Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 1 2019 lúc 10:48

Dân số tăng nhanh khiến môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm:

- Tắc đường: lượng người tăng lên, việc sử dụng phương tiện giao thông tăng theo ti lệ thuận gây ra tắc đường, ô nhiễm không khí, hiệu ứng bê tông, ô nhiễm tiếng ồn...

- Lượng rác thải cũng tăng lên khi số lượng người tăng lên, rác thải sinh hoạt cũng không xử lí kịp khiến môi trường sống xung quanh ô nhiễm như ô nhiễm nguồn nước, không khí.

- Nhu cầu nhà ở và sinh hoạt cũng tăng lên khi số lượng người ngày càng tăng. Việc chặt phá rừng, thu hẹp đất trồng, để làm nhà và các vật dụng sinh hoạt tăng gây nên nạn đất trống, đồi trọc, khiến thiên tai ngày càng nhiều.

Dân số tăng kéo theo nhu cầu việc làm tăng. Tuy nhiên khi nhu cầu việc làm không đáp ứng đủ sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn xã hội, làm trì hoãn sự phát triển kinh tế tại địa phương...

Bình luận (0)
Thu Thủy Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 19:41

Dân số đông và trẻ của Việt Nam:

Thuận lợi:

- Dân số đông có thể cung cấp nguồn lao động lớn cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, giúp tạo ra sự đa dạng và linh hoạt trong lực lượng lao động.

- Dân số trẻ mang lại tiềm năng cho sự phát triển và hiện đại hóa của quốc gia, với khả năng học hỏi nhanh chóng và thích nghi với công nghệ mới.

Khó khăn:

- Dân số đông và trẻ cũng có thể tạo ra áp lực lớn trên các nguồn tài nguyên như giáo dục, y tế, việc làm và hạ tầng.

- Cần đảm bảo rằng dân số trẻ được đào tạo và phát triển kỹ năng để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, tránh tình trạng thất nghiệp.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 19:43

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Trung Bộ:

Thuận lợi:

- Điều kiện tự nhiên tại Bắc Trung Bộ có sự đa dạng về địa hình, từ núi cao đến vùng đồng bằng, tạo ra tiềm năng phát triển nhiều loại nông nghiệp và nguồn tài nguyên đa dạng.

- Vùng này có lợi thế về du lịch với biển cả, bãi biển đẹp, và di sản văn hóa độc đáo.

Khó khăn:

- Bắc Trung Bộ thường gặp các vấn đề liên quan đến thiên tai như lũ lụt và cạn hạn nước, gây khó khăn cho nông nghiệp và đời sống hàng ngày của người dân.

- Vùng này có sự cạnh tranh với các khu vực khác trong việc thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Hà
Xem chi tiết
Dark_Hole
13 tháng 3 2022 lúc 11:08

Tham khảo:

Thuận lợi: .

• Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để công nghiệp hóa.

• Tài nguyên rừng giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

• Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi.

• Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai, sông Xêxan,...).

• Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn...

Khó khăn: .

• Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.

• Do mưa lớn, độ dốc lớn nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, tại các đứt gãy sâu còn phát sinh động đất.

• Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng.

• Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước về mùa khô.

• Cuộc sống của người dân vùng cao gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
2 tháng 4 2017 lúc 14:50

Gia tăng dân số tự nhiên dựa trên biểu đồ sinh / tử ( lấy sinh suất - tử suất ) tính bình quân mức tăng hàng năm.
Ví dụ VN có mức tăng dân số khoảng 1, 3 % / năm.
(*)Gia tăng DS cơ học là tăng ...ngoài ý muốn , nghĩa là dân số tăng đột biến vì những nguyên nhân khác nhau ( thường là do nơi khác đến )
Gia tăng DS cơ học thường được dùng cho thành phố , là nơi dân lao động nhâp cư từ các tỉnh thành đổ về, làm các TP luôn luôn quá tải ...

VD : Người dân hàng năm lại phải chi thu nhập chỉ riêng cho vấn đề ăn uống. Sự nghèo khổ của đa số nhân dân cũng hạn chế sức tiêu thụ hàng công nghiệp và gây nhiều khó khăn cho nghành thương mại nội địa cũng như quá trình công nghiệp hóa.

