4.Viết một câu nói lên cảm nhận của em về người dân Tây Nguyên qua bài học.
Viết đoạn văn (20 câu) nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài "Mùa xuân nho nhỏ" để nói lên lời ngợi ca quê hương đất nước qua giai điệu dân ca xứ Huế!!!
viết một câu thơ nói lên cảm nhận của em về người lái đò
Kể tên một số bài dân ca Tây Nguyên mà em biết và nêu cảm nhận của em về một trong những bài hát này
Viết vài câu văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Sọ Dừa, bản thân em rút ra bài học gì về cách nhìn nhận đánh giá con ( Viết khoảng 3 câu văn: Trong đó 2 câu cảm nhận về nhân vật Sọ Dừa, 1câu nói về bài học của mình về cách nhìn nhận và đánh giá con người)
Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật. Tuy các nhân vật trong chuyện cổ tích có sự đa dạng về hình hài, số phận nhưng đều có đặc điểm chung là chúng được xây dựng nhằm thể hiện những ước mơ niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. Truyện cổ tích “Sọ Dừa” là một câu chuyện về đề tài “người đội lốt vật”, qua đó các tác giả dân gian đã khẳng định vẻ đẹp chân chính của con người, cũng như sự đồng cảm đối với những con người có số phận bất hạnh trong xã hội.
Trước hết, Sọ Dừa có một sự ra đời vô cùng kì lạ, một lần vào rừng hái củi, mẹ của Sọ Dừa đã uống nước ở trong một cái sọ dừa bên gốc cây, từ hôm đó về nhà bà hoài thai và sinh ra Sọ Dừa. Và khi sinh ra Sọ Dừa cũng có một hình dáng vô cùng kì lạ “…một đứa bé không chân, không tay, tròn như một quả dừa”, và khi người mẹ có ý định vứt bỏ thì đứa bé kì lạ này còn biết cất tiếng gọi đầy tha thiết, tội nghiệp “Mẹ ơi, con là người đây. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp”. Đây là một tình tiết đầy kì lạ, bởi Sọ Dừa không chỉ có hình dáng khác người mà dường như cũng trưởng thành hơn, không giống như những đứa trẻ mới sinh. Có lẽ đây cũng chính là đặc điểm của những câu chuyện cổ tích, các tác giả dân gian xây dựng những yếu tố kì lạ để thể hiện những quan niệm thực, cách nhìn nhận, đánh giá rất thực về con người, về nhân sinh.
Sọ Dừa dù lớn cũng không khác gì lúc nhỏ, lúc nào cũng lăn lông lốc trong nhà, không làm được việc gì, khiến cho bà mẹ phải lên tiếng than phiền “Con nhà người ta bảy, tám tuổi đã đi ở chăn bò. Còn mày chẳng được tích sự gì”. Tuy nhiên, Sọ Dừa không phải là người “không được tích sự” gì như bà mẹ cũng như mọi người suy nghĩ. Ở Sọ Dừa luôn có sự trưởng thành hơn những đứa trẻ cùng trang lứa, thể hiện ngay trong lời nói và hành động của chàng “Gì chứ chăn bò thì con cũng chăn được. Mẹ cứ nói với phú ông cho con đến ở chăn bò”. Ý kiến này của chàng không chỉ khiến cho người mẹ bất ngờ mà còn khiến cho phú ông hoài nghi, thậm chí coi thường “..cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?”.
Nhưng trái lại với sự coi thường, dè bỉu của phú ông, Sọ Dừa chăn bò rất giỏi, hàng ngày Sọ Dừa thả bò ra đồng, tối lại dắt về, không thiếu một con “…bò con nào con nấy bụng no căng”. Theo thời gian, Sọ Dừa cũng trưởng thành, chàng cũng có những mong muốn như bao chàng trai bình thường nào khác, đó chính là khát khao về tình yêu, về hạnh phúc. Cô con gái út của phú ông là người hiền lành, tốt bụng nhất trong ba chị em con phú ông, cô không dè bỉu, coi thường, cũng là người duy nhất tình nguyện mang cơm cho Sọ Dừa, trong một lần mang cơm, cô đã nghe thấy tiếng sáo véo von, khi đến gần thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ.
