Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Bùi Thị Quỳnh Hoa
Xem chi tiết
Pham_Ngoc_Anh
1 tháng 5 2018 lúc 8:58

Trẻ em như búp trên cành

biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan

Nguyễn Vũ Minh Hiếu
1 tháng 5 2018 lúc 8:59

        Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn , ngủ biết học hành là ngoan

Là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, Bác dành tình thương yêu đặc biệt đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng – thế hệ tương lại của đất nước. Tình cảm thiêng liêng đó không chỉ được thể hiện sâu sắc khi Người còn sống mà thấm nhuần sâu rộng trong nhân dân khi Bác đã đi xa “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng” (Di chúc).

Bác Hồ vui Tết Trung thu với các cháu thiếu nhi Hà Nội năm 1958.

Vào những ngày kỷ niệm Quốc tế thiếu nhi, ngày khai trường, Tết Trung thu hay mỗi khi các cháu làm được việc tốt, đạt thành tích xuất sắc, Bác Hồ thường đến thăm hỏi, động viên hoặc gửi thư, tặng quà. Trong số 16 bài thơ Bác dành cho thiếu nhi có tới một nửa được Bác viết vào những dịp Tết Trung thu. Đó là những câu văn, vần thơ rất đỗi giản dị và dễ hiểu, dễ thuộc mà luôn chan chứa tình yêu thương của Người.

Sau những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, năm 1941, Bác trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nhân dịp Tết Trung thu năm đó, Người viết bài thơ kêu gọi thiếu nhi vào ngày 21/9/1941 thể hiện sự quan tâm của mình đối với các cháu thiếu nhi:

Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng
Học hành, giáo dục đã thông
Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa…

Những lời thơ viết cho thiếu nhi mà cũng là cho tất cả mọi người. Trẻ em là lớp măng non, là búp trên cành đáng lẽ phải được nâng niu, chăm sóc nhưng chẳng may vận nước gian nan khiến các cháu chịu nhiều thiết thòi, cực khổ. Từ đó, Bác chỉ ra nguyên nhân của nông nỗi ấy là Vì giặc Nhật, vì giặc Tây bạo tàn. Người gọi mở, dẫn dắt để mở rộng nhận thức rồi đi đến vận động, giắc ngộ các cháu:

Vậy nên trẻ em nước ta
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh
Người lớn cứu nước đã đành
Trẻ em cũng góp phần mình một tay…

Thực tế là các cháu thiếu niên, nhi đồng đã vâng lời Bác dạy, hưởng ứng lời kêu gọi đó, tham gia các hoạt động yêu nước như: Kim Đồng, Vừ A Dính… góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng tám 1945. Ngay mùa thu độc lập đầu tiên, Bác Hồ đã gửi thư động viên, thể hiện tình thương yêu, sự quan tâm và niềm tin vào các cháu thiếu nhi:

Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các cháu.

Đã hơn nửa thế kỷ nay, những lời động viên, nhắn gửi của Bác luôn được vang vọng trong mỗi ngày khai trường, Tết Trung thu và được trân trọng khắc ghi trên mỗi ngôi trường, tạo niềm xúc động thiêng liên, là nguồn động lực giúp các thế hệ thiếu nhi Việt Nam ra sức phấn đấu học tập và rèn luyện xứng đáng với niềm mong mỏi của Bác.

Trung thu năm 1946, mặc dù bận rộn với những công việc quan trọng của đất nước nhưng Bác Hồ vẫn không quên làm thơ gửi cho các cháu:

Bác mong các cháu chăm ngoan
Mai sau gìn giữ giang sơn Lạc Hồng
Sao cho nổi tiếng Tiên Rồng
Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam.

