Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 11:31

Tham khảo

 Tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với Cách mạng Việt Nam

- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và sự ra đời của nước Nga Xô viết đã tác động sâu sắc tới sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, mở đầu quá trình giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam (Nguyễn Ái Quốc đã từng nhận xét: “trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật...”)

- Sự bùng nổ, quá trình phát triển và giành thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam. Ví dụ như:

Bài học về vai trò lãnh đạo cách mạng: cách mạng muốn thành công cần có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã khẳng định: “lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng, vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”).

Bài học về lực lượng cách mạng: trong lực lượng toàn dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Cách mệnh Nga dạy chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải lấy công nông làm gốc”.

Bài học về phương pháp cách mạng: sử dụng bạo lực cách mạng và chú trọng đến việc tạo thời cơ và chớp thời cơ cách mạng.

Bình luận (0)
Cam Ngoc Tu Minh
13 tháng 8 2023 lúc 12:54

Tham khảo

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Chiến tranh thế giới thứ nhất (WWI) là một cuộc xung đột quân sự toàn cầu bắt đầu vào ngày 28 tháng 7 năm 1914 và kết thúc vào ngày 11 tháng 11 năm 1918. Cuộc chiến được coi là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, và có tác động sâu sắc đến sự phát triển của các chính phủ, xã hội và nền kinh tế toàn cầu.

Cuộc chiến bắt đầu khi Áo-Hung tuyên chiến với Serbia sau vụ ám sát Thái tử Franz Ferdinand của Áo-Hung và vợ Sophie. Các cường quốc châu Âu nhanh chóng tham gia chiến tranh, và chỉ trong vòng vài tháng, cuộc xung đột đã lan rộng khắp châu Âu và các lục địa khác.

Cuộc chiến diễn ra trên nhiều mặt trận khác nhau, và là một cuộc chiến tranh quy mô lớn và tàn khốc nhất cho đến thời điểm đó. Hàng triệu người đã chết trong cuộc chiến, và nhiều thành phố và làng mạc đã bị phá hủy.

Cuối cùng, cuộc chiến kết thúc với chiến thắng của các cường quốc Đồng minh, bao gồm Anh, Pháp, Nga và Hoa Kỳ. Cuộc chiến đã dẫn đến sự sụp đổ của Đế chế Đức, Đế chế Áo-Hung và Đế chế Ottoman. Nó cũng dẫn đến sự hình thành của Liên Hợp Quốc, một tổ chức quốc tế được thành lập để ngăn ngừa các cuộc xung đột tương lai.

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Cách mạng tháng Mười Nga là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra ở Nga vào năm 1917. Cuộc cách mạng đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ quân chủ Nga và sự thành lập của Liên Xô, một quốc gia cộng sản.

Cách mạng tháng Mười bắt đầu vào ngày 25 tháng 10 năm 1917, khi những người Bolshevik, một đảng cộng sản do Vladimir Lenin lãnh đạo, chiếm lấy Cung điện Mùa Đông ở Petrograd (nay là Saint Petersburg). Chính phủ lâm thời Nga, được thành lập sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, đã bị lật đổ.

Sau Cách mạng tháng Mười, Lenin và những người Bolshevik đã thành lập Liên Xô, một quốc gia cộng sản. Liên Xô trở thành một cường quốc toàn cầu, và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của lịch sử thế giới trong thế kỷ 20.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
8 tháng 4 2017 lúc 15:34

- Người da đỏ đã sống ởCu Ba. Đến năm 1492, Cô-lông (1451-1506) đã tới hòn đảo này và tổ chức khai khẩn đất đai cho tây Ban Nha. Trước thế kỷ VIII, khi nô lệ da đen chưa được đưa tới để canh tá các đồn điền mía, sự phát triển diễn ra chậm. Cuộc chiến tranh giành độc lập đầu tiên (1868-1878) đã không thành công. Mỹ can thiệp vào cuộc khởi nghĩa thứ hai (1895-1898) do Hô-xê Mác-ti và Ma-xi-ô lãnh đạo buộc Tây Ban Nha phải từ bỏ hòn đảo này và công nhận nền độc lập của Cu Ba (1902). Tuy nhiên, nền độc lập vẫn chưa được khẳng định sau hai giai đoạn thống trị của Mỹ (1899-1901 và 1906-1909). Năm 1933, Xan Mác-tin làm đảo chính, thành lập chính phủ cấp tiến. Năm 1934, Mỹ và Ba-ti-xta buộc Xan Mác - tin từ chức. Năm 1952 Ba - ti- xta làm đảo chính và xây dựng một Chính phủ độc tài thân Mỹ.