Đây cũng là lần đầu tiên, con người thật của Sọ Dừa được khám phá, không phải với lốt vật như mọi người vẫn thấy. Từ đó mà cô út đem lòng yêu mến Sọ Dừa. Biết được tấm chân tình của cô gái mà Sọ Dừa về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Ý muốn này thật khó thực hiện, làm cho bà mẹ không khỏi sửng sốt. Vì nếu Sọ Dừa có hình hài như một người bình thường, nhưng với một gia cảnh nghèo khó đã không thể lấy vợ, bởi quan niệm “môn đăng hậu đối” trong xã hội xưa rất khắt khe, hơn nữa đây còn là con gái của phú ông, mà Sọ Dừa cũng đâu phải người bình thường, hình hài của chàng luôn nhận sự coi thường, dè bỉu, đặc biệt là từ phú ông.
Sọ Dừa vốn không phải người bình thường, vốn ẩn giấu những điều kỳ lạ, sức mạnh kì lạ, vì vậy mà những sính lễ mà phú ông đưa ra, gồm “ …một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm” thì cũng không làm khó được Sọ Dừa. Khi chàng mang sính lễ sang bên nhà phú ông, lão đã rất bất ngờ, bị cho những sính lễ ấy làm cho hoa mắt. Lão hỏi con gái xem ai chịu lấy Sọ Dừa, như tính cách kiêu kì vốn có, ác nghiệt vốn có thì cô cả và cô hai không ai chịu lấy Sọ Dừa, chỉ có cô út đồng ý. Đám cưới của Sọ Dừa và cô út cũng vô cùng linh đình, gia nhân chạy ra vào tấp nập, vì vậy mà những người chị độc ác vô cùng ghen tức, có phần tiếc nuối vì khi ấy không chịu lấy Sọ Dừa.
Cuộc sống của vợ chồng Sọ Dừa vô cùng hạnh phúc, hơn nữa chàng còn ngày đêm đèn sách, chờ khoa thi. Và đúng như dự đoán, Sọ Dừa đã đỗ trạng nguyên, vua sai chàng đi sứ. Vốn là người thông minh, lại có cảm giác bất an nên Sọ Dừa đã đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải luôn mang trong người, phòng khi phải dùng đến. Quả nhiên như vậy, khi Sọ Dừa đi thì hai bà chị đã nhẫn tâm hại cô em gái, ý định muốn thay em làm bà trạng. Nhưng vì đã có những vật dụng mà Sọ Dừa đã đưa mà cô vợ có thể thoát khỏi kiếp nạn này. Không những thế, đó còn là những vật dụng giúp Sọ Dừa tìm được vợ.
Như vậy, nhân vật Sọ Dừa là kiểu nhân vật người mang lốt vật trong truyện cổ tích, đây là kiểu nhân vật khá quen thuộc trong truyện cổ tích của Việt Nam. Thông qua nhân vật này, các tác giả dân gian muốn đề cao giá trị của con người, đồng thời thể hiện sự đồng cảm với những con người bất hạnh trong cuộc sống. Các tác giả cũng thể hiện niềm tin cũng như khát vọng về lẽ công bằng ở đời, theo đó những con người thiện lương, tốt bụng sẽ được hưởng hạnh phúc, người có dã tâm độc ác sẽ phải nhận lấy những quả báo.
Tham khảo
Câu 1:Qua 2 văn bản "Cổng trường mở ra" và "Mẹ tôi" em có suy nghĩ gì về hình ảnh của người mẹ.
Câu 2:Trình bày cảm nhận của em về 8 bài ca dao dân ca đã học.
Câu 3:Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh "Bánh trôi nước" trong bài thơ cùng tên của nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Câu 4:a)Em có nhận xét gì về quan cảnh Đèo Ngang
b)Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhà thơ bà Huyện Thanh Quan qua 4 câu thơ cuối trong bài thơ "Qua Đèo Ngang"
Tất cả viết dưới dạng đoạn văn nhá.
