Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày cách tìm đường đi trên bản đồ truyền thống.
Dựa vào hình 3, 4, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết:
- Trong đời sống hàng ngày, em có thể sử dụng bản đồ số vào những mục đích gì. Cho ví dụ và trình bày cách sử dụng bản đồ đó.
- Cách sử dụng Google Maps để tìm đường trên thiết bị điện tử có kết nối internet.
- Trong đời sống hàng ngày, em có thể sử dụng bản đồ số vào những mục đích:
+ Tìm đường đi;
+ Tiếp cận các dịch vụ xung quanh nơi mình đến: các địa điểm ăn uống, cây ATM, trạm xăng, trạm xe buýt và các phương tiện giao thông khác,…
+ Chia sẻ kiến thức về các tuyến đường, địa điểm ưa thích hoặc hướng dẫn đường đi cho người khác.
+ Lưu địa chỉ nhà và trường học hay nơi làm việc, thu phóng bản đồ, xem bản đồ nguoaji tuyến, sử dụng giọng nói để điều hướng,…
=> Ví dụ: Cách tìm đường đi từ nhà đến trường thông qua sử dụng Google Maps.
+ Bước 1: Sử dụng điện thoại thông minh có kết nối internet, mở ứng dụng Google Maps (Nhớ mở định vị).
+ Bước 2: Nhập địa chỉ trường học.
+ Bước 3: Nhấn tìm kiếm.
- Cách sử dụng Google Maps để tìm đường trên thiết bị điện tử có kết nối internet (tương tự ví dụ trên).
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ trên thế giới.
- Kể tên các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 3 (Đường sông, hồ) và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
* Tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ trên thế giới
- Tình hình phát triển:
+ Phát triển từ rất sớm.
+ Nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ.
+ Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.
- Phân bố:
+ Một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như: sông Ða-nuýp, Rai-nơ ở châu Âu; sông Trường Giang, Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi, A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi.
+ Các quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ: Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa.
* Các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam
- Ở Việt Nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,…
- Trên thế giới: sông Von-ga, sông I-ê-nit-xây, sông Ô-bi ở Liên bang Nga; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi,…
* Tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ trên thế giới
- Tình hình phát triển:
+ Phát triển từ rất sớm.
+ Nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ.
+ Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.
- Phân bố:
+ Một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như: sông Ða-nuýp, Rai-nơ ở châu Âu; sông Trường Giang, Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi, A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi.
+ Các quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ: Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa.
* Các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam
- Ở Việt Nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,…
- Trên thế giới: sông Von-ga, sông I-ê-nit-xây, sông Ô-bi ở Liên bang Nga; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi,…
Em hãy trình bày cách tìm đường đi từ nhà em đến trường bằng bản đồ truyền thống hoặc bằng bản đồ số.
* Gợi ý tham khảo:
Sử dụng điện thoại, laptop, máy tính bảng,… có kết nối internet, vào hệ thống định vị GPS để xác định đường đi.
Dựa vào bảng 26.4, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày sự phân bố lâm nghiệp trên thế giới.
Phân phân bố lâm nghiệp trên thế giới:
- Trên thế giới có khoảng 4,06 tỉ hecta rừng với độ che phủ 31%, nhưng phân bố không đều giữa các quốc gia.
- Các quốc gia có diện tích rừng trồng đứnng đầu thế giới là: Liên bang nga (815,3 triệu ha), Bra-xin (496,2 triệu ha), Ca-na-đa (346,9 triệu ha), Hoa Kỳ (309,8 triệu ha), Trung Quốc (219,9 triệu ha).
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân em hãy trình bày cơ cấu ngành công nghiệp theo các cách phân loại khác nhau.
Cơ cấu ngành công nghiệp theo các cách phân loại khác nhau:
- Theo tính chất tác động đến đối tượng lao động (2 nhóm chính): công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
- Theo công dụng kinh tế của sản phẩm: công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất và công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng.
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày khái niệm quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí.
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.
Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài em hãy:
- Xác định trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.
- Phân tích đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta.
Tham khảo
Đặc điểm sông ngòi:
-Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước, chủ yếu là sông nhỏ.
-Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung, một số sông chảy theo hướng tây - đông,...
-Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phân hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn, do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 70 ~ 80% tổng lượng nước cả năm.
-Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m)/năm) và lượng phù sa khá lớn (tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm).
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày đặc điểm ngành công nghiệp.
Đặc điểm ngành công nghiệp:
- Sản xuất công nghiệp gắn với máy móc, gồm nhiều công đoạn phức tạp.
- Các cuộc cách mạng công nghiệp với tác động của công nghệ số làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành công nghiệp và hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp.
- Sản xuất công nghiệp có sự tập trung hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa.
- Ngày càng tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Sản xuất công nghiệp ngày càng chú trọng đến bảo vệ môi trường.
Dựa vào thông tin trong mục a và hình 34.1, 34.2, 34.3, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố giao thông vận tải đường ô tô trên thế giới.
Hình 31. Bản đồ mạng lưới đường ô tô và đường sắt trên thế giới, năm 2019
* Tình hình phát triển giao thông vận tải đường ô tô trên thế giới
- Ưu thế: tiện lợi, cơ động và dễ kết nối với các loại hình vận tải khác.
- Tổng chiều dài không ngừng tăng, từ 27 803,8 nghìn km (2000) lên 38 016,5 nghìn km (2019).
- Số lượng phương tiện vận tải ngày càng tăng.
- Các quốc gia đã và đang hướng tới phát triển các phương tiện thân thiện với môi trường, giao thông thông minh.
* Phân bố giao thông vận tải đường ô tô trên thế giới
- Mạng lưới đường ô tô phân bố rộng rãi khắp trên thế giới trừ những vùng vĩ độ cao, băng tuyết bao phủ quanh năm.
- Mật độ và chiều dài đường ô tô phân bố rất khác nhau giữa các châu lục:
+ Mạng lưới dày đặc và tỉ trọng chiều dài đường ô tô lớn nhất thuộc về châu Á (với 42,1% năm 2019).
+ Tiếp đến châu Mỹ với 29,8 %, mật độ đường ở Nam Mỹ dày hơn so với Bắc Mĩ.
+ Châu Âu chiếm 17,7%, Châu Phi 7,8%, châu Đại Dương 2,6 % (chủ yếu ở ven biển phía nam lục địa Ô-xtrây-li-a).
- Các quốc gia có chiều dài đường ô tô lớn nhất thế giới là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Liên bang Nga. Riêng các quốc gia này đã chiếm ½ tổng chiều dài đường bộ của thế giới.