Quan sát hình 24.2, nêu vai trò của nước đối với cơ thể người.
Quan sát hình 24.3, nêu vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật. Lấy ví dụ.
-Là nguyên liệu xây dựng tế bào, tham gia điều hoà hoạt động sống, vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể
Vd như là protein
-Cung cấp năng lượng, giúp cấu tạo nên tế bào và các mô
Vd như là carbon hydrate
-Là thành phần tất yếu cấu tạo tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể
Vd như là chất khoáng, vitamin
-Cung cấp, dự trữ năng lượng ,tham gia cấu trúc màng tế bào
Vd như là lipit
-Tham gia vào quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt
Vd như nước
Quan sát hình 29.7, hãy nêu vai trò của thực vật đối với đời sống con người.
Vai trò của thực vật đối với đời sống con người:
- Cung cấp lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn,…
- Cung cấp thực phẩm: các loại rau, củ, quả, một số loại hạt,…
- Cung cấp nguyên liệu cho xây dựng và công nghiệp: cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu cho xây dựng và công nghiệp chế biến gỗ; cây cà phê cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất cà phê,…
- Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc: cây linh chi, cây tam thất, cây nhân sâm,…
- Dùng để làm cây cảnh trang trí.
1. Nêu các thành phần của cơ quan phân tích ? Vai trò của cơ quan phân tích đối với cơ thể?
help me với
Tham khảo
Cơ quan phân tích gồm 3 phần:
Cơ quan nhận cảm (các giác quan) có chức năng tiếp nhận các dạng kích thích khác nhau để biến thành các xung thần kinh.
Bộ phận dẫn truyền: là các dây thần kinh hướng tâm làm nhiệm vụ dẫn truyền xung động TK từ các cơ quan nhận cảm về TK TW.
Bộ phận trung ương (nằm trên vỏ não) mỗi cơ quan phân tích có một vùng tương ứng trên vỏ não (vùng thị giác, vùng thính giác,vùng vị giác..).
tham khảo
Cơ quan phân tích gồm 3 phần:
Cơ quan nhận cảm (các giác quan) có chức năng tiếp nhận các dạng kích thích khác nhau để biến thành các xung thần kinh.
Bộ phận dẫn truyền: là các dây thần kinh hướng tâm làm nhiệm vụ dẫn truyền xung động TK từ các cơ quan nhận cảm về TK TW.
Bộ phận trung ương (nằm trên vỏ não) mỗi cơ quan phân tích có một vùng tương ứng trên vỏ não (vùng thị giác, vùng thính giác,vùng vị giác..).
Tham khảo:
Cơ quan phân tích thị giác,Các thành phần của cơ quan phân tích thị giác.
- Gồm:các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác (dây số II) và vùng thị giác ở thùy chẩm.Cấu tạo cầu mắt.
- Cầu mắt có hình cầu. ...Cấu tạo màng lưới. ...Sự tạo ảnh ở màng lưới
.-Chúng ta nhận biết được những tác động của môi trường xung quanh cũng như mọi đổi thay của môi trường bên trong cơ thể là nhờ các cơ quan phân tích. Cơ quan phân tích bao gồm các bộ phận sau : Sự tổn thương một trong ba bộ phận thuộc một cơ quan phân tích nào đó sẽ làm mất cảm giác với các kích thích tương ứng.
Quan sát Hình 13.3, hãy:
a) Mô tả cơ chế điều hòa hàm lượng nước khi cơ thể bị mất nước.
b) Trong trường hợp hàm lượng nước trong cơ thể tăng thì cơ chế điều hòa sẽ diễn ra như thế nào?
c) Nêu vai trò của thận trong điều hòa cân bằng nội môi.
a) Cơ chế điều hòa hàm lượng nước khi cơ thể bị mất nước: Khi hàm lượng nước trong cơ thể giảm, áp suất thẩm thấu của máu tăng sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước ở vùng đồi dưới dẫn đến kích thích thùy sau tuyến yên tăng tiết hormone ADH và gây cảm giác khát nước. Hormone ADH kích thích thận tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu; đồng thời cảm giác khát nước kích thích cơ thể bổ sung nước. Từ đó, làm tăng hàm lượng nước trong cơ thể, áp suất thẩm thấu của máu cân bằng.
b) Trong trường hợp hàm lượng nước trong cơ thể tăng thì cơ chế điều hòa sẽ diễn ra như sau: Khi hàm lượng nước trong cơ thể tăng, áp suất thẩm thấu của máu giảm sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước ở vùng đồi dưới dẫn đến kích thích thùy sau tuyến yên giảm tiết hormone ADH. Hormone ADH giảm kích thích thận giảm tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, làm tăng lượng nước tiểu. Từ đó, làm giảm hàm lượng nước trong cơ thể, áp suất thẩm thấu của máu cân bằng.
c) Vai trò của thận trong điều hòa cân bằng nội môi: Thận tham gia vào điều hòa thể tích máu, huyết áp, pH, áp suất thẩm thấu của máu thông qua điều hòa hàm nước nước và muối trong cơ thể, qua đó giúp duy trì cân bằng nội môi của cơ thể.
Hãy quan sát Hình 21.2 và nêu vai trò của ô tô đối với đời sống và sản xuất.
Vai trò của ô tô đối với đời sống và sản xuất:
- Giúp hoạt động giao thông vân tải đạt năng suất, hiệu quả cao hơn.
- Giúp thực hiện cơ giới hóa một số hoạt động lao động sản xuất.