Mong các bạn giúp mình,thứ 7 nộp bài rồi.
hãy viết từ 3 đến 4 câu sử dụng câu ghép để nói lên cảm nhận của em khi sắp đời xa mái trường tiểu học
mik cần bài này gấp
Câu 7. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) nói lên cảm nhận của em về một tấm gương năng động, sáng tạo trong học tập mà em biết
1. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em đối với câu nói của mẹ:"Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra"
2.Hãy nêu những cảm nhận của em về thái độ, tình cảm của người mẹ qua câu văn:"Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một người về cái ngày hôm nay tôi đi học ấy. Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con"
Mình đang cần gấp! Cảm ơn
1. Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.
Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.
Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.
Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”
Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.
1. Viết ngắn
Câu 1. Em hãy nêu cảm nhận về ý nghĩa của ngày đầu tiên đi học trong cuộc đời mỗi con người bằng một đoạn văn khoảng 5->7dòng?
Câu 2: Cảm nhận của em về tình mẫu tử qua đoạn trích trên Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng. Trình bày bằng đoạn văn (khoảng 5->7 dòng).
Câu 3: Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “Lão Hạc” em hiểu thế nào về cuộc đời, số phận của người nông dân trong xã hội cũ bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5->7 dòng .
Câu 4: Cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố.
Trình bày bằng đoạn văn (khoảng 5->7 dòng).
2. Tập làm văn
Câu 1: Kể một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.
Câu 2: Người thầy giáo ( cô giáo) sống mãi trong lòng em.
câu 3: Người bạn sống mãi trong lòng em.
Bạn tham khảo
Câu 1:Ngày đầu tiên đi học là một ngày vô cùng quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc đời mỗi người. Nó đánh dấu một bước ngoặt lớn trong đời người, ngày con rời xa vòng tay che chở của cha mẹ tiến đến cánh cổng tri thức. Nơi đó không có cha mẹ thay vào đó là thầy cô, bạn bè, những kiến thức vô tận để con học tập rèn luyện toàn diện để khôn lớn bước vào đời. Chính xác hơn, đây là ngày mà con trưởng thành, tự lập, ngày mà một chân trời tri thức mới mở ra trước mắt mỗi người.
Câu 2:
Qua nhiều tác phẩm của nhà văn Nguyên Hồng, tất cả mỗi chúng ta đều có thể nhận thấy rằng chất liệu chủ đạo mà ông sử dụng cho sáng tác của mình được lấy từ cuộc sống của những con người khốn khó hay của chính mình. Hồi kí Những ngày thơ ấu của ông cũng là một trong những tác phẩm như vậy. Tình mẫu tử như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ đoạn trích Trong lòng mẹ của hồi kí này.
Mẫu là mẹ, tử là con. Tình mẫu tử là tĩnh yêu thương chăm sóc mẹ dành cho con, sự kính trọng biết ơn mà con dành cho mẹ. Tất thảy những tình cảm đó tưởng chừng như bình thường, vậy mà dưới ngòi bút của Nguyên Hồng nó lại trở nên cụ thể và máu thịt, từ sự kết nối đó tạo nên ba chữ tình mẫu tử. Và trong đoạn trích này, tình cảm thiêng liêng đó được phát triển và trở thành đỉnh điểm của tình cảm con người.
Ngay từ phần đầu đoạn trích, với nghệ thuật xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật, nhà văn đã tạo dựng nên tình huống đối thoại giữa nhân vật người cô với chú bé Hồng. Những lời nói cay độc và đay nghiến của người cô đã khiến bé Hồng bộc lộ rõ tình yêu thương mẹ cháy bỏng khi người mẹ đáng thương đó phải đi tha hương cầu thực nơi đất khách quê người.
Có thể thấy ngay từ câu hỏi đầu tiên, người cô đã trút lên đầu đứa cháu tội nghiệp những lời mỉa mai độc địa :
– Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?
