nilon khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi nilon hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường. Một số quốc gia ở châu Phi như:Uganda, Kenya, Tanzania cũng có nhưng động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi nhựa nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường

Hiện tại nước ta có nhiều giải pháp làm giảm thiểu việc sử dụng túi nilong như:

- Hạn chế việc sử dụng túi nilong trong sinh hoạt hằng ngày của người dân.

- Đánh thuế môi trường đối với túi nilon.

- Tái chế, tái sử dụng túi nilong.

Tôi xin mạnh dạn phân tích những mặt thuận lợi và bất cập trong việc sử dụng các phương pháp nêu trên

Việc sử dụng túi nilon mang lại rất nhiều thuận lợi trong sinh hoạt hằng ngày của người dân, nên việc hạn chế nó cần phải bắt đầu từ ý thức của người dân. Thay đổi thói quen của người dân là việc làm rất khó và hiệu quả sẽ không cao.

Việc đánh thuế môi trường đối với túi nilon phần nào đánh vào kinh tế của những người tiêu dùng nhằm hạn chế việc sử dụng túi nilon nhưng lợi ích mà túi nilon mang lại thì người tiêu dùng vẫn lựa chọn sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hằng ngày của họ, đối với các doanh nghiệp lớn như thủy sản, sản xuất mì gói, xà phòng.., việc sử dụng túi nilon là hết sức cần thiết, trong đó việc đóng thuế môi trường đối với túi nilon gây ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp. Do đó việc đánh thuế môi trường cũng cần phải xem xét lại hiệu quả thực sự của nó.

Bản thân tôi, song song với hai biện pháp trên, thì tôi quan tâm đến việc tái sử dụng túi nilon nhưng bằng cách nào? Tôi xin đưa ra ý kiến của mình như sau:

Trước hết tuyên truyền cho người dân hiểu tác hại của việc sử dụng túi nilon đối với môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại và tương lai như thế nào? Công việc này cần thiết phải các bộ ban ngành liên quan trong việc tuyên truyền ý thức của người dân.

Chị em phụ nữ là nhóm đối tượng tiếp xúc với túi nion nhiều nhất, nên tuyên truyền việc sử dụng lại những túi nilon còn có thể sử dụng được trong sinh hoạt hằng ngày. Công việc này tưởng đơn giản nhưng lại hết sức cần thiết, vì giá trị của túi nilon là không cao, nên việc người dân dễ dàng bỏ đi những túi nilon mà mình tạm thời không cần thiết là lớn.

Biện pháp cuối cùng là phân loại tại nguồn thải, trong sinh hoạt của người dân cần phải có hai thùng rác gắn liền với nhau, có thể dùng 2 màu xanh và đỏ khác nhau để phân biệt, màu xanh đựng những loại rác dễ phân hủy, màu đỏ đụng túi nilon và những vật khó phân hủy, đây là quy định bắt buộc đối với từng hộ gia đình. Cách này đã được áp dụng đối với một số hộ gia đình nhưng hiệu quả chưa cao, nhưng chúng ta cần có biện pháp mạnh và làm triệt để có như thế mới giảm thiểu được việc sử dụng túi nilon. Đối với nhân viên thu gom rác cũng cần có nguyên tắc nhất định trong công việc, những hộ gia đình nào không thực hiện sẽ có những biện pháp xử lý đối với hộ gia đình đó, biện pháp mạnh nhất là không thu gom rác tại hộ gia đình đó. Sau vài lần như thế bản thân hộ gia đình đó phải tự ý thức được hành động của mình. Sau khi túi nilon đã được phân loại thu gom lại và có biện pháp xử lý riêng. Theo tôi được biết, hiện Viện khoa học Thủy lợi có sáng kiến là dùng máy nén túi nilon và bắn ra dưới dạng viên, có thể tái sử dụng vào những mục đích khác, viện thủy lợi sẵn sàng mua sản phẩm dạng hạt được bắn ra từ túi nilon. Nên quá trình xử lý rác thải từ nilon trở lên đơn giản mà không phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc, hơn nữa có thể mang lại hiệu quả về mặt kinh tế.

Trong bài viết này tôi chưa đi sâu về vấn đề tái chế túi nilon dưới dạng hạt, nếu được quý báo chọn tôi sẽ tìm hiều và đi sâu hơn về vấn đề này.

Việc sử dụng túi nilon tràn nan như hiện nay gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, rất mong những ban ngành liên quan sớm có những biện pháp làm giảm thiểu vì một môi trường xanh sạch đẹp, chúng ta hãy chung tay góp sức bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta và con em chúng ta.

Bình luận (0)
Đông Phương Lạc
7 tháng 6 2019 lúc 17:35

Đề 3:

Tai nạn đuối nước đang gia tăng nhất là vào mùa hè và mùa mưa lũ đang thực sự là một vấn đề gây nhiều bức xúc trong cộng đồng,

Mùa hè đã đến cũng là thời điểm nhu cầu vui chơi giải trí, đặc biệt hoạt động bơi lội của trẻ em tăng cao. Tuy nhiên cùng với nhu cầu trên là những mối nguy hiểm đe dọa rình rập sức khỏe và tính mạng trẻ nhỏ khi mà việc phổ biến, giáo dục kỹ năng bơi lội an toàn cho trẻ em Việt Nam vẫn rất hạn chế.