Bình luận (0)
_silverlining
2 tháng 4 2017 lúc 14:50

VD : Người dân hàng năm lại phải chi thu nhập chỉ riêng cho vấn đề ăn uống. Sự nghèo khổ của đa số nhân dân cũng hạn chế sức tiêu thụ hàng công nghiệp và gây nhiều khó khăn cho nghành thương mại nội địa cũng như quá trình công nghiệp hóa.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
2 tháng 4 2017 lúc 14:59

Gây sức ép nặng nề đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.
– Kinh tế: GDP/người thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm,…
– Xã hội: thất nghiệp, thiếu việc làm, giáo dục, y tế……..gặp nhiều khó khăn.
– Môi trường: tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệ, môi trường bị ô nhiễm suy thoái.

Bình luận (0)
Võ Anh Thư
Xem chi tiết
Lê Hoàng Khánh Nam
6 tháng 11 2023 lúc 12:16

Địa hình ở Quảng Trị chủ yếu và đồi núi(thấp)

thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, cây lâu năm, cây công nghiệp như cao su, tràm...

Thuận lợi chăn nuôi gia súc lớn: bò, dê,...

hệ thống sông ngòi phong phú, thuận lợi phát triển thủy điện, sinh hoạt, tưới...

Bình luận (0)
Lê Tấn Sanh
Xem chi tiết
Hoàng Thị Tâm
28 tháng 1 2016 lúc 14:40

* Khái quát:
- ĐBSCL có diện tích tự nhiên rộng gần 4 triệu ha, dân số tính đến năm 99 là 16,1 triệu người, chiếm 21,1% dân số cả nước
còn diện tích tự nhiên chiếm 11,9% so với cả nước.

- ĐBSCL là vùng lãnh thổ của 12 tỉnh đó là:
               + Long An với tỉnh lị Tân An
               + Tiền Giang - Mỹ Tho
               + Bến tre - Bến Tre
               + Trà Vinh - thị xã Trà Vinh
               + Sóc Trăng - thị xã Sóc Trăng
               + Bạc Liêu - thị xã Bạc Liêu
               + Cà Mau - thị xã Cà Mau
               + Kiên Giang - thị xã Rạch Giá
               + An Giang - Châu Đốc, Long Xuyên
               + Đồng Tháp - Cao Lãnh
               + Vĩnh Long - thị xã Vĩnh Long
               + Cần Thơ - TP Cần Thơ
- ĐBSCL là vùng lãnh thổ mới được khai thác và là vùng đất rất giầu tiềm năng thiên nhiên như đất rừng thuỷ hải sản mà
chưa được đầu tư khai thác triệt để, nhưng cũng là vùng rất nhiều khó khăn và trở ngại với phát triển kinh tế - xã hội và khó khăn
nhất vùng này là thiếu nước ngọt vào mùa khô, diện tích đất phèn cần phải cải tạo rất lớn và lũ lụt triền miên vào mùa mưa.

* Những đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở ĐBSCL ( Chứng minh vùng ĐBCL là vùng giầu tiềm năng thiên
nhiên).

- VTĐL:
+ ĐBSCL là vùng lãnh thổ cực nam của tổ quốc nằm gần xích đạo hơn gần chí tuyến cho nên thiên nhiên ở vùng này là
nhiệt đới cận xích đạo nóng nắng quanh năm.

+ ĐBSCL cũng nằm ở hạ lưu của 2 hệ thống sông lớn đó là Tiền Giang, Hậu Giang nên đất đai của vùng này luôn được phù
sa của 2 sông này bồi đắp rất màu mỡ.

+ ĐBSCL lại nằm gần đường biển quốc tế (eo biển Malacca khá tiện lợi trong việc mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế.

+ ĐBSCL lại nằm gần TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn cả nước nên TPHCM vừa là nơi cung cấp thiết bị công nghệ
nguồn lao động có tay nghề cao cho ĐBSCL vừa là thị trường tiêu thụ lớn các nguồn lương thực thực phẩm của ĐBSCL...
Tuy vậy ĐBSCL vẫn nằm trong khu vực được coi là nhiều thiên tai nhất TG vì vậy vùng này cũng như cả nước luôn luôn bị
thiên tai khắc nghiệt đe doạ mà điển hình là lữ lụt, bão, khô hạn...

- Tài nguyên đất đai:
+ Đất đai ĐBSCL rộng lớn có thể được chia làm 2 phần chính đó là phần thượng châu thổ và phần hạ châu thổ.
Phần thượng châu thổ là vùng đất nằm ngoài phạm vi tác động của thuỷ triều sóng biển có độ cao từ 2- 4m đó là lãnh thổ
của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, nhưng vùng này vẫn bị ngập nước vào mùa mưa, còn mùa khô thì nước vẫn còn
đọng lại thành những vũng nhỏ ít có giá trị tưới tiêu. Còn đất đai ở vùng thượng châu thổ chủ yếu là đất phèn ít được đầu tư khai
thác.