Với nụ cười nửa miệng và câu hỏi thăm đó, bà đã chạm đến nỗi đau đớn vì phải xa mẹ của chú bé. Người cô ruột đó đại diện cho sự lạnh lùng nghiệt ngã của những hủ tục phong kiến ngày xưa, cho nên sẵn sàng nói cho sướng miệng, cho hả lòng hả dạ. Không mảy may nghĩ đến nỗi đau của đứa cháu đáng thương. Hai anh em mới mấy tuổi đầu mà đã mồ côi cha, mẹ đi biệt xứ, không được sống trong tình yêu thương, em phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng, sự khinh ghét của người cô ruột. Có thể nói cuộc sống quanh em là những đau khổ và bất hạnh. Muốn Hồng khinh ghét, ruồng rẫy mẹ, muốn Hồng quay lưng lại với người phụ nữ đã từng là chị dâu của mình, và ta đã không từ một thủ đoạn bỉ ổi nào dù có thể làm cho đứa cháu ruột của mình đau đớn đến tuyệt vọng.
Trong hoàn cảnh đó, tình yêu mẹ đã khiến em không dễ bị,những rắp tâm tanh bẩn của người cô đánh lừa. Em yêu thương mẹ bằng nguyên vẹn trái tim mình. Không gì có thể khiến em thay lòng đổi dạ và em đã khẳng định “cuối năm nhất định mợ cháu sẽ về”. Câu trả lời đó thật cứng cỏi, thật chắc chắn bởi nó được thốt ra từ chính miệng em, từ chính trái tim, từ chính lòng yêu quý, sự tin tưởng mà em dành cho mẹ mình.
Suốt cả đoạn trích, ta thấy đứa trẻ với một bản năng tự vệ, phải gồng lên để bảo vệ người mẹ đang biệt xứ nơi xa. Em đã kín đáo bảo vệ mẹ. Nhiều lúc chú bé “cười trong nước mắt”, lúc khác lại “nước mắt ròng ròng”. Những giọt nước mắt đó là nỗi đau, là sự day dứt mà chú bé đã hứng chịu thay mẹ, khác nào giơ vai ra đỡ những nhát dao đâm vào mẹ. Có thể thấy trong tâm hồn em đang có một sự đấu tranh quyết liệt. Em mong muốn được bảo vệ mẹ để không ai có thể xen vào tình cảm mẹ con, để niềm tin vào một ngày đoàn tụ trong em không bao giờ tan vỡ. Em muốn cùng mẹ đối mặt với lễ giáo phong kiến. Em không muốn mẹ mình cứ phải sống chui sống lủi, giấu giếm như một kệ ăn cắp hay một tên giết người với con dao đang vấy máu. Đứa trẻ đó có một mong ước cháy bỏng “giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Chỉ có tình cảm mẫu tử thiêng liêng mới tạo cho nó cái sức mạnh lớn lao đến vậy?
Ở cuối đoạn trích, khi hai mẹ con Hồng đã được gặp nhau là trường đoạn thấm đẫm tình cảm yêu thương, trìu mến của tình mẹ con. Thoáng thấy bóng mẹ là em đã cất tiếng gọi. Hồng đã run rẩy vì sợ bị nhầm. Hình ảnh so sánh sự sợ sệt đó với “người bộ hành đi trên sa mạc” thật là sâu sắc. Tiếng gọi của Hồng như xé tan khoảng không gian u ám của sự xa cách trong chế độ phong kiến xưa. Được mẹ ôm vào lòng, hơi ấm của mẹ đã xua tan đi những nỗi đau từ trước, trái tim rạn nứt đó trở nên lành lặn và khỏe mạnh. Mọi rắp tâm tanh bẩn dường như không còn tồn tại nữa mà thay thế vào đó là tình mẫu tử đẹp đẽ và chite chan niềm hạnh phúc “gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má”. Được cảm nhận tình thương, được ngửi thấy “hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra…” – những thứ thật bình thường vậy mà đối với Hồng lại là những điều thật sự thú vị và thiêng liêng. Đây được coi là đỉnh điểm của tình mẫu tử ở đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
Cảm ơn Nguyên Hồng, ông đã giúp cho chúng ta cảm nhận được tình mẹ con sâu nặng, tình mẫu tử cao quý và thiêng liêng.