Trong thời kỳ kế tiếp nhau của các Chính phủ tham nhũng, đa số người Cu Ba chịu sự đói nghèo thảm hại. Năm 1959, nền độc tài của Phun-gen-xi-ô Ba-ti-xta đã bị lực lượng cách mạng dân tộc, đứng đầu là lãnh tụ Phi-đen Ca-xtrô của Đảng cộng sản Cu Ba hướng vào cuộc đổ bộ của các phần tử lưu vong Cu ba, do Mỹ ủng hộ, vào vịnh Con Lợn của Cu Ba đã bị thất bại. Năm 1962, quan hệ giữa Cu Ba và Mỹ trở nên căng thẳng khi Liên Xô đặt các tên lửa ở Cu Ba, vì Mỹ cho rằng việc đặt tên lửa này đe doạ nền an ninh của nước Mỹ. Cu Ba ủng hộ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, dân chủ và tiến bộ ở khắp châu Mỹ-la-tinh và thế giới.

Hòn đảo tự do Cu Ba chỉ cách nước Mỹ chưa đầy một năm hải lý, luôn luôn là cái gai trước mặt những nhà cầm quyền Hoa Kỳ và bọn phản động người Cu Ba lưu vong trên đất Mỹ. Vì vậy, ngoài việc thực hiện chính sách bao vây, cấm vận gần bốn chục năm qua, Hoa Kỳ đích thân hoặc khuyến khích bọn phản động người Cu Ba tìm mọi cách phá hoại cuộc sống yên lành của nhân dân Cu Ba, mưu toan ám sát lãnh tụ Phi-đen Ca-xtrô (không dưới ba ngàn lần). Hiện nay, Mỹ vẫn còn chiếm trái phép hòn đảo Goan-tê-na-mô của Cu Ba.

Mặc dù khó khăn, nhưng nhân dân Cu Ba vẫn vững vàng đi theo con đường đã chọn, nêu tấm gương cho ý chí độc lập, tự do, tự lập, tự cường cho các dân tộc trên thế giới.

Hình ảnh về đất nước Cu Ba


Bình luận (0)
Quỳnh Như
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
19 tháng 12 2021 lúc 9:47

Tham khảo
Trình bày nguyên nhân, kết cục, tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai? Liên hệ tình hình thế giới hiện nay? Nhiệm vụ của chúng ta?

Bình luận (3)
Lysr
19 tháng 12 2021 lúc 9:49

TK

* Nguyên nhân gây chiến tranh thế giới : - Những mâu thuẫn về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929-1933) làm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng thêm sâu sắc - Chủ nghĩa phát xít hình thành ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản sau cuộc khủng hoảng kinh tế đã có ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới. - Giữa các nước đế quốc dần dần hinhd thành hai hối đối nghịch nhau, mâu thuần gay gắt với nhau.

* Tính chất cuộc chiến tranh thế giới thứ hai: - Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, khốc liệt nhất và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nhất cho toàn thế giới.

* Kết cục: - Chủ nghĩa phát xít xụp đổ ở Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản. Khối Đồng Minh chiến thắng. - Gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng : + 60 triệu người chết + 90 triệu người tàn tật + Thiệt hại về vật chất khổng lồ - Chiến tranh kết thúc dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

 

Bình luận (0)
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
19 tháng 12 2021 lúc 9:51

Tham khảo 

Chiến tranh thế giới thứ nhất

undefinedundefined Chiến tranh thế giới thứ hai 

undefinedundefined

Bình luận (2)
Hoàng Phi Hùng
Xem chi tiết
nguyễn thu nga
Xem chi tiết
06 Nguyễn Trần Phương Ng...
1 tháng 11 2021 lúc 22:42

gây cho anh nhiều thiệt hại

 

Bình luận (0)
Trang Bùi
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
18 tháng 5 2018 lúc 7:38

Em có thể sưu tầm, tranh ảnh, tư liệu ở trong sách, báo, tạp chí mà em có về di sản văn hóa của Việt Nam và thế giới.