. Phần hạ châu thổ là vùng đất luôn bị ảnh hưởng của thuỷ triều và sóng biển đó là đất đai của các tỉnh từ Long An, Tiền
Giang đến Cà Mau. Đất đai trong vùng chủ yếu là đất ngập mặn và những cồn cát thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản và trồng hoa
màu.

. Vùng đất tốt của ĐBSCL là dải đất phù sa ngọt có khoảng 1 triệu ha nằm ven sông tiền, sông Hậu thuộc các tỉnh Vĩnh
Long, Cần Thơ... rất tốt với phát triển lương thực thực phẩm.
Nhìn chung đất đai ở ĐBSCL khá màu mỡ nhưng chủ yếu là do phù sa bồi đắp rất ít được cày xới chăm bón do vậy đất thiếu
dinh dưỡng, đất quá chặt và thiếu các chất ion sắt, Al, Mg...

- Khí hậu:

+ Khí hậu ở ĐBSCL là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính chất cận xích đạo nên nóng nắng quanh năm với nền nhiệt
cao với tổng số giờ nắng trong năm có thể đạt trung bình từ 2200®2700 giờ trung bình một ngày có thể đạt từ 6-7 giờ nắng. Tỉnh
có số giờ nắng nhiều nhất là tỉnh Trà Vinh có 3000 giờ trong năm và tỉnh có số giờ nắng ít nhất là tỉnh Sóc Trăng có 1700 giờ trong
năm. Do có nguồn nhiệt cao vậy nên có khả năng xen canh, tăng vụ gối vụ quay vòng đất quanh năm với hệ thống cây lương thực
thực phẩm nhiệt đới đa dạng mà điển hình là 3 vụ lúa trong năm.

- Do là khí hậu nhiệt đới ẩm nên mưa nhiều với lượng mưa trung bình năm từ 1400- 1800mm. Nhưng lượng mưa trong vùng
phân bố không đều theo mùa trong đó mùa khô thiếu nước nghiêm trọng dẫn đến nước mặn ngày càng có xu hướng lấn sâu vào đất
liền.

+ Nhưng khí hậu ĐBSCL nhìn chung là khá ôn hoà ít bão không sương muối vì thế năng suất sản lượng lương thực thực
phẩm khá ổn định.

- Nguồn nước trên sông ngòi.
+ Nhờ lượng mưa trung bình năm lớn lại có mật độ sông ngòi dày đặc với 2 sông lớn là Tiền Giang và Hậu Giang với trữ
lượng nước sông lớn (riêng trữ lượng nước của Sông Cửu Long là 505000 m3/năm và có hơn 1000triệu tấn phù sa/năm. Nếu đầu tư
phát triển thuỷ lợi thì vẫn đảm bảo đủ nước tưới vào mùa khô.

- Tài nguyên S/vật hoang dã trên đất liền ở ĐBSCL còn rất phong phú đó là loài chim, ong, nhiều loài bò sát đặc biệt là các
loại thuỷ sản nước ngọt rất phong phú và hiện nay vẫn còn nhiêù sân chim lớn. S/vật dưới biển rất phong phú mà điển hình đó là hải
sản dưới biển rất phong phú (sản lượng của vùng này đã chiếm tuý tới 42% so với cả nước với 2 ngư trường lớn nhất cả nước tập
trung ở vùng này là Kiên Giang, Minh Hải, NThuận - Bình Thuận. Nguồn tài nguyên hải sản này là cơ sở để phát triển CN đánh bắt
và chế biến với quy mô lớn.

- Tài nguyên khoáng sản:
+ Khoáng sản trên đất liền ở vùng này chưa phát hiện hết mới phát hiện có than nâu trữ lượng nhỏ, than bùn có trữ lượng
lớn mà lớn nhất tập trung ở rừng chàm U Minh - Cà Mau. Ngoài ra còn có một số vật liệu xây dựng điển hình là đá vôi Hà Tiên là
nguyên liệu làm xi măng rất tốt.

+ Khoáng sản dưới biển thì rất phong phú vì ta phát hiện có 2 bể trầm tích chứa dầu mỏ, khí đốt. Đó là bể trầm tích - Nam
Côn Đảo với nhiều mỏ nổi tiếng như Bạch Hổ, Đại Hùng... bể trầm tích vùng trũng Cửu Long và vùng thổ Chu Ma Lai, trong đó
đang khai thác lớn quy mô lớn ở mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng...