Câu 3:qua đoạn trích tức nước và lão hạc em thấy xã hội cũ người dân phải sống trong khổ đau nghèo khổ đáng thương tội nghiệp. Họ còn phải sống trong bất công áp bức và bị dồn đến đường cùng, phải chịu những thứ sưu thuế vô lí chịu cảnh ''cao su đi dễ khó về''. Tuy phải sống trong cảnh nghèo khổ bị áp bức bóc lột nhưng trong họ những người nông dân cần cù chịu thuong chịu khó đó vẫn toát lên trong tâm hồn những phẩm chất tốt đẹp mà ai cũng phải ngưỡng mộ. Khi chịu áp bức bóc lột quá nặng nề họ đã vùng lên đấu ranh bảo vệ những người thân yêu trong gia đình hay họ sẵn sàng hi sinh vì người thân của họ. Họ là những con người đáng quý chúng ta nên tôn trọng và học tập họ
Câu 4: Đọc Tức nước vỡ bờ, ta càng hiểu thêm được sự trân quý trong nét đẹp của một người phụ nữ chân quê hết mực yêu thương chồng con và tiềm tàng sức mạnh phản kháng. Vì thương chồng, chị đã phải cắn răng nhịn nhục bán đi đàn chó và đứa con thơ chỉ để nộp đủ những loại sưu thuế vô lý để cứu được anh Dậu trở về. Nhưng rồi “ con giun xéo lắm cũng quằn”, anh Dậu bị đánh đập tới còn nửa cái mạng mà vừa trở về đến nhà, chưa kịp húp bát cháo, lũ tay sai đã lăm le tới bắt trói anh. Trước sự hống hách, nghênh ngang, độc ác của chúng, lúc này đây, chị Dậu đã không nhịn được nữa, chị đã đứng lên chống lại cường quyền, đánh nhau với chúng để bảo vệ được anh Dậu. Hành động của chị tuy là bộc phát nhưng nó đại diện cho những hình ảnh người nông dân trong chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa xưa khi bị dồn đến đường cùng. Họ là những con người dũng cảm, sẵn sàng đứng lên, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ những gì mà bản thân mình quý trọng nhất.
Phần II/ Tập làm văn
Câu 1:
Cha mẹ là những người đã sinh thành, đưa ta đến với thế giới này. Cha mẹ đã nuôi dưỡng ta khôn lớn, cho ta ăn học nên người. Bởi thế, cha mẹ là người có công ơn thật lớn lao, vĩ đại đổi với ta. Là con, chúng ta phải biết hiếu thảo và quan tâm đến cha mẹ của mình. Quan trọng hơn là phải thường xuyên làm cho cha mẹ vui lòng. Em cũng thế, em đã làm được một việc tốt khiến cha mẹ em vui lòng và tự hào về em.