Vẫn là sự quan tâm và niềm mong mỏi các cháu thiếu nhi chăm học và làm được nhiều việc tốt góp phần xây dựng và giữ gìn nền độc lập còn rất non trẻ của đất nước. Bác nhắc đến những danh từ thiêng liên như: Lạc Hồng, Tiên Rồng. Việt Nam như muốn gợi lại truyền thống yêu nước bốn nghìn năm của dân tộc gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng nhỏ tuổi như: Thánh Gióng, Trần Quốc Toản… Đây là những tấm gương sáng trong lịch sử dân tộc đáng để các cháu noi theo.

Trong suốt cuộc đời Chỉ muốn quên mình cho hết thảy (thơ Tố Hữu) của mình, Bác Hồ luôn canh cánh một ước mong, đó là các cháu thiếu nhi được ăn no, mặc ấm và được học hành. Chính vì vậy, trong mọi hoàn cảnh, tình thương yêu của Người dành cho các cháu thiếu nhi vẫn đậm sâu, tha thiết:

Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương.

(Thư Trung thu 1951)

Những năm tháng cả dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đều gửi thư cho các cháu mỗi dịp Trung thu về và khẳng định tình cảm bao la của mình: Ai yêu nhi đồng/bằng Bác Hồ Chí Minh. Lời Bác luôn nhẹ nhàng, trìu miến gắn với việc độngv iên các cháu tham gia, thực hiện những công việc cụ thể, phù hợp với tình hình cách mạng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của thiếu nhi:

Ai yêu các nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh
Tính các cháu ngoan ngoãn
Mặt các cháu xinh xinh
Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tuỳ theo sức của mình…
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh.
(Thư Trung thu ngày 25/9/1952)

Cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn cuối, quân – dân ta trên khắp các chiến trường liên tiếp giành được những thắng lợi quan trọng. Tết Trung thu năm 1953, Bác phấn khởi gửi thư kể tin chiến thắng, chia vui với các cháu thiếu nhi. Trong những chiến thắng đó có sự đóng góp không nhỏ của các cháu:

Khắp nơi Nam, Bắc, Tây, Đông
Được tin thắng trận cờ hồng tung bay
Các cháu vui thay
Bác cũng vui thay
Thu sau so với thu này vui hơn.

Cụm từ vui thay được lặp lại và câu thơ thứ 3 được ngắt thành hai dòng, mỗi dòng có bốn tiếng diễn rả niềm vui dâng trào, khôn xiết của Bác Hồ và của các cháu. Trong bài thơ này, Người đã tiên đoán chính xác, đồng thời khẳng định về sự thắng lợi của cuộc kháng chiến. Thu sau so với thu này vui hơn. Thu sau tức là mùa thu năm 1954 sẽ vui hơn thu này – mùa thu năm 1953. Quả đúng như vậy, ngày 7/5/1954, với chiến thắng Điện Biên Phủ, quân, dân ta đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, trong tư thế của người chiến thắng và mùa thu năm 1954 là mùa thu mà một nửa đất nước đã sạch bóng quân thù – mùa thu mà các cháu thiếu nhi thực sự được sống trong độc lập, tự do.

Nhưng đế quốc Mỹ và các thế lực tay sai đã lập lọng không thực hiện đúng Hiệp định Giơnevơ về việc hiệp thương thống nhất đất nước – niềm mong ước lớn nhất của Bác, của nhân dân ta lúc bấy giờ. Trong hoàn cảnh đó, Tết Trung thu năm 1956, Bác Hồ đã gửi thư cho các cháu thiếu nhi miền Nam bày tỏ niềm thương nhớ và động viên các cháu tin tưởng đến ngày xum họp, đoàn tụ tại hai miền Bắc, Nam sẽ không còn xa:

Bắc – Nam sẽ xum họp một nhà
Bác cháu ta gặp mặt trẻ già vui chung
Nhớ thương các cháu vô cùng
Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi

Đáp lại lời kêu gọi của Bác Hồ, cùng với thiếu nhi miền Bắc, các cháu thiếu niên, nhi đồng ở miền Nam cũng thi đua lập công như anh hùng Lê Văn Tám, anh hùng Kim Lịch… góp phần làm nên đại thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước, Bắc – Nam xum họp một nhà thỏa lòng Bác mong…

Dù Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng hình ảnh của Người vẫn luôn gần gũi với mọi thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam. Tình cảm thiêng liêng của Bác dành cho các cháu thiếu nhi và của các cháu thiếu nhi dành cho Bác mãi mãi sáng soi, dịu hiền như ánh trăng đêm rằm. Đọc lại thư Trung thu của Người, chúng ta lại được tắm mình trong tình thương yêu bao la, mát lành tỏa ra từ một tâm hồn lớn, nhân cách lớn./.

lmtaan_ 1342
Xem chi tiết
Xem chi tiết
-..-
30 tháng 4 2020 lúc 18:43

bạn tự làm bạn ơi người khác giúp rồi bạn nộp chả khác gì bạn copy bài ng khác thế nên tự sáng tác đi bạn 

Khách vãng lai đã xóa
Hn . never die !
30 tháng 4 2020 lúc 18:46

Trả lời :

Bn +*¨^¨*+ (_ *hoàng anh* _) +*¨^¨*+ ❀◕ . ◕❀ bn đừng bình luận linh tinh nhé.

- Hok tốt !

^_^

Khách vãng lai đã xóa
Norad II
30 tháng 4 2020 lúc 18:48

https://hoidap247.com/cau-hoi/624307

tham khảo nha

Khách vãng lai đã xóa
thiều đỗ quyên
Xem chi tiết
Đặng Tuấn Minh
21 tháng 4 2020 lúc 14:20

 Bài thơ đầu tiên Bác viết cho thiếu nhi là "Kêu gọi thiếu nhi"

         Học tốt

Khách vãng lai đã xóa
Hoa Vlog
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
14 tháng 6 2020 lúc 19:59

2 khổ thơ này là tự mình chọn đúng ko bạn hay là 2 khổ thơ đầu  ? 2 khổ thơ cuối ? Mk chọn 2 khổ mà mik thấy hay nhất nha!

câu 1:

*Chép thuộc lòng 2 khổ thơ của bài đêm nay bác không ngủ

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm.

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người 1

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng.

*Suy nghĩ & tình cảm của em dành cho Bác Hồ:

-Yêu quý , kính trọng , mến phục Bác , Bác thiêng liêng , cao cả , là tấm gương sáng cho chúng cháu học tập , noi theo:

+Bác lo cho việc nước, việc quân.

+Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương các anh chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh .

+Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: ''Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một.''

=> Những hành động của Bác cao cả , vĩ đại , ngọn lửa trong trái tim nhân hậu  ấy còn ấm áp hơn ngọn lửa ngoài kia , Bác còn như một vị Cha già kính yêu của dân tộc : yêu thương , chăm sóc , lo lắng cho các chiến sĩ như đứa con của mình.

Câu 2:

*Chép thuộc lòng 2 khổ thơ trong bài Lượm:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch 

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích 

Nhảy trên đường làng.

*Nêu suy nghĩ & tình cảm của em dành cho Lượm:

-Lượm là 1 chú bé hồn nhiên , ngây thơ , dũng cảm , bất khuất.Cậu là một anh hùng nhỏ tuổi của dân tộc .Tuy còn trẻ tuổi nhưng Lượm đã để lại cho em nhiều dấu ấn sâu sắc, niềm xúc động khó lòng nào tả được :

+Trước nhu cầu truyền thông tin của tổ quốc, lòng yêu tổ quốc , yêu dân tộc đã phần nào giúp được cậu bé vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”.

+Vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi.

+Cậu đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn , hi sinh trên đất mẹ quê hương , nhưng cậu bé Lượm vẫn sống mãi trong trái tim của hàng triệu con người Việt Nam.