1. Nêu vai trò của nước đối với sinh vật. Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể người bị thiếu nước?
2. Để đáp ứng đủ nhu cầu về nước của cơ thể, em nên làm gì?
Nếu sinh vật bị thiếu nước, các quá trình sống cơ bản sẽ bị rối loại và có thể bị chết.Nếu cơ thể người bị thiếu nước sẽ có thể dẫn đến chết.
2.Để đáp ứng đủ nhu cầu về nước em nên:
Uống đầy đủ nước
Uống nhiều nước cần thiết cho các hoạt động khỏe mạnh trong cơ thể
Đáp án của em đây ạ ^^.
nước giúp sinh vật có thể duy trì sự sống
nếu thiếu nước thì ta sẽ mệt tạo ra ảo giác
2
e sẽ:
- bảo vệ ngườn nước
- tuyên truyền cho mọi người hiểu
- nếu bắt ngắp hành vi xả thải ra nước thì báo cáo với côn an
1- Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ. Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.
- Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Khô miệng, hôi miệng: Khi cơ thể bị thiếu nước sẽ giảm tiết nước bọt, khiến cho miệng bị khô và có mùi hôi. Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai: Cơ thể thiếu nước bao gồm cả não cũng không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để hoạt động, sẽ gây ra các triệu chứng đau đầu, đặc biệt là khi di chuyển cơ thể.
2
Trung bình một người trưởng thành cần khoảng 35 gram nước cho mỗi kg trọng lượng. Nhu cầu này ở trẻ em cao hơn gấp 3 đến 4 lần.Cách tính nhu cầu nước ở trẻ em dựa trên độ tuổi, cân nặng của bé cũng như giới tính.
Theo cân nặngTheo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng vào năm 2012:
Nhu cầu nước của trẻ vị thành niên (từ 10 đến 18 tuổi) dao động khoảng 40ml/kg thể trọng.Trẻ em từ 1kg đến 10kg, nhu cầu về nước là 100ml/kg.Trẻ em từ 11kg đến 20kg, nhu cầu nước là 1000ml/ngày và cộng thêm 50ml/kg mỗi 10kg tăng trưởng ở trẻ em.Trẻ em từ 21kg trở lên, cách tính nhu cầu nước là 1500ml/ngày và cộng thêm 20ml/kg trong mỗi 20kg cân nặng tăng trưởng của trẻ.Đọc thông tin và quan sát hình 7.4, hãy phân tích vai trò của hồ, đầm đối với sản xuất và sinh hoạt của con người ở nước ta.
Tham khảo
Vai trò của nước sông, hồ đối với sản xuất và sinh hoạt:
Đối với sản xuất:- Nông nghiệp: Các hồ, đầm nước ngọt là nguồn cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi. Hồ, đầm là mặt nước tự nhiên để nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn như đấm phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế), đầm Thị Nại (Bình Định), hồ thuỷ điện Hoà Bình,...
- Công nghiệp: Các hồ thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La, laly,...) là nơi trữ nước cho nhà máy thuỷ điện. Hồ cung cấp nước cho các ngành công nghiệp như: chế biến lương thực - thực phẩm, khai khoáng,...
- Dịch vụ: Một số hồ, đám thông với các sông, biến có giá trị về giao thông. Nhiều hồ, đầm có cảnh quan đẹp, hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao, khí hậu trong lành được khai thác để phát triển du lịch, như hồ Tơ Nưng (Gia Lai), hồ Ba Bế (Bắc Kạn),...
Đối với sinh hoạt:- Phục vụ nhu cầu nước trong sinh hoạt, là nguồn dự trữ nước ngọt lớn.
- Đóng vai trò đảm bảo an ninh nguồn nước, nhất là ở các khu vực có mùa khô sâu sắc.
Quan sát hình 22.1, nêu một số ví dụ minh họa về vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên.
Một số ví dụ minh họa về vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên:
Vai trò đối với tự nhiên | Ví dụ minh họa |
- Phân giải các chất thải và xác vi sinh vật thành chất khoáng, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, làm giàu chất dinh dưỡng cho đất. | - Các vi khuẩn phân giải xác động thực vật vừa giúp làm sạch môi trường tự nhiên vừa giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. |
- Vi sinh vật tự dưỡng tạo ra O2 và chất dinh dưỡng cung cấp cho các sinh vật dị dưỡng. | - Vi khuẩn lam quang hợp tạo ra O2 cho khí quyển và làm nguồn thức ăn cho cá. |
- Cộng sinh với nhiều loài sinh vật, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các loài đó trong tự nhiên. | - Trong ruột mối có nhiều trùng roi cộng sinh, trùng roi tiết enzyme giúp mối có khả năng tiêu hóa cellulose để sinh trưởng và phát triển. |
Đọc thông tin và quan sát hình 29.1, hình 29.2, hãy:
- Nêu khái niệm và đặc điểm của môi trường.
- Tìm ví dụ chứng minh vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người.
* Khái niệm
- Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2020).
- Theo UNESCO (năm 1981), môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, trong đó con người sống và lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình.
* Đặc điểm
Đặc điểm chung của môi trường là:
- Có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.
- Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng đến con người.
* Vai trò
- Tạo ra không gian sống cho con người và sinh vật. Ví dụ: Con người và sinh vật sống ở môi trường đới nóng, ôn hòa, đới lạnh; sống ở đồng bằng, miền núi, hải đảo,…
- Chứa đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống con người.
- Là nơi chứa đựng, cân bằng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra.
- Lưu giữ và cung cấp thông tin, nhờ đó con người có thể hiểu biết được quá khứ và dự đoán được tương lai cho chính mình.