Hôm ấy là một ngày đẹp trời, bầu trời cao và trong, gió mát lành, em đang tung tăng trên con đường về nhà để khoe điểm mười với cha mẹ. Nhưng đi được một đoạn, bỗng em thấy một bà cụ đang đứng trên vỉa hè. Trông bà cụ chắc đã ngoài bảy mươi tuổi, đầu tóc bạc phơ, lưng bà đã còng và trông bà thật gầy gò và yếu ớt! Chân bà cứ bước xuống đường rồi lại rút lên. Chắc cụ đang muốn qua đường nhưng lại sợ sệt trước cảnh xe cộ tấp nập dưới lòng đường. Thật tội nghiệp cho cụ quá! Bỗng một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu em, tại sao em lại không giúp bà cụ qua đường nhỉ? Em định chạy đến giúp bà nhưng trong lòng lại băn khoăn một điều không biết nên giúp không. Em vốn là một đứa trẻ nhanh nhảu, làm mọi việc thường hay hấp tấp, vội vàng, lại qua đường không được giỏi lỡ xảy ra chuyện gì thì tính sao. Và em cũng đang muốn chạy thật nhanh về nhà để khoe điểm với cha mẹ. Nhưng thấy bà cụ như vậy, em lại không thể cứ vậy mà bỏ đi. Và hình ảnh cụ già mái đầu bạc trắng như cước gợi em nghĩ đến nội của mình. Em tự hỏi nếu như một ngày nào nội cũng trong hoàn cảnh ấy thì nhất định sẽ có một người tốt giúp nội. Và em là cháu gái ngoan của nội, cũng sẽ là một người biết giúp đỡ người khác.Không chần chừ thêm nữa, em chạy ù đến giúp bà. Lúc này đây, nhìn vẻ mặt hiền từ phúc hậu của bà cụ mới giống nội em biết bao! Em liền hỏi bà: "Bà ơi, bà muốn qua đường phải không ạ? Để con giúp bà nhé!”, vẻ mặt cụ đang lúng túng nhưng khi nghe em nói xong, bà cụ trông rất vui vẻ và trả lời: "Ồ, nếu vậy thì tốt quá, bà cảm ơn cháu gái nhỏ!”. Em liền dắt tay bà cụ bước xuống đường. Thấy cảnh xe cộ đông đúc như vậy, chính em cũng cảm thấy ngập ngừng, e sợ. Nhưng rồi lấy hết can đảm, đưa một tay lên xin qua đường, em chú ý nhìn qua nhìn lại rồi dắt bà bước di. Bà cụ chắc còn sợ lắm nên nắm chặt lấy tay em. Qua được bên kia đường, bà thở phào một cách nhẹ nhõm và nói: “Bà cảm ơn con rất nhiều”. Tới đây. em mới để ý bà đang xách một túi gì trông có vẻ rất nặng nề. Em liền giúp cụ xách túi về nhà trong khi bà cụ không muốn làm phiền em nữa. Vừa đi, em vừa trò chuyện cùng bà. Thì ra bà sống một mình trong nhà còn con cháu bà ở xa và bận bịu công việc nên không thể thường tới thăm và chăm sóc bà. Nghe thế, em thấy thương cụ quá! Về tới nhà, bà vui vẻ cảm ơn tôi rất nhiều. Em tạm biệt bà và chạy một mạch về nhà. Ôi! Thế là em về nhà muộn cả tiếng đồng hồ. Vừa về đến nhà, em thấy cha mẹ đang đi đi lại lại với vẻ mặt lo lắng. Em bước vào nhà, khi cha mẹ tôi liền hớt hải chạy ra hỏi: “Sao con đi học về muộn thế? Có biết cha mẹ lo lắng cho con lắm không?". Em liền xin lỗi và kể hết đầu đuôi câu chuyện cho cha mẹ nghe. Nghe xong bố xoa đầu em và bảo: “Con làm thế là phải lắm, cha mẹ rất tự hào về con”.
Em rất vui vì mình đã làm được việc tốt khiến cha mẹ vui lòng. Tuy câu chuyện đã xảy ra khá lâu rồi nhưng nó vẫn luôn in đậm trong tâm trí em. Em tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng chăm chỉ học tập và rèn luyện để trở thành một công dân có ích cho xã hội và đặc biệt không phụ công dưỡng dục và lòng mong mỏi của mẹ cha.
Câu 2:
Người xưa từng nói: “Cô giáo như mẹ hiền”. Cô giáo là người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng ta. Chắc hẳn trong lòng mỗi người, ai cũng có sự ngưỡng mộ nhất định dành cho cô giáo. Đối với bản thân tôi, cô giáo chủ nhiệm năm lớp bốn là người mãi luôn sống trong lòng tôi.