Bình luận (0)
Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
25 tháng 8 2019 lúc 6:59

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
3 tháng 4 2017 lúc 15:31

Trả lời

Em có thể sưu tầm, tranh ảnh, tư liệu ở trong sách, báo, tạp chí mà em có về di sản văn hóa của Việt Nam và thế giới.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Thảo
27 tháng 12 2017 lúc 20:52

Kết quả hình ảnh cho tranh ảnh, tư liệu có nội dung về di sản vằn hoá của Việt Nam và thế giới để trưng bày tại lớp vào giờ học Giáo dục công dân tuần sau

Bình luận (0)
Minamoto Sakura
4 tháng 2 2018 lúc 11:16

DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM

Quần thể Di tích cố đô Huế

Điểm danh 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam - Ảnh 8

Hội nghị lần thứ 17 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Cartagena (Colombia) ngày 11 tháng 12 năm 1993 đã công nhận Khu Di tích cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí: Huế thể hiện là một bằng chứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất mà đỉnh cao của nó vào đầu thế kỷ XIX, và tiêu chuẩn: Quần thể di tích Huế là một ví dụ nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông.

Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của sông Hương chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba vòng thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.

Bên cạnh thành quách cung điện lăng tẩm nguy nga tráng lệ, Huế còn lưu giữ trong lòng nhiều công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với chế độ quân chủ nhà Nguyễn, cách phối trí của các khoảng không gian đã tiến đến đỉnh cao của sự hài hòa trong bố cục.

Ngày nay, Huế trở thành một thành phố Festival tổ chức hai năm một lần. Huế là một di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới. Ngày 7 tháng 11 năm 2003, Âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Các Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại.

Hội nghị lần thứ 17 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Cartagena (Colombia) ngày 11 tháng 12 năm 1993 đã công nhận Khu Di tích cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (iii): Huế thể hiện là một bằng chứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất mà đỉnh cao của nó vào đầu thế kỷ XIX, và tiêu chuẩn (iv): Quần thể di tích Huế là một ví dụ nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông.

Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc...
Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của sông Hương chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba vòng thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.
Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.
Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.
Về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cổ Việt Nam.
Bên cạnh thành quách cung điện lăng tẩm nguy nga tráng lệ, Huế còn lưu giữ trong lòng nhiều công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với chế độ quân chủ nhà Nguyễn, cách phối trí của các khoảng không gian đã tiến đến đỉnh cao của sự hài hòa trong bố cục.
Gần một thế kỷ rưỡi là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết chế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, lại từng là thủ phủ của Phật giáo một thời, bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế còn lưu giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính, an lạc giữa những núi rừng hoang vu u tịch.
Ngày nay, Huế trở thành một thành phố Festival tổ chức hai năm một lần. Huế là một di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới. Ngày 7 tháng 11 năm 2003, Âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Các Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại.

Khu di tích Chăm Mỹ Sơn ( Thánh địa​ Mỹ Sơn )

Điểm danh 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam - Ảnh 6

Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco) ngày 01 tháng 12 năm 1999 đã công nhận Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa. Những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ, và tiêu chí (iii): Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.

Khu di tích Chăm Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 70km về hướng Tây - Tây Nam, cách Trà Kiệu- kinh thành cũ của vương quốc Chămpa xưa 20km về phía Tây.

Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho kiến trúc tôn giáo Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13), các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (Ấn Độ).

Khu Phố cổ Hội An

Điểm danh 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam - Ảnh 5

Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco), ngày 01 tháng 12 năm 1999 đã công nhận Khu Phố cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí là một sự biểu thị vật chất nổi bật của sự hòa trộn của các nền văn hóa vượt thời gian tại một thương cảng quốc tế và là một điển hình nổi bật về bảo tồn một thương cảng châu Á cổ truyền.

Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Đông Nam. Hội An là một trong những đô thị cổ, đến nay vẫn giữ được gần như nguyên vẹn. Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Italia... đã biết đến từ thế kỷ 16 - 17. Hồi đó thương cảng Hội An thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á.

Hội An được bảo tồn tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay với tư cách một khu phố - Thương cảng cổ ở đó có di tích của các bến cảng, các phố cổ, các nhà ở kết hợp cửa hàng của nhân dân, các hệ thống nhà thờ tộc họ, các đình chùa, đền miếu, các hội quán của người Hoa, những ngôi mộ của người Nhật, người Hoa và chiếc cầu mang tên cầu Nhật Bản…Những loại hình kiến trúc phong phú đa dạng đó, cùng với lối sống, phong tục tập quán, lễ hội...của cộng đồng dân cư Hội An còn như tấm gương phản ánh chặng đường dài của quá trình giao thoa, hội nhập, tiếp biến văn hóa, tạo nên một sắc thái văn hóa riêng Hội An vừa mang tính dân tộc, bản địa, vừa có sự hài hòa giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh.

Đến nay, khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ ...và những con đường hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.

Di tích Thành Nhà Hồ

Điểm danh 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam - Ảnh 2

Ngày 27 tháng 6 năm 2011, tại Kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới ở Paris, Cộng hòa Pháp, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức quyết định đưa Di tích Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) vào Danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới.

Là kinh đô của nhà Hồ, Thành được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, còn được gọi là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long - Hà Nội). Sau khi xây thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô. 4 bên mặt thành được bao quanh bằng tường đá với tổng khối lượng đá xây thành khoảng 20.000m3 và gần 100.000m3 đất được đào đắp.

Ngay từ đợt công nhận đầu tiên các di tích có giá trị cao, đặc biệt quan trọng của đất nước vào năm 1962, Di tích Thành Nhà Hồ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp quốc gia. Kể từ đó tới nay, đã có thêm 02 di tích nữa thuộc khu vực này được công nhận cấp quốc gia, là: Đàn Nam Giao và La Thành.

Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ bao gồm 3 di tích nói trên cùng với di tích hào thành, các di tích khảo cổ dưới lòng đất, các làng cổ, các di tích chùa đền, hang động, toàn bộ cảnh quan núi non, sông nước liên quan tới Thành Nhà Hồ.

Quần thể danh thắng Tràng An

Điểm danh 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam - Ảnh 1

Ngày 23 tháng 6 năm 2014, tại Kỳ họp lần thứ 38 của Ủy ban Di sản Thế giới ở thủ đô Doha, Ca-ta, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức Quyết định đưa Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) vào Danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới.

Nằm ở cực Nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 90 km về phía Đông Nam, Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 6.172 ha, vùng đệm có diện tích 6.079 ha, với ba khu vực liền kề nhau là: Di tích quốc gia đặc biệt Cố Đô Hoa Lư, Khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động và Rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư, thuộc địa bàn các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình).

Hòa quyện với cấu trúc và vẻ đẹp của cảnh quan các-xtơ là thảm rừng nhiệt đới nguyên sinh bao trùm khắp cảnh quan, quanh năm có sương sớm, mây chiều, khí núi. Những ngôi chùa, đền, phủ tựa mình bên vách đá với mái ngói cổ kính, rêu phong, thâm trầm tạo ra một yếu tố văn hóa tâm linh, chứa đựng những giá trị bản địa đồng điệu với cảnh quan.

Chính những rặng núi cổ kính, các hang động bí ẩn và nhiều địa điểm linh thiêng của Tràng An đã truyền cảm hứng cho con người qua nhiều thế hệ. Tràng An - một hình mẫu nổi bật về sự tương tác giữa con người và môi trường qua thời gian ở khu vực Đông - Nam Á trải qua hơn 30.000 năm phát triển, là nơi có giá trị lịch sử và văn hóa vô giá, kho thông tin nguyên vẹn về truyền thống cư trú của loài người; là một trong số ít các địa điểm có giá trị ở Đông - Nam Á giữ được các đặc điểm ban đầu mà không bị ảnh hưởng lớn bởi con người và các tác nhân khác.

Bình luận (0)