Khách vãng lai đã xóa
Hoa Vlog
15 tháng 6 2020 lúc 8:15

bạn ơi bạn kể ghi 2 khổ thơ cuối dùm mik đc hk ạ?

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thái Sơn
15 tháng 6 2020 lúc 21:25

Bài lượm thì 2 khổ cuối rồi nhé ! Chỉ thay dấu . thành ... là được 

 =)) còn bài đêm nay bác không ngủ :

Anh đội viên nhìn Bác

Bác nhìn ngọn lửa hồng

Lòng vui sướng  mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì 1 lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

Khách vãng lai đã xóa
Rem Ram
Xem chi tiết
Wall HaiAnh
18 tháng 2 2018 lúc 14:50

Trả lời

............

Rồi Bác đi dém chăn 

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

..........

- Đoạn văn trên nằm trong bài văn Đêm nay Bác không ngủ

-Của Minh Huệ

Dương Lam Hàng
18 tháng 2 2018 lúc 14:52

Rồi Bác đi dém chăn 
Từng người từng người một 
Sợ cháu mình giật thột 
Bác nhón chân nhẹ nhàng. 

Anh đội viên mơ màng 
Như nằm trong giấc mộng 
Bóng Bác cao lồng lộng 
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

- Đoạn thơ nằm trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của chủ tịch Hồ Chí Minh

- Bài thơ Đêm nay bác không ngủ sáng tác năm 1951, dựa trên sự kiện có thực trong chiến dịch Biên giới 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân.

Dương Lam Hàng
18 tháng 2 2018 lúc 14:53

Bổ sung: của tác giả Minh Huệ

datcoder
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 9:54

Anh Kim Đồng

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng.

Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).

Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.

Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.

Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.

Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.

Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.

datcoder
Xem chi tiết
Time line
1 tháng 10 2023 lúc 14:12

Tham khảo

Câu kể tên các tập truyện, tập thơ hoặc bài thơ trong đoạn văn:

Các tập truyện chính của ông: “Bê và Sáo”, “Chuyện hoa chuyện quả”, “Lửa vàng lửa trắng”,... Các tập thơ: “Em thích em yêu”, “Những người bạn nhỏ”, “Bạn trong vườn”,... Nhiều bài thơ thiếu nhi của Phạm Hổ có được sắc thái của đồng dao, vui tươi ngộ nghĩnh, dễ hiểu dễ nhớ, giàu tưởng tượng, có nhạc điệu, phù hợp với tâm lí trẻ thơ: “Ngủ rồi”, “Xe chữa cháy”, “Chú bò tìm bạn”,...

đỗ thị thu uyên
Xem chi tiết
Lê Tuấn Anh
9 tháng 5 2018 lúc 20:31

dở sgk ra đi bạn

anh đội viên nhìn Bác

bác nhìn ngọn lửa hồng

hai câu thôi nha vì mỏi tây lắm

cảm nghĩ bác là người lo cho dân,cho nước

Lương Gia Phúc
9 tháng 5 2018 lúc 20:32

" rồi Bác đi dén chăn

từng ngừoi từng ngừoi một

sợ cháu mình giật thột

bác nhón chân nhẹ nhàng

anh đợi viên mơ màng

như nằm trong giấc mộng

bóng Bác cao lồng lộng

ấm hơn ngọn lửa hồng

qua bài thơ, em hiểu được tình cảm bao la của Bác dành cho các anh đội viên. là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng Bác luôn gần gũi, có sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào. giữa lãnh tụ và nhân dân dường như chẳng còn khoảng cách bởi tấm lòng yêu thương mênh mông của Bác như một ngừoi Cha già dành cho những đứa con của mình. hình ảnh Bác Hồ đã gợi nên bao cảm xúc làm rung động trái tim bao ngừoi. sự hy sinh, lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với đồng bào sẽ mãi như ngọn lửa sưởi ấm cho dân tộc ta.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ >.<