- Tài nguyên du lịch: Do thiên nhiên nhiệt đới ẩm đa dạng giàu tiềm năng, đặc biệt có tài nguyên sông ngòi, rừng chàm,
rừng đước Cà Mau và đặc biệt có khu 7 núi Hà Tiên là những phong cảnh thiên nhiên rất hấp dẫn với du lịch sinh thái, du lịch xanh.

- Qua chứng minh trên ta thấy thiên nhiên ở ĐBSCL đa dạng giàu tiềm năng, trong đó tiềm năng đa dạng, phong phú nhất
là:
+ Tiềm năng nhiệt ẩm dồi dào.
+ Tiềm năng đất nông nghiệp rất phong phú.
+ Tiềm năng thuỷ sản với trữ lượng nhất cả nước.
+ Khoáng sản dầu khí cả nước.

Nhưng vùng này rất nhiều khó khăn và trở ngại khó khăn lớn nhất là:
- Thiếu nước ngọt vào mùa khô
- Diện tích đất nhiễm phèn rất lớn cần phải được cải tạo mà lại thiếu nước ngọt để thau chua và rửa phèn.
- Lũ lụt triền miên vào mùa mưa và hiện nay chưa có biện pháp cải tạo hợp lý.
 

Bình luận (0)
Nguyễn Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Dung
30 tháng 3 2021 lúc 12:52

Mn giúp mik vs,10 p nx là mik thi r

Bình luận (0)
Nhã Phương
Xem chi tiết
Huỳnh Lê Minh
6 tháng 11 2023 lúc 20:21

Quảng Ngãi, một tỉnh nằm ở miền Trung Việt Nam, có một số thuận lợi về sự phát triển kinh tế và xã hội do dạng địa hình của nó, bao gồm:

 

Vị trí địa lý: Quảng Ngãi có vị trí gần trung tâm miền Trung, đối diện với Biển Đông, nằm ở vùng giao thoa của các tuyến giao thông quan trọng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế. Nguồn tài nguyên thiên nhiên: Quảng Ngãi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng như dầu khí, khoáng sản, đất đai và thủy sản. Đây là các nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp, năng lượng và nông nghiệp. Đa dạng về địa hình: Quảng Ngãi có sự đa dạng về địa hình với các dãy núi, sông suối, và bờ biển dài. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành du lịch, nông nghiệp, chế biến và công nghiệp. Tiềm năng du lịch: Quảng Ngãi có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như di sản văn hóa Nhà Trần, Khu du lịch Đại Lãnh, Bãi biển Mỹ Khê và Bảo tàng Quảng Ngãi. Sự tồn tại của những điểm du lịch này tạo thu nhập cho ngành du lịch và tăng cường nền kinh tế địa phương. Giao thương quốc tế: Quảng Ngãi có sân bay quốc tế Chu Lai, cùng với cảng biển Dung Quất và cảng biển Sa Kỳ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương quốc tế, nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa.
Bình luận (0)
TÍNH NGÔ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
31 tháng 10 2023 lúc 1:25

a)
- Đầm lầy và bãi ngập nước: Thái Bình có nhiều đầm lầy và bãi ngập nước, đặc biệt là trong mùa mưa. Đây là địa hình quan trọng cho ngành nông nghiệp và thủy sản.

- Đồng bằng: Phần lớn diện tích Thái Bình là đồng bằng, rất thích hợp cho canh tác lúa gạo và nuôi trồng thủy sản.

- Sông, kênh đào: Các con sông và kênh đào lồng nhau là mạng lưới giao thông thủy quan trọng và cũng cung cấp nguồn tài nguyên thủy sản.
b) 
- Nông nghiệp: Đồng bằng và đất phù sa của Thái Bình rất thích hợp cho việc canh tác lúa gạo và cây trồng. Đây là một trong những vùng lúa lớn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế tỉnh và cả nước.

- Thủy sản: Sự kết hợp giữa đồng bằng và mạng lưới sông, kênh đào tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển. Thái Bình sản xuất nhiều loại thủy sản như tôm, cá tra, cá basa, góp phần vào nền kinh tế xuất khẩu của Việt Nam.

- Giao thông: Mạng lưới sông và kênh đào tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và người, góp phần vào phát triển kinh tế và thúc đẩy thương mại trong khu vực.

- Môi trường và sinh thái: Đầm lầy và bãi ngập nước là môi trường sống của nhiều loài động và thực vật quý hiếm, giúp bảo vệ đa dạng sinh học và du lịch sinh thái.

Bình luận (0)