Ngày đầu đến lớp, cô giáo chủ nhiệm bước vào trong tà áo dài trắng tinh khôi mỉm cười nhìn tôi thân thiện. Cô giới thiệu tôi với mọi người, hỏi han những câu chuyện và động viên tôi trong học tập. Tôi không nhớ hết ngày hôm ấy đã nói những gì nhưng cái dáng người mảnh mai, giọng nói trầm ấm của người con gái miền nam, mái tóc suôn dài óng mượt cùng đôi môi đỏ hồng của cô đã in sâu vào tâm trí tôi với những hình ảnh đẹp đẽ nhất,
Trên lớp, cô quan tâm đến tôi, ân cần bảo ban cho tôi học tập, tỉ mỉ giải đáp những thắc mắc của tôi. Và cứ thế, tôi tiến bộ từng ngày, thành tích học tập cũng được cải thiện đáng kể. Cô chính là người truyền cho tôi cảm hứng và tình yêu thương để tôi vươn lên. Khi nhìn thành tích học tập của tôi, nét mặt cô không khỏi vui mừng, xúc động. Suốt cả năm học, tôi có những tiến bộ vượt bậc, đến cuối năm tôi đứng trong top những bạn học sinh giỏi xuất sắc của trường. Không chỉ tôi mà cả gia đình tôi luôn thấy biết ơn và trân trọng những công ơn to lớn mà cô dành cho tôi.
Bước sang năm học lớp năm, tuy không còn được cô chủ nhiệm nữa nhưng tôi vẫn thường xuyên gặp cô, chào hỏi và chia sẻ việc học tập cũng như cuộc sống với cô. Cô luôn cho tôi những lời khuyên đắt giá để tôi hoàn thiện bản thân mình. Cuối năm lớp năm, gia đình tôi lại quyết định chuyển về bắc, về quê hương để sinh sống. Tôi còn nhớ ngày hôm đó bố tôi lên trường xin cho tôi nghỉ học và chuyển đi, tôi xin bố nán lại một chút rồi chạy ùa xuống lớp học cô đang dạy, ôm cô khóc như mưa để nói lời chia tay cô. Tôi nhớ mãi giọt nước mắt nóng hổi của cô lăn dài trên trán tôi. Cô làm tôi cảm thấy ấm áp như tình mẹ.
Nhiều năm qua đi, tuy chưa có cơ hội gặp lại cô nhưng những lời cô dạy và sự ân cần, trìu mến của cô vẫn luôn tồn tại như mới ngày hôm qua trong kí ức của tôi. Những tình cảm, sự quan tâm của cô sẽ cùng tôi đi hết cuộc đời và nhắc nhở tôi sống tốt va khắc ghi hình ảnh cô giáo vào trong trái tim.
Câu 3:
Cuộc sống luôn dành tặng chúng ta những bất ngờ, có sự bất ngờ mang đến niềm vui, có bất ngờ lại đem theo nỗi buồn. Nếu gặp gỡ là khởi đầu tươi vui, thì sự chia ly lại đong đầy tiếc nuối. Ngày chia tay Phương Chi – bạn thân của tôi lên đường ra nước ngoài, lòng tôi cũng nặng chịu tiếc nuối. Nhìn chiếc máy bay cất cánh trên bầu trời xanh, những kỉ niệm về Phương Chi chợt ùa về, bạn ấy sống mãi trong lòng tôi.
Tôi và Chi quen nhau từ những ngày còn chưa biết nói, sinh cùng ngày, tại cùng bệnh viện trong thành phố. Nhà hai đứa ở cạnh nhau, từ khi cất tiếng khóc chào đời đến khi lớn lên thân thiết hơn cả chị em ruột thịt. Mọi người trong khu nhà chúng tôi đã quen thấy hai cô nhóc, một đứa cao một đứa thấp ngày ngày đi cùng nhau. Phương Chi xinh xắn, đáng yêu nhưng thấp hơn tôi nửa cái đầu, dáng người nhỏ nhắn, da trắng bóc. Khuôn mặt trái xoan nhỏ xíu, mắt đen láy và hai bím tóc đuôi sam hay lắc qua lắc lại. Cô bạn có hai cái răng khểnh, cười lên rất duyên.
Chúng tôi đều là hai đứa con gái vui vẻ mà nghịch ngợm, bố mẹ hai đứa đều bảo hai đứa con gái chúng tôi cùng phá còn hơn cả hai ông anh trai trong nhà. Chơi cùng nhau từ bé đến lớn, học cũng ngồi cạnh nhau, chúng tôi hiểu nhau còn nhiều hơn bố mẹ. Chi thân thiện, tốt bụng, ở trường là trò giỏi, về đến nhà dù nghịch nhưng vẫn là con ngoan, biết nghe lời và giúp đỡ bố mẹ, anh trai. Đối với bạn bè, Chi luôn hết lòng, sẵn sàng giúp đỡ. Có lẽ vì vậy mà chúng tôi như hình với bóng, Chi luôn quan tâm, chăm sóc tôi như chị em ruột.
Mỗi lần nhớ đến Chi là tôi lại nhớ tới kỉ niệm về cơn mưa năm chúng tôi học lớp 5. Hôm ấy, trời trong xanh nhưng mẹ lại giục tôi mang áo mưa, mẹ bảo trời báo buổi tối sẽ mưa đấy. Tôi không tin, bướng bỉnh dắt xe sang gọi Chi đi học, thầm nghĩ trời đẹp như vậy, chắc chắn là chương trình dự báo sai rồi. Tôi và Chi tung tăng đến trường, cùng nhau học tập và vui đùa như mọi khi. Tiếng trống tan trường vừa vang lên thì trời đổ mưa to, nhìn cơn mưa nặng hạt, tôi tự hối hận đã không nghe lời mẹ. Bố mẹ đều đi làm về muộn, anh trai cũng thế sẽ không có ai đến đón tôi.
Tôi đứng tần ngần dưới mưa, Phương Chi ngó thấy tôi không có áo mưa, ánh mắt hiện rõ lo lắng, tôi vội bảo:
- Cứ về thôi, cậu mặc áo mưa vào, tớ ra lấy xe rồi về. Trời không tạnh đâu mà nhà cũng gần, đạp xe một lát là về đến rồi.
Chi không ngần ngại đưa áo mưa cho tôi, tôi không nhận, hai đứa giằng co mãi,cuối cùng Chi kiên quyết hai đứa cùng đội mưa về nhà. Thế là giữa trời mưa như trút nước, chúng tôi đem cặp sách bọc kĩ trong áo mưa, đầu không đạp xe về nhà. Mọi người xung quanh cứ nhìn chằm chằm vậy mà Chi vẫn vừa đi vừa hát, cô bạn lạc giọng trong tiếng mưa làm tôi vừa đạp xe vừa cười. Dù mưa lạnh, chúng tôi run cầm cập mà miệng vẫn cười tươi rói, lần đầu tiên hai đứa cùng nhau đạp xe dưới mưa như vậy,
Lần đó, tôi và Chi đều bị ốm, cả tuần sau mới khỏi, bố mẹ quở trách mãi còn chúng tôi thì thấy rất vui vẻ. Kỉ niệm lần đó trở thành kỉ niệm đẹp nhất trong những năm hai đứa chơi với nhau, Chi bảo tôi là người bạn đầu tiên và có lẽ là duy nhất cùng dầm mưa với Chi, tôi rất hanh phúc. Nhưng, bố Chi bất ngờ quyết định sang Mỹ định cư vì công việc của bác ấy, gia đình Chi phải đi theo. Lúc đầu nghe tin, hai đứa tôi buồn lắm, ủ rũ cả ngày. Thời khắc chia tay vẫn đến, chúng tôi trao cho nhau bao nhiêu kỉ vật của nhau, vừa khóc vừa ôm nhau, mếu máo hẹn nhất định phải gặp nhau để cùng đi chơi, cùng dầm mưa dù trong lòng biết rõ, chờ đến khi ấy hẳn phải còn rất lâu. Cách nhau nửa vòng Trái Đất, không biết đến khi nào mới có dịp gặp nhau, một năm được một lần đã là quý giá.
Chi sang Mỹ, mang theo tình cảm và những kỉ niệm tươi đẹp của hai chúng tôi. Trong lòng tôi, Phương Chi mãi mãi là cái tên xinh đẹp nhất, là người bạn đáng quý nhất trong cuộc sống của tôi. Dù bao lâu sau mới có thể gặp nhau, Phương Chi vẫn là người bạn sống mãi trong lòng tôi.