Quan sát Hình 21.1 và 21.2, cho biết thế nào là công nghệ tế bào.
Quan sát Hình 21.2 và 21.3, cho biết nguyên lí để thực hiện công nghệ tế bào là gì.
Nguyên lí để thực hiện công nghệ tế bào: Các tế bào toàn năng có khả năng biệt hóa và phản biệt hóa thành những loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Do đó, người ta có thể điều khiển sự biệt hóa bằng thành phần môi trường, trong đó quan trọng nhất là hormone sinh trưởng.
Quan sát hình 4-3 hãy cho biết:
- Hình dạng, cấu tạo tế bào cơ vân và tế bào cơ tim giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?
- Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo như thế nào?
*** Mô cơ gồm những tế bào có hình dạng dài, đặc điểm này giúp cơ thực hiện tốt chức năng co cơ. Trong cơ thể có 3 loại mô cơ là mô cơ vân, mô cơ trơn và mô cơ tim.
* Mô cơ vân:
- Các tế bào cơ dài.
- Cơ gắn với xương.
- Tế bào có nhiều vân ngang
- Cơ vân tập hợp thành bó và gắn với xương giúp cơ thể vận động.
* Mô cơ tim
- Tế bào phân nhánh.
- Tế bào có nhiều nhân - Tế bào có nhiều vân ngang.
- Mô cơ tim cấu tạo nên thành tim giúp tim co bóp thường xuyên liên tục.
* Mô cơ trơn
- Tế bào có hình thoi ở 2 đầu.
- Tế bào chỉ có 1 nhân - Tế bào không có vân ngang.
- Mô cơ trơn tạo nên thành của các nội quan có hình ống ruột, dạ dày, mạch máu, bóng đái...
Quan sát kích thước tế bào vi khuẩn, tế bào động vật và thực vật trong hình 18.2 và cho biết tế bào nào phải quan sát bằng kính hiển vi, tế nào nào có thể quan sát bằng mắt thường?
- Quan sát hình 18.2, ta thấy:
+ Hầu hết các vi khuẩn có kích thước khoảng 0,5 – 5,0 µm.
+ Tế bào động vật và thực vật thường có kích thước khoảng 10 – 100 µm.
+ Một số tế bào động vật và thực vật có kích thước lớn hơn khoảng 1 – 10 mm như tế bào trứng cá.
- Kết luận:
+ Tế bào vi khuẩn và hầu hết các tế bào động vật, thực vật thường có kích thước rất nhỏ không quan sát được bằng mắt thường mà phải quan sát bằng kính hiển vi.
+ Một số tế bào động vật và thực vật như tế bào trứng cá, tế bào trứng ếch , tế bào tép cam,... có kích thước lớn có thể quan sát được bằng mắt thường.
Quan sát hình 5.7, cho biết nước điều hoà nhiệt độ tế bào và cơ thể như thế nào.
- Nước điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể theo cách:
+ Sự phá vỡ và hình thành các liên kết hydrogen giữa các phân tử nước dẫn đến nước có khả năng hấp thụ và thải ra một lượng nhiệt lớn.
+ Khi nước bay hơi và ngưng tự giúp cơ thể và tế bào thải nhiệt.
- Ví dụ: Khi cơ thể vận động mạnh, cơ thể nóng lên. Lúc này, lỗ chân lông mở rộng, mồ hôi thoát ra đem theo một lượng nhiệt lớn làm mát cơ thể.
Quan sát các hình 21.1, 21.2 và 21.3, hãy:
- Tìm ranh giới của môi trường đới lạnh ở hai bán cầu.
- Nêu diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm ở đới lạnh.
- Ranh giới của môi trường đới lạnh ở hai bán cầu:
+ Môi trường đới lạnh nằm từ đường vòng cực đến hai cực.
+ Đới lạnh ở Bắc Cực là đại dương, còn ở Nam Cực là lục địa.
- Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm ở đới lạnh (Hon – man – Ca – na - đa):
+ Nhiệt độ tháng cao nhất (tháng VII) dưới 10oC, nhiệt độ tháng thấp nhất (tháng II) dưới - 30oC. Số tháng có nhiệt độ trên 0oC: 3,5 tháng (từ tháng VI đến giữa tháng IX), số tháng có nhiệt độ dưới 0oC: 8,5 tháng (từ giữa tháng IX đến tháng V). Biên độ nhiệt năm cao (đến 40oC). Nhìn chung , khí hậu ở đới lạnh quanh năm lạnh lẽo, chỉ có từ 3 đến 3,5 tháng mùa hạ, nhưng cũng không bao giờ nóng đến 10oc.
+ Lượng mưa trung bình năm 133mm, các tháng mưa nhiều nhất (hai tháng VII và VIII) không quá 20mm/tháng, các tháng còn lại mưa ít (dưới 20mm/tháng và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi). Nhìn chung lượng mưa ở đới lạnh rất thấp , phần lớn dưới dạng tuyết rơi.
Quan sát H.8.1 và cho biết:
- Tế bào lớn lên như thế nào?
- Nhờ đâu mà tế bào lớn lên được?
- Tế bào lớn lên bằng cách tăng dần kích thước.
- Chúng lớn lên nhờ các quá trình trao đổi chất từ các tế bào non có kích thước bé thành các tế bào trưởng thành.
Quan sát Hình 11.8 và 11.9, hãy cho biết thế nào là nhập bào, xuất bào.
- Nhập bào: là phương thức vận chuyển các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.
- Xuất bào: là phương thức vận chuyển các chất ra khỏi tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.
Quan sát Hình 25.2, hãy cho biết quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong tế bào có mối quan hệ với nhau như thế nào.
Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào là 2 quá trình có biểu hiện trái ngược nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, tổng hợp là quá trình các chất đơn giản đc sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp(protein , carbohydrate,lipid...) đồng thời tích lũy năng lượng dưới dạng hóa năng; còn phân giải là quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành những chất đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng.
Quan sát hình 24.3, kể tên một số thành tựu và triển vọng của công nghệ tế bào gốc trong khám chữa bệnh ở người.
- Thành tựu: Nuôi cấy được tế bào gốc phôi (tb gốc vạn năng) hoặc tế bào gốc đa tiềm năng thành các tế bào thần kinh, ruột, gan, cơ tim, xương,... để hỗ trợ chữa trị các bệnh như ung thư, chữa trị bệnh tiểu đường type 1,....
- Triển vọng: Có thể tạo ra các mô, cơ quan, nội tạng,.... từ tế bào gốc của động vật được chuyển gene người để cấy ghép chữa trị ở người nhưng vẫn loại bỏ hoặc hạn chế việc đào thải tế bào lạ sau khi cấy ghép