Hiểm họa luôn rình rập

So với các nước phát triển, tỷ lệ chết đuối nước ở trẻ em Việt Nam cao gấp 10 lần.Trên 50% các trường hợp chết đuối xảy ra ngoài trời khi trẻ tắm sông, hồ và tắm biển. Hơn nữa, tỷ lệ tai nạn chết đuối nước ở trẻ em Việt Nam rất cao, chiếm 22,6% (trong đó, trẻ dưới 15 tuổi là 70%), chỉ đứng sau tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông là 26,7%.

Tai nạn đuối nước đang gia tăng nhất là vào mùa hè và mùa mưa lũ đang thực sự là một vấn đề gây nhiều bức xúc trong cộng đồng, ảnh hưởng đến tâm lý của mỗi người dân và nghiêm trọng hơn là đến sự sống còn và phát triển của trẻ em. Theo kết quả điều tra của Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) cho thấy, trung bình mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng trên 7.000 trẻ em bị chết đuối nước. Gần như ngày nào trên trên báo chí cũng có những thông tin về tai nạn đuối nước của trẻ em. Đặc biệt là trong những tháng nghỉ hè và những dịp nghỉ lễ, tỷ lệ chết đuối nước càng tăng cao.

Thống kê của cơ quan chức năng trong nước cũng báo động khi trung bình mỗi ngày, toàn quốc có không dưới 10 trẻ em bị “hà bá” lấy mạng. Còn theo tìm hiểu của chúng tôi, từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn các tỉnh, thành trong cả nước đã xảy ra hàng chục vụ chết đuối nước mà nạn nhân phần lớn là các cháu học sinh. Điển hình, như vụ sáng 31-3, trên sông Hậu, đoạn phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ xảy ra vụ tai nạn đuối nước làm em N.H.N (học sinh lớp 7, trường THCS Đoàn Thị Điểm) tử vong và em T.K.L (lớp 6 cùng trường) phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Còn trước đó vào chiều 30-3, trong lúc đi chăn trâu, em L.H.T (14 tuổi, ở xã Thượng Lộc) và em T.T.H (học lớp 4, trường Tiểu học Thượng Lộc) đã xuống hồ bắt ốc, nhưng không may bị đuối nước. Mới đây vào chiều 1-5, tranh thủ ngày nghỉ lễ, bốn gia đình thân quen đã tổ chức đi chơi tại khu vực hồ trên đồi Tà Pạ (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). Tại đây, tám trẻ nhỏ các gia đình trên đã rủ nhau xuống hồ tắm và đã có hai em là T.H.D (12 tuổi) và T.L.H.M (13 tuổi), cùng ngụ xã Cần Đăng, huyện Châu Thành đã bị chết đuối do chuột rút.

Người lớn chủ quan- trẻ nhỏ mất mạng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, nhưng phần lớn chủ yếu vẫn là do sự lơ là, chủ quan của các bậc phụ huynh, chưa giám sát chặt chẽ con trẻ hoặc thiếu người trông coi, chăm sóc, để trẻ tự do đi lại. Bên cạnh đó, với điều kiện tự nhiên nhiều sông, suối, ao, hồ, hệ thống kênh rạch chằng chịt, là môi trường không an toàn cho trẻ nhỏ. Ngay cả những dụng cụ chứa nước trong gia đình như lu, vại, bể chứa nước… không có nắp đậy cũng là nguyên nhân gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Chỉ một vài giây lơi lỏng của người lớn là trẻ em có thể rơi xuống ao, hồ, sông, suối, giếng nước… có thể bị ngạt và chết đuối chỉ sau 2 phút rơi xuống nước. Đây cũng chính là mối hiểm họa tiềm tàng gây tai nạn đuối nước ở trẻ em.

Cũng theo điều tra của UNICEF, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long - nơi có hệ thống kênh rạch chằng chịt, hầu hết trẻ tử vong do đuối nước đều dưới 5 tuổi và thường do bị ngã xuống nước từ trên nhà, trên thuyền hoặc cầu tàu. Còn tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, hầu hết trẻ bị đuối nước trên 6 tuổi khi đang chơi gần hoặc trong hồ hay suối sâu, hay khi đi chăn trâu bò. Ở các tỉnh, thành khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đuối nước trẻ em ở độ tuổi khác nhau xảy ra quanh năm. Nguyên nhân là do khu vực này thuộc vùng trũng, ao đầm, sông ngòi liền sát với khu dân cư, nhà nào cũng có ao liền với sân và vườn. Phần lớn đầm nước, hồ ao không có rào chắn, trẻ nhỏ thường hiếu động, tò mò, thích nghịch nước, người lớn bất cẩn không giám sát chặt chẽ dẫn đến tai nạn đáng tiếc cho trẻ nhỏ. Không chỉ có vậy, còn rất nhiều vụ chết đuối ở trẻ nhỏ xảy ra ở những khu vực công trường thi công cầu, đường do sự bất cẩn của người lớn.

Hằng năm mỗi dịp nghỉ hè cũng là thời điểm học sinh có nhiều thời gian phụ giúp gia đình, nhất là ở các vùng nông thôn, trẻ em thường ra đồng, sông, suối mò cua, bắt ốc, chăn trâu, bò… nên cũng rất dễ có nguy cơ bị đuối nước. Mặt khác, nhiều gia đình còn thiếu sự quản lý, để con em tự ý đi chơi ra các ao, hồ, sông, suối tắm mà không có người lớn đi cùng, nhiều vùng ao, hồ, sông, suối nguy hiểm chưa có rào chắn, biển cấm… Những nơi như vậy thường xa khu dân cư, ít người qua lại, khi các em gặp nguy hiểm thì không có sự trợ giúp của người lớn kịp thời. Bên cạnh đó, bước vào mùa nắng nóng cũng là thời điểm lý tưởng để mọi người tìm đến với sự mát mẻ của sông, suối, biển, hồ và đây cũng là thời gian xảy ra nhiều vụ tai nạn chết đuối.

Dạy bơi cho trẻ vẫn tự phát

Theo các khảo sát tỷ lệ trẻ em đuối nước trên địa bàn cho thấy có 84% trẻ bị đuối nước do không biết bơi lại thường chơi đùa gần khu vực ao, hồ, sông... thiếu rào chắn an toàn, 41,9% trẻ tử vong do không được trang bị áo phao và thiết bị cứu hộ khi đi trên các phương tiện đường thủy. Vì vậy, để phòng đuối nước cho trẻ, việc đầu tiên và quan trọng nhất là dạy trẻ biết bơi. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy bơi ở trẻ chỉ mới dừng lại ở mức độ tự phát, trẻ học bơi từ cha mẹ, anh chị em hoặc bạn bè khi xuống sông, ao tắm. Bên cạnh đó tình trạng thiếu bể bơi, thiếu những kỹ thuật bơi căn bản nên khi gặp những trường hợp bất ngờ, nguy hiểm trẻ thường lúng túng, không biết xử lý dẫn đến tình trạng tử vong. Hiện nay, chương trình trong nhà trường chưa triển khai rộng môn dạy bơi cho trẻ nhỏ trên nhiều địa phương, nhất là lứa tuổi tiểu học có tỷ lệ đuối nước rất cao. Vì vậy, trang bị cơ sở vật chất phục vụ bơi lội để đưa môn thể thao này vào chương trình học kỹ năng căn bản cho trẻ ở các trường là việc rất cần thiết. Việc làm này không những rèn luyện cho trẻ khả năng nhận biết nguy hiểm và ứng phó nguy cơ đuối nước mà còn tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ nhỏ.

Để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra và hạn chế tử vong do đuối nước đến mức thấp nhất, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ngành chức năng, các tổ chức xã hội, đoàn thể, gia đình và nhà trường xây dựng một môi trường an toàn cho trẻ; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi người trong cộng đồng. Đặc biệt, đối với các bậc phụ huynh, phải hết sức nâng cao ý thức quản lý, không để các em tự do tắm sông, biển mà không có người lớn đi cùng trông nom. Mỗi gia đình cần phối hợp với nhà trường để quản lý chặt chẽ con em mình, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng học sinh trốn học hoặc lợi dụng giờ nghỉ, ngày nghỉ để đi tắm sông, biển hay tìm đến những địa điểm vui chơi không an toàn. Ngoài ra, trong nhà trường cũng cần dạy kỹ năng bơi cho trẻ như một chương trình bắt buộc trong môn học thể dục.Bên cạnh đó, mọi người trong cộng đồng cần tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đuối nước để khi xảy ra trường hợp đuối nước áp dụng kịp thời. Đồng thời, các bậc cha mẹ phải cộng tác chặt chẽ với các cấp chính quyền, Đoàn Thanh niên phường, xã để giúp các em có một mùa hè vui vẻ và an toàn.

Mùa hè đang đến, để hạn chế đến mức thấp nhất những trường hợp trẻ em bị đuối nước, các bậc phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng bảo vệ con em.Bên cạnh đó, địa phương cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao kiến thức, nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phòng, chống đuối nước trẻ em. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các quy định về an toàn phòng, chống đuối nước tại cộng đồng, đầu tư ngân sách địa phương và kế hoạch xây dựng các bể bơi, hồ bơi cho trẻ để hạn chế tình trạng đuối nước xuống mức thấp nhất.

Bình luận (0)
Lam 7/1 Đặng
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
20 tháng 7 2017 lúc 3:02

Mỗi công dân đều có trách nhiệm góp phần thực hiện chính sách đối ngoại. Học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường cần tích cực rèn luyện bản thân để tăng cường khả năng hội nhập, giữ gìn và quảng bá hình ảnh đất nước với bạn bè quốc tế. Vì vậy, ý kiến của A là không đúng và em nên phân tích cho bạn hiểu được trách nhiệm của mình với chính sách đối ngoại.

Đáp án cần chọn là: B

Bình